Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc bao gồm:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.
- Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
Vai trò
• Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế
• Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.
• Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
• Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế,văn hóa, khoa học kĩ thuật
Sau cách mạng Cuba ngày 01 tháng 01 năm 1959, Fidel Castro, một nhân vật bí ẩn đối với Liên Xô, trở thành Thủ tướng trong một nước Cuba mới. Từ sự lãnh đạo mới này, quan hệ giữa 02 quốc gia này đã chuyển thành đối tác chiến lược tin cậy trong khối cộng sản. Sau khi Liên Xô thiết lập lại mối quan hệ với Cuba sau giai đoạn gián đoạn, hàng loạt cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa Cuba và các quốc gia Cộng sản trong năm 1960, mở ra nhiều mối quan hệ mới với Cuba. Việt Nam thiết lập với Cuba vào ngày 2 tháng 12 năm 1960, sau cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và bộ trưởng ngoại giao Cuba Raúl García.
Cuba ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Trong cuộc chiến, Cuba đưa nhiều kỹ sư cầu đường xây dựng lại hệ thống đường xá bị tàn phá nặng nề, đưa các y bác sĩ cùng các loại thuốc men, dụng cụ y tế,... Cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam là nguồn cảm hứng cho nhiều lãnh đạo Cuba, một trong số đó là Che Guevara đã kêu gọi “phải tạo ra hai, ba, nhiều Việt Nam”. Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được kí kết, Fidel đã thăm vùng giải phóng của Việt Nam tại Quảng Trị và nhắc lại tuyên bố "Vì người Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
Chiến tranh biên giới 1979 nổ ra, Cuba tuyên bố ủng hộ Việt Nam chống Trung Quốc bành trướng đồng thời tuyên bố gửi quân sang Việt Nam. Từ giai đoạn 1980-1990, Việt Nam bị cấm vận, Cuba là một trong số ít quốc gia viện trợ thuốc men, vacxin, lương thực cho Việt Nam. Sau khi mở cửa nền kinh tế Việt Nam được phát triển, Việt Nam lại trở thành quốc gia viện trợ cho Cuba, và là quốc gia tích cực kêu gọi Mỹ chống bao vây cấm vận Cuba. Việt Nam tiếp tục viện trợ lương thực, thực phẩm, máy móc, và trang thiết bị. Từ giai đoạn 2010-2020, Cuba mở cửa và cập nhật theo mô hình kinh tế thị trường của Việt Nam.
Tham Khảo
Quan hệ Việt Nam - Cuba là mối quan hệ song phương và mật thiết giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba. ... Tính đến tháng 01 năm 2018, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai ở châu Á đầu tư vào Cuba, sau Trung Quốc.
1,
Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện:
- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.
- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.
- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.
2,
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực:
Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ.
Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau.
Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.
Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện.
Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.
Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện:
- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.
- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.
- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.
2,
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực:
Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ.
Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau.
Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.
Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện.
Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.