K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2016

- Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh hóa học trong tế bào.

- Đặc điểm:

+ Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở các vùng Nam Cực, Bắc cực, các đại dương, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 150C. Các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các riboxom hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp. Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit béo không no nên ở nhiệt độ thấp màng vẫn duy trì ở trạng thái bán lỏng, nếu nhiệt độ trên 200C màng sinh chất bị vở.

+ Vi sinh vật ưa ấm sống trong đất, nước, cơ thể người và gia súc, vsv gây hư hỏng đồ ăn, thức uống, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 20-400C.

+Vi sinh vật ưa nhiệt thường sống ở các đống phân ủ, đống cỏ khô tự đốt nóng và các suối nước nóng. Sinh trưởng tối ưu ở 55-650C, hoạt động của các enzim và riboxom của chúng thích ứng ở nhiệt độ cao. Đa số là vi khuẩn, nấm, tảo.

+ Vi sinh vật ưa siêu nhiệt thường ở vùng nóng bỏng của biển hoặc đáy biển, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 85 – 1100C.

4 tháng 6 2016

- Độ pH ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…

-Vi sinh vật ưa trung tính: sinh trưởng tốt ở pH 6-8, ngừng sinh trưởng ở pH dưới 4 và trên 9 vì các ion H+ và OH- kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào, đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh.

- Vi sinh vật ưa axit: pH 4-6, các ion H+ làm bền màng sinh chất của chúng nhưng không tích lũy bên trong tế bào, do đó pH nội bào vẫn duy trì gần trung tính. Số ít vi khuẩn và đa số nấm ưa axit, 1 số vi khuẩn ở đất mỏ (pH 2-3), suối nóng axit (pH 1-3).

- Vi sinh vật ưa kiềm sinh trưởng ở pH lớn hơn 9, đôi khi 11, có ở các hồ và đất kiềm, chúng duy trì pH nội bào gần trung tính nhờ khả năng tích lũy các ion H+ từ bên ngoài.

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật? A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh...
Đọc tiếp

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật

B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng

Câu 2: Vi sinh vật khuyết dưỡng

A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng

C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng

D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể

Câu 3: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình

A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein

B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein

C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim

D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein

Câu 4: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?

A. Protein, vitamin

B. Axit amin, polisaccarit

C. Lipit, chất khoáng

D. Vitamin, axit amin

Câu 5: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là

A. Chất ức chế sinh trưởng

B. Nhân tố sinh trưởng

C. Chất dinh dưỡng

D. Chất hoạt hóa enzim

Câu 6: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để

A. Tiêu diệt các vi sinh vật

B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật

C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Câu 7: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành

A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng

B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng

C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

Câu 8: Nhu cầu về độ ẩm khác nhau ở các nhóm vi sinh vật khác nhau. Do đó, người ta có thể dùng nước để

A. Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

C. Thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Câu 9: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?

A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp

B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp

C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp

D. Cả A, B và C

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?

A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính

B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

D. Cả A và B

Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?

A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp

B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic

C. Tí Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axir nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật

D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật

Câu 12: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?

A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật

B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật

C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được

D. Cả A, B và C

Câu 13: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?

A. Axit

B. Kiềm

C. Trung tính

D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường

Câu 14: Đường là một chất hóa học. Khi dùng đường để ngâm quả mơ làm nước giải khát, nồng độ đường ở 2 bên màng tế bào vi sinh vật có trong lọ mơ chênh lệch lớn khiến cho nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh làm cho tế bào vi sinh vật không phân chia được. Điều nào sau đây là đúng?

A. Áp suất thẩm thấu thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật

B. Yếu tố hóa học là chất đường đã kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật

C. Ở đây, yếu tố vật lí đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Cả A và C

1
21 tháng 4 2019

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật

B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng

Câu 2: Vi sinh vật khuyết dưỡng

A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng

C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng

D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể

Câu 3: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình

A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein

B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein

C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim

D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein

Câu 4: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?

A. Protein, vitamin

B. Axit amin, polisaccarit

C. Lipit, chất khoáng

D. Vitamin, axit amin

Câu 5: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là

A. Chất ức chế sinh trưởng

B. Nhân tố sinh trưởng

C. Chất dinh dưỡng

D. Chất hoạt hóa enzim

Câu 6: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để

A. Tiêu diệt các vi sinh vật

B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật

C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Câu 7: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành

A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng

B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng

C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

Câu 8: Nhu cầu về độ ẩm khác nhau ở các nhóm vi sinh vật khác nhau. Do đó, người ta có thể dùng nước để

A. Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

C. Thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Câu 9: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?

A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp

B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp

C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp

D. Cả A, B và C

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?

A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính

B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

D. Cả A và B

Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?

A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp

B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic

C. Tí Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axir nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật

D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật

Câu 12: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?

A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật

B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật

C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được

D. Cả A, B và C

Câu 13: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?

A. Axit

B. Kiềm

C. Trung tính

D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường

Câu 14: Đường là một chất hóa học. Khi dùng đường để ngâm quả mơ làm nước giải khát, nồng độ đường ở 2 bên màng tế bào vi sinh vật có trong lọ mơ chênh lệch lớn khiến cho nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh làm cho tế bào vi sinh vật không phân chia được. Điều nào sau đây là đúng?

A. Áp suất thẩm thấu thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật

B. Yếu tố hóa học là chất đường đã kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật

C. Ở đây, yếu tố vật lí đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Cả A và C

23 tháng 3 2023

Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật mở ra nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

10 tháng 3 2018

Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°c. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).

Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mòne bao bọc, thân và rề cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau :

- Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng.

- Đôi với chim, thú, so sánh kích thước cơ thê của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cà Bấc và Nam Bán cầu, thi các cá thê sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ờ nơi ấm áp. Ví dụ : Gấu sông ờ vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.

Ví dụ 3. Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách : chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè..ỗ Người ta chia sinh vật thành hai nhóm :

- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ cùa môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.

10 tháng 3 2018

Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°c. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).

Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mòne bao bọc, thân và rề cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau :

- Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng.

- Đôi với chim, thú, so sánh kích thước cơ thê của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cà Bấc và Nam Bán cầu, thi các cá thê sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ờ nơi ấm áp. Ví dụ : Gấu sông ờ vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.

Ví dụ 3. Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách : chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè..ỗ Người ta chia sinh vật thành hai nhóm :

- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ cùa môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.

17 tháng 12 2017

- Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì: Đa số vi sinh vật là ưa ấm mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp, kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật là nhiệt độ cơ thể.

22 tháng 3 2023

- Vi sinh vật có phạm vi phân bố rộng hơn rất nhiều so với những nhóm sinh vật khác vì:

+ Không chỉ có số lượng lớn và đa dạng về hình thái, vi sinh vật còn có nhiều kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng nhất so với các nhóm sinh vật khác. Chúng có nhiều kiểu dinh dưỡng nên có thể dùng nhiều loại chất khác nhau làm thức ăn. Chúng có thể sống ở nơi rất nóng hoặc lạnh, nơi có hoặc hoàn toàn không có ôxi, nơi có môi trường rất chua hoặc rất kiềm, nơi có áp suất rất lớn thậm chí trên 1000 atm dưới đáy biển sâu, hoặc ở nơi hầu như không có nước, như sâu tới 1 km trong lòng đá.

+ Do kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên chúng có thể phát sinh nhiều biến dị để thích nghi với môi trường sống có sự thay đổi.

+ Tốc độ chuyển hóa nhanh

24 tháng 7 2017

   - Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, độ pH, độ ẩm và các tia tử ngoại ...

   - Người ta thường dùng nhiệt độ cao, tia tử ngoại để thanh trùng, dùng độ pH và độ ẩm để kiểm soát hoạt động của vi sinh vật.

22 tháng 3 2023
Các yếu tố vật lý:

Yếu tố

Ảnh hưởng

Ứng dụng

Nhiệt độ

Căn cứ vào nhiệt độ, vị sinh vật được chia thành các nhóm:

- Vi sinh vật ưa lạnh (dưới 15 độ C)

- Vi sinh vật ưa ấm (từ 20 – 40 độ C)

- Vi sinh vật ưa nhiệt (từ 55 – 65 độ C)

- Vi sinh vật siêu ưa  nhiệt (từ 75-100 độ C)

Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ…, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật.

Độ ẩm

Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.

- Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người.

- Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô.

Độ pH

Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…Dựa vào độ pH của môi trường, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.

- Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật.

- Điều chỉnh độ pH môi trưởng để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi.

Ánh sáng

Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.

Dùng bức xạ điện tử để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật.

Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào)

Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,…

Các yếu tố hóa học:

- Chất dinh dưỡng: Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,...
- Chất ức chế: Một số chất hoá học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:

Chất hóa học

Ảnh hưởng

Ứng dụng

Các hợp chất phenol

Biến tính protein, màng tế bào

Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện

Các loại cồn (ethanol, izopropanol 70% đến 80%)

Làm biến tính protein, ngăn các chất qua màng tế bào

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện

Iodine, rượu iodine (2%)

Oxy hóa các thành phần tế bào

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện

Clo (cloramin, natri hypoclorid)

Oxy hóa mạnh các thành phần tế bào

Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm

Hợp chất kim loại nặng (Ag, Hg…)

Làm bất họat các protein

Diệt bào tử đang nảy mầm

Các aldehyde (formaldehyde 2%)

Làm bất họat các protein

Sử dụng để thanh trùng nhiều đối tượng

Các loại khí ethylene oxide (từ 10% đến 20%)

Oxy hóa các thành phần tế bào

Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

Kháng sinh

Diệt khuẩn có tính chọn lọc

Dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn trong y tế, thú y,…