Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương,đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.Đúng với câu ca dao,tục ngữ mà nhân dân ta thường khuyên răn nhau:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,người trong một nước thì thương nhau cùng.".Câu nói đó như một lời nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái,giúp đỡ lẫn nhau.
Ở đây,nghĩa đen:"Nhiễu điều" là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá;"giá gương"là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa.Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không có gì đặc sắc.Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng rực rỡ,vừa uy nghiêm.Tấm "nhiễu điều"giữ cho gương sáng mãi,khói bị ố mờ vì bụi,còn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn tươi sáng mãi.Chính nhờ bao phủ,chở che cho nhau mà cả hai trở nên có giá trị,tôn vinh thêm nét đẹp.
Nghĩa bóng ở đây:từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó,người xưa muốn nêu lên một lời khuyên:Là người trong một nước ta phải biết yêu thương,đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau,nhất là trong lúc hoạn nạn,khó khăn.Đây chính là chân lí sâu xa,phương châm sống cho mỗi con người chúng ta.
Về mặt tình cảm:Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử,cùng chung một tổ tiên,nói cùng một thứ tiếng "mẹ đẻ",cùng phong tục tập quán...không khác gì anh em trong một nhà.Về mặt lí trí,không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng,phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau,cùng nhau gắn bó,đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.Đây là cách sống,là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước,đoàn kết,yêu thương,đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù,đoàn kết,yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt.Chính nhờ tinh thần "lá lảnh đùm lá rách","miếng khi đói bằng gói khi no"của người trong một nước nên đất nước ta,dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.Yêu thương,giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ tấm lòng chân thành,tự nguyện,tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp,đáng trân trọng.Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.
Câu ca dao mãi mai là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.Tình cảm yêu thương,đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẹ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.
Từ 60 năm trước người ta biết đến VN một quốc gia lạc hậu nghèo đói và non trẻ nhưng đã phải bước vào chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ. Có người đã tự hỏi: " Tại sao VN lại dành chiến thắng trong khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ là hai cường quốc mạnh bậc nhất trên thế giới? Và câu trả lời thì thật là giản đơn vì nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của một cộng động. Tinh thần đó đã được thể hiện qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào? Từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm nhiễu điều (loại vải đỏ mền, mịn) bao phủ chiếc giá gương phía trong trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống. Mỗi người Việt dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”. Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có truyền thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Như các bạn biết đấy, cuộc đời người nào có phải ai cũng suôn sẻ, cũng thuận lợi. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, khó lắm các bạn ạ! Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng nhưng trong văn thơ đâu đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó thì không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu thương của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu thương cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao. Ngoài ra như một chân lí, sự che chở đùm bọc còn làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời là vòng xích sẽ đứt. Nghĩa là một con người không biết gắn kết thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu. Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng mình sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để hơn 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.
Từ 60 năm trước người ta biết đến VN một quốc gia lạc hậu nghèo đói và non trẻ nhưng đã phải bước vào chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ. Có người đã tự hỏi: " Tại sao VN lại dành chiến thắng trong khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ là hai cường quốc mạnh bậc nhất trên thế giới? Và câu trả lời thì thật là giản đơn vì nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của một cộng động. Tinh thần đó đã được thể hiện qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào? Từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm nhiễu điều (loại vải đỏ mền, mịn) bao phủ chiếc giá gương phía trong trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống. Mỗi người Việt dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”. Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có truyền thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Như các bạn biết đấy, cuộc đời người nào có phải ai cũng suôn sẻ, cũng thuận lợi. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, khó lắm các bạn ạ! Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng nhưng trong văn thơ đâu đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó thì không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu thương của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu thương cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao. Ngoài ra như một chân lí, sự che chở đùm bọc còn làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời là vòng xích sẽ đứt. Nghĩa là một con người không biết gắn kết thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu. Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng mình sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để hơn 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.
bạn ơi. bạn có thấy bài nào ko chép mạng mà đề này ko cho mình đi ạ. mình đang cần gấp 1 bài tự viết ak. bạn có thấy bạn nào viết bài này thì coppy cho mình xin. mình tìm nảy giờ mà ko thấy ấy.thanks bạn
- Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa vào lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.
Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.
Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Yêu thương, giúp đỡ người cùng dân tộc là những truyền thống vốn có, tốt đẹp của người dân Việt Nam xưa. Từ ngàn xưa, trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhân dân ta phát huy lòng yêu nước, thương nòi của mình, để rồi làm nên một trang lịch sử vẻ vang như ngày nay. Chúng ta là người cùng dân tộc, cùng chảy trong mình một dòng máu đỏ tươi, cùng chung nguồn gốc - con rồng cháu tiên, vì vậy chúng ta phải biết che chở, giúp đỡ cho nhau. Cũng như tấm vải điều quí giá kia vậy, nó đã lấy mình phủ trên giá gương, tôn lên vẻ đẹp cho gương, khiên hai vật này đều trở nên có giá trị. Thật hạnh phúc, vui sướng biết bao khi ta biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xunh quanh. Tiếng hát ấy, lời ca ấy đã vang vọng trong tim mỗi con người Việt Nam, trở thành một nguồn sức mạnh to lớn, vô hạn đủ để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược; bảo vệ đất nước, quê hương, dân tộc(1). Ngày nay, khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ, đất nước được hòa bình, nhưng truyền thống tốt đẹp đó vẫn được lưu truyền, gìn giữ. Các anh chị sinh viên tích cực tham gia các phong trào vì người dân, như: quyên góp tiền ủng hộ người nghèo, thu dọn rác ở những khu công cộng, tình nguyện hiến máu, ...(2). Các bác nông dân không quản khó nhọc, ngày ngày gắn mình với đồng ruộng, để làm nên hạt gạo cho ta ăn. Ai ai cũng mang trong mình tinh thần vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Tình yêu thương, đùm bọc đồng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta từ ngàn xưa mà ngày nay vẫn được lưu truyền, gìn giữ.
(1) câu phủ định
(2) câu khẳng định
Hok tốt!
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biển là câu ca dao:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
"Giá gương" là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy đã phai màu ghi một vài nét về tiểu sử và công đức của người đang được thờ cúng. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.
"Nhiễu điều" là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa...) màu đỏ thắm (điều). Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp, lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ "phủ" trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn... của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình.
Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ so sánh đến khái quát, nhân dân ta đã lấy hình ảnh ''Nhiễu điều phủ lấy giá gương" để qua đó, nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam giữ gìn và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc.
Bài học mà câu ca dao nêu ra thật sâu sắc, thấm thía.
Tại sao "Người trong một nước phải thương nhau cùng?" - Người trong một nước cùng chung cội nguồn, nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Họ có chung một nền văn hoá lâu đời, chung lịch sử, chung một mẹ Việt Nam yêu quý. Dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày. Ba-na hay Ê-đê, v.v... nhưng vẫn là anh em xa gần, anh cm trong đại gia đình Việt Nam, có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó, chung một Thủ đô Hà Nội và chung một cơ đồ Việt Nam. Huyền thọai 'Trăm trứng", truyện cổ tích "Quả bầu” làm cho mỗi người chúng ta bồi hồi xúc động, biểu cảm sâu sắc lời ca "Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc ấp ủ trong tim ta tình làng nghĩa xóm, lòng yêu nước thương nòi thắm thiết bao la. Nó nhắc nhở ta biết chia ngọt sẻ bùi với nhau, biết yêu thương đùm bọc nhau. Nó cho ta niềm tin về sức mạnh nòi giống, về lòng tự hào dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Cả cộng đồng người Việt Nam đoàn kết yêu thương cùng đi lên phía trước, xây dựng đất nước phồn vinh.
Tình yêu thương, đùm bọc đồng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta. Cây có cội, nước có nguồn, chim có tổ, người có tông. Câu ca dao-sau đây mỗi lần đọc lên, là người Việt Nam ai mà chẳng bồi hồi:
"Ai về Phú Thọ cùng ta,
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba mồng Mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ TỔ mồng Mười tháng Ba".
Dù sống ờ miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha hương,... tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Việt Bắc. Tây Bắc là cái nôi của cách mạng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng "hạt muối cắn đôi" với anh bộ độ Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Trung hiếu, nhân nghĩa là nền tảng của đạo lí. Chữ hiếu là đạo làm con. Chữ trung là đạo làm người, làm dân. Trong mối quan hệ xã hội, con người phải sống tình nghĩa, thuỷ chung. Tình người, tình đồng bào là thiêng liêng cao cả "Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể: nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực... cho nhau khi gặp thiên tai địch họa. Đồng bào vùng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Việt Bắc bị lũ lụt tàn phá thì đồng bào cả nước hướng về, ra sức giúp đỡ, chi viện. Họat động của các Hội Việt kiều đã thắt chặt ba, bốn triệu người Việt đang sinh sống làm ăn ờ nước ngoài gắn bó với quê hương là một biểu hiện cao đẹp nâng cao tình cảm dân tộc.
Nghĩa tình của đồng bào ta thật sâu sắc, đẹp đẽ, ca dao, dân ca có bao bài hay ngợi ca:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng "
Nhân dân ta nhân hậu, sống trọn vẹn nghĩa tình. Yêu nước, thương nòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,... là vẻ đẹp tâm hồn. là đạo lí của dân tộc. Câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam. Với tình thương mà tổ tiên ta đã xây đắp nên nền Văn hiến Đại Việt lâu đời. Với tình thương mà nhân dân ta ngày nay đang xoá bỏ hận thù quá khứ, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. hướng vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh". Hạnh phúc, ấy là tình thương. Đạo lí làm người, ấy là nhân hậu, ấy là tình thương.
Trong cuộc đời của mỗi con người thì có lẽ thời gian đẹp nhất chính là tuổi thơ và tôi cũng vậy. Tuổi thơ của tôi cũng như bao người khác cũng vui chơi, cũng có bạn bè, cũng có nhưng kỉ niệm thât đẹp ... Nhưng có lẽ sẽ không bao giờ quên đc 1 kỉ niệm đã làm tôi nhớ mãi.
Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đươc kỉ niệm ấy, một kỉ niệm buồn nhưng tôi không sao quên được. Khi ấy tôi có 1 cô bạn thân, có thể nói là thân lắm. Nhưng con nít thì vẫn có những lúc giận hờn vu vơ rồi lại làm lành. Tôi nhớ có 1 lần bạn ấy vô tình làm hư con búp bê mà tôi thích nhất đã cho bạn mượn hôm trước và cũng đã xin lỗi nhưng vì quá thích con búp bê ấy nên tôi quá nên tôi đã giận bạn ấy. Cũng 1 thời gian khá dài chúng tôi không nói chuyện với nhau, thực ra thì lúc ấy tôi buồn lắm nhưng những suy nghĩ trẻ con của tôi là bạn ấy sai thì phải năn nỉ mình chứ. Sau đó tôi đã suy nghĩ về hành động của mình nhưng vẫn cho là mình đúng. Rồi mẹ tôi thắc mắc là vì sao 2 đứa chúng tôi không cùng đi chơi nữa và tôi đã kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ tôi nói rằng :"Con cũng biết là bạn ấy không có cố ý rồi mà,vì sao còn giận bạn ấy nữa. Dù sao thì bạn ấy cũng đã xin lỗi con rồi mà". Tôi đáp lại mẹ " Con không biết nữa nhưng có thể là bạn ấy ghen tị vì con có 1 con búp bê đẹp nên đã làm hư nó". Mẹ tôi từ tốn khuyên " Nếu bạn ấy ghen tị với con thì đã không cần xin lỗi con mà phá hư xong thì thôi ". Lúc ấy tôi vẫn khăng khăng cho rằng mình làm đúng và mẹ nhẹ nhàng nói " Trong cuộc sống không ai không phạm sai lầm nhưng quan trọng là họ biết tự nhận ra sai lầm của họ. Cũng như bạn con biết bạn ấy sai và xin lỗi. Còn con, con có biết mình đang sai để nhận ra không ?" Tôi vẫn cãi " Con sai nhưng nếu con xin lỗi thì bạn ấy chắc cũng sẽ không tha cho con đâu". Mẹ đã nói "Con người đều có lòng vị tha con à và mẹ tin rằng bạn ấy sẽ không giận con nữa đâu vì con đã nhận ra sai lầm của mình mà". Sáng hôm sau tôi đã xin lỗi bạn ấy nhưng nghĩ rằng bạn ấy sẽ không tha cho tôi đâu vì tôi đã làm sai mà. Nhưng khi vừa nghe câu xin lỗi của tôi thì bạn ấy đã mỉm cưới và nói " Bạn không có sai, tất cả là do mình. Mình đã làm hư con búp bê của bạn." Tôi chỉ cười và nghĩ thầm những gì mẹ đã nói đúng. Và sau đó chúng tôi lại thân thiết với nhau như ngày nào. Những ngày không đến trường chúng tôi thường cùng nhau ra công viên thả diều, nhay dây,... Nhưng rồi 1 ngày, tai họa cũng đổ lên đâu chúng tôi. Cũng như bao ngày khác, chúng tôi cùng nhau ra công viên chơi ném bóng, lúc ấy bạn ấy lỡ tay ném trái bóng mạnh tay quá nên cũng văng đi khá xa, tôi giận quá đã hét lên " Mình không chơi với bạn nữa, bạn ném mạnh vây sao mình chụp được ?" Và bạn ấy đã chạy ra nhặt trái bóng và 1 chiếc ô tô lao đến tông thẳng vào bạn rồi vọt đi luôn. Lúc ấy tôi hoảng quá không biết phải làm gì và chạy đến bên bạn ấy. Bạn ấy đã mỉm cười và nói với tôi :"Chúng ta mãi là bạn thân nha, tha lỗi cho mình đi. Mình nhặt lại đước bóng cho bạn rồi nè". Nói xong thì bạn nhắm mắt lại và tôi đã nghĩ răng bạn ấy chỉ ngủ quên mà thôi. Tôi gọi mãi mà bạn vẫn không tỉnh dậy rồi mẹ tôi chạy ra gọi tôi về như thường ngày. Tôi kể cho mẹ nghe mọi chuyện và mẹ đã gọi ba mẹ bạn ấy đền rồi đưa tôi về nhà. Mấy ngày sao, không thấy bạn ấy đi học cũng không thấy qua nhà rủ tôi đi chơi. Tôi hỏi mẹ thì mẹ nói :" Bạn ấy đã đến 1 nơi rất xa, xa nơi này nhiều lắm con à". Lúc ấy tôi thầm trách bạn ấy đã đi chơi xa mà không rủ mình, thật quá đáng mà không biết nơi bạn ấy đi chơi có đẹp không nhỉ? Nhưng rồi cái suy nghĩ ấy đã thực sự biến mất trong đầu tôi khi tôi đã hiểu ra rằng, cái nơi xa ấy không là gì khác mà có lẽ là thiên đường vì mẹ tôi đã nói, người tốt nhất định sẽ được lên thiên đường mà.
Cho đến bây giờ,có thể nói tôi đã khôn lớn nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao trên đời này lại có những người quá vô tâm đối với người khác và quá vô tâm đối với bạn tôi, cướp đi sinh mạng của bạn ấy và rồi lao vút đi. Tôi không biết họ có ăn năn, hối hận về nhưng gì đã gây ra cho người khác không nhưng tôi nghĩ sẽ là không. Nếu mọi người trên thê giới này đều không quá vô tâm như vậy thì có lẽ sẽ không phải quá nhiều người phải chết như vây. Giá mà lúc ấy, người lái chiếc ô tô đâm chết bạn tôi dừng lại và đưa bạn ấy vào bệnh viện thì có lẽ bạn ấy đã được cứu sống nhưng mà người ấy đã không làm như vậy. Tại sao lại thế ? Tôi nghĩ bản thân mình phải sống thật tốt và có ý nghĩa vì luôn có 1 thiên thân bên cạnh luôn ủng hộ cho tôi mà. Tôi chỉ có 1 ước muốn là tát cả mọi người đều phải có trách nhiệm trước những việc mình làm vì ai cũng sẽ phạm sai lầm nhưng quan trọng là họ sẽ sửa chữa sai lầm đó như thế nào.
Bác Hồ, vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta luôn quan tâm đến việc rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trong một lần nói chuyện với học sinh, Bác đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Lời dạy của Bác đã khắc sâu trong tâm hồn, -trí tuệ thế hệ trẻ, trụ lại mãi với thời gian. Cho đến bây giờ lời dạy của Bác vẫn vang vọng trong tâm hồn mọi người. Muốn hiểu rõ ý nghĩa lời dạy của Bác. Trước hết ta phải hiểu khái niệm “đức” và “tài”. Theo em, nói về tài là nói về trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực. “Tài” là khá năng hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao, giải quyết tốt mọi khó khăn xảy ra và luôn sáng tạo trong việc làm. “Đức” là đạo đức, là tinh thần hết lòng phục vụ nhân dân, là cần, kiệm, liêm, chính, dũng cảm khắc phục khó khăn, chịu đựng mọi gian khổ và luôn luôn sống với phương châm: “Mỗi người vì mọi người”.
Từ khái niệm “tài” và “đức”, từ yêu cầu của cuộc sống. Bác đã đưa ra kết luận: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Một con người có tài mà không có đức thì con người đó không có ích cho cuộc sống. Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, em đều thấy lời dạy của Bác hoàn toàn đúng, nó thể hiện cách đánh giá giá trị của con người. Có tài, có hiểu biết, có kinh nghiệm nhưng lại không mang sự hiểu biết đó phục vụ nhân dân. làm đẹp giàu cho đất nước thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Một người có tài mà chỉ thu vén cho lợi ích cá nhân thì người đó cũng trở thành người vô dụng mà thôi. Mặt khác, con người có tài mà làm việc xấu, trái với đạo đức, trái với lương tâm thì không những chỉ là vô ích mà còn có hại, cái tài ớ đây không đáng được trân trọng nữa. Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còn gặp khó khăn rất nhiều. Nó đòi hỏi phải có nhiều người có tài, có đức. Song, người có tài chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không mang sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình để tạo ra của cái cho đất nước, thì những con người đó đều là vô ích, cái tài của họ đáng bỏ đi... Thực tiễn cho thấy con người có tài năng càng cao mà không có đạo đức thì tác hại của nó thật to lớn. Một người có tài, trong khi đất nước đang gặp khó khăn, đang cần họ mà họ lại chỉ lo cho cá nhân thì họ không những đã không góp phần làm đẹp cho đất nước mà có khi còn mang lại những thiệt hại to lớn cho đất nước. Bác nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng thật không sai chút nào!
Trong thực tế, từ xưa tới nay đạo đức là phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi con người. Đạo đức, tính cách con người là cái quý nhất. Mất đạo đức, con người khác nào loài vật! Song, không có tài năng thì con người làm việc cũng rất khó khăn, chật vật. Tài năng giúp cho chúng ta hoàn thành tốt mọi công việc. Có đức, muốn phục vụ tốt cho đất nước nhưng tài năng không có thì họ không đạt được những ý muốn cúa mình. Nhiều khi vì không có tài năng, họ đã làm hỏng việc mà làm hại đến cả sự nghiệp chung. Một người cán bộ quản lí hợp tác xã có tinh thần, ý chí và trách nhiệm cao nhưng tài năng kém sẽ làm cho công việc lúng túng, sai sót và vất vả... Trong một nhà máy, người lãnh đạo sống mẫu mực nhưng không có tài thì nhà máy sẽ làm ăn thua lỗ và dẫn đến bờ vực phá sản. Quả thật, ngoài đạo đức, tài năng cũng là một vấn đề rất cần thiết. nó phục vụ cho chính cuộc sống của chúng ta. Vì vậy “tài” luôn luôn đi đôi với “đức”, một người có đức chưa đủ mà còn có cả tài năng và khi chúng ta rèn luyện thì phải rèn luyện cả “đức” lẫn “tài”.
Rõ ràng “đức” và “tài” là hai mặt không thể thiếu nhau đươc trong phẩm chất cùa con người lao động kiểu mới. Hai nhân vật này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau, tạo nên phẩm chất của con người phát triển toàn diện. Từ xưa, các cụ già thường nói: “Tiên học lễ” trước tiên đối với con người phải là vấn đề đạo đức. vấn đề đó là gốc là yếu tố quyết định, “tài” là biểu hiện cụ thể của “đức”, không có khái niệm đạo đức chung chung, tách rời hiệu quả việc làm.
Vì vậy, “tài” và “đức” phải hài hòa trong phẩm chất của con người lao động kiểu mới, giúp họ làm giàu đẹp cho quê hương và đất nước. Anh Hồ Giáo là một hình ảnh điển hình. Anh tận tụy say mê công việc, đem hết tài năng, sức lực của mình vào công việc lai tạo giống bò cho đất nước. Đó là hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đã chọn cho mình cuộc sống cống hiến thầm lặng cho đất nước mặc dù phải xa cuộc sống của con người đô thị, chịu cái giá rét, cô đơn trên ngọn núi cao hai nghìn sáu trăm mét. Với lòng say mê nghề nghiệp, anh đem từng hiểu biết, những kinh nghiệm áp dụng vào việc làm, góp phần không nhỏ vào công cuộc chiến đấu bảo vệ đồng quê xanh tươi của Tổ quốc... Đó cũng chính là hình ánh cô kĩ sư trẻ đã dám rời bỏ cuộc sống, thành thị, dám vứt bỏ mối tình đầu mà cô cho là nhạt nhẽo để đến với vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, đem hết tài năng và sức lực để phục vụ nhân dân và đất nước... Họ là những hình ảnh con người lao động kiểu mới có tài và có đức. Những hình ảnh trên một lần nữa khẳng định được tính đúng đắn trong lời dạy của Bác: Những con người có tài, có đức đều là những con người có ích cho đất nước và cho xã hội. Hình ảnh những con người đó đáng kính trọng và đáng mến biết bao.
Bác Hồ là một tấm gương sáng về tài và đức. Với lời dạy trên, Bác muốn nói với thế hệ trẻ rằng: Con người có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống là con người được tu dưỡng, rèn luyện toàn diện cả về tài và đức. Một nhân cách toàn diện, cao đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và phẩm chất đạo đức... Lời dạy của Bác là kim chỉ nam cho mọi hoạt động rèn luyện của thế hệ trẻ, tạo nên những chuyển biến về chất trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta... Lời dạy đó vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có giá trị thực tiễn nên đã vạch ra được phương hướng tu dưỡng cho mỗi người là phải rèn luyện cả tài lẫn đức để trở thành một con người toàn diện.
Tuy giờ đây Bác Hồ đã đi xa nhưng lời dạy của Bác về tài và đức vẫn vang vọng cho đến tận bây giờ và ngàn đời sau: tài, đức phải được kết hợp hài hòa để tạo nên nhân cách con người mới. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, em thấy mình phải ra sức trau dồi, rèn luyện cả đức lẫn tài để trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất nước, cho cuộc sông.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.
Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống;hãy sống chân thật bằng thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.
Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta,trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.
Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.
Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.
Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.
Tuy câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn xuất hiện đã khá lâu nhưng cho đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.
Bạn tham khảo :
Từ 60 năm trước người ta biết đến VN một quốc gia lạc hậu nghèo đói và non trẻ nhưng đã phải bước vào chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ. Có người đã tự hỏi: " Tại sao VN lại dành chiến thắng trong khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ là hai cường quốc mạnh bậc nhất trên thế giới? Và câu trả lời thì thật là giản đơn vì nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của một cộng động. Tinh thần đó đã được thể hiện qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào? Từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm nhiễu điều (loại vải đỏ mền, mịn) bao phủ chiếc giá gương phía trong trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống. Mỗi người Việt dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”. Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có truyền thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Như các bạn biết đấy, cuộc đời người nào có phải ai cũng suôn sẻ, cũng thuận lợi. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, khó lắm các bạn ạ! Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng nhưng trong văn thơ đâu đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó thì không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu thương của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu thương cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao. Ngoài ra như một chân lí, sự che chở đùm bọc còn làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời là vòng xích sẽ đứt. Nghĩa là một con người không biết gắn kết thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu. Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng mình sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để hơn 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.