K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Thể thơ: 5 chữ

- Ngắt nhịp: chủ yếu sử dụng nhịp 3/2

- Gieo vần chân (nghé - nhẹ, đây - đầy)

=> Nhận xét: thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ phù hợp để diễn đạt nội dung, đồng thời truyền đạt những suy tư của tác giả vào tác phẩm đến người đọc.

28 tháng 2 2023

thể thơ: 5 chữ.

vần: lưng, chân.

nhịp: 2/4

=> khổ thơ thêm chất thiên nhiên, sự chuyển mùa được miêu tả nhẹ nhàng và mạch lạc.

mọi người cho nx bài viết này vs nek Viết cảm nhận của em về bài ca dao:Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói toả ngàn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.                                                                Bài làmBài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh...
Đọc tiếp

mọi người cho nx bài viết này vs nek

 

Viết cảm nhận của em về bài ca dao:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

                                                                Bài làm

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây.Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, ,Không chỉ có vậy tiếng chuông còn làm cho.tác giả như chuyển mình qua mùa thu làm sáng lên tâm hồn của người  đọc một bức tranh đầy màu sắc của mùa thu nhẹ nhàng trong sáng. Vói cành trúc uyển chuyễn sự lay động của nó đã làm rớt đi những cái hạt sương bé nhỏ đầy thơ mộng.

                                                  Gió đưa cành trúc la đà

                                  Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

 

Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Tất cả cảnh đó thoát ra caí cảnh mù mịt mà trở nên sống động, hấp dẫn hơn. Khói sương tan dần, hiện rõ nét hơn. Đó là một bức tranh đầy màu sắc đầy những sức sống mới. Vẽ lên cảnh đẹp tuyệt đỉnh trên mặt gương Tây Hồ làm cho bức tranh thêm bừng sáng. Tô đậm hơn bức tranh mùa thu trong làn sương sớm.. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái ,mặt gương Tây Hồ..

Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Tất cả các hình ảnh ở trong bài thơ được tác gải phô trương một cách mới mẻ, độc đáo như tự hào cảnh đẹp của đất nước mình. Nhấm mạnh cái lịch sữ của Thăng Long

5
8 tháng 10 2016

kcj mk nx thật sự thôi à

7 tháng 10 2016

Bài của bạn khá là ổn về phần viết

Nói chung là cảm nghĩ đã đầy đủ và hay

29 tháng 10 2022

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống

.Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.   Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Cách gieo vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;... kết hợp cùng ngắt nhịp 2/2 tạo nên nhịp điệu gần gũi, thân thuộc cho bài thơ.

- Nhờ cách gieo vần và ngắt nhịp đã góp phần vào việc liên kết các câu thơ, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng càng thể hiện được lời tâm tình, thủ thỉ của hạt mầm, giúp bài thơ càng thêm gần gũi, dễ nhớ, đi sâu vào lòng người đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Ngắt nhịp: Nhịp thơ linh hoạt 3/2, 2/3

- Gieo vần: Gieo vần chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ) trong mỗi khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc, vừa gợi cảm giác vội vã lại vừa muốn chậm lại.

=> Tác dụng: Bài thơ có sự liên kết rõ rệt, mạch lạc trong nhịp điệu, góp phần thể hiện rõ nội dung của văn bản. Thiên nhiên nửa muốn vươn mình chào mùa thu, nửa lại lưu luyến chẳng muốn rời xa mùa hạ.

2 tháng 11 2016

amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ

-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ

-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...

21 tháng 11 2016

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương. Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.

Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.

Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”

*Các bạn giúp mình nhận xét về bài văn này của mình nha ! - Đề : Nêu cảm nghĩ của em về một cảnh đẹp quê hương (Bài mình là nêu cảm nghĩ về cảnh sông Trà Khúc)                                                                                 BÀI LÀM“ Quê hương là con đò nhỏÊm đềm khua nước ven sông ‘’      Quê hương tôi có dòng sông Trà chảy ven . Sông đã...
Đọc tiếp

*Các bạn giúp mình nhận xét về bài văn này của mình nha ! 

- Đề : Nêu cảm nghĩ của em về một cảnh đẹp quê hương (Bài mình là nêu cảm nghĩ về cảnh sông Trà Khúc)

                                                                                 BÀI LÀM

“ Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông ‘’

      Quê hương tôi có dòng sông Trà chảy ven . Sông đã gắn bó với bao người , gắn bó với tôi . Đối với tôi , hình ảnh dòng sông êm ái chảy mỗi ngày thật đẹp biết bao !  

      Ôi ! Sông đẹp quá .Quanh năm , màu nước sông luôn thay đổi nhưng con sông Trà Khúc – con sông luôn đỏ màu phù sa , đỏ màu yêu thương .   Làn nước sông óng ánh , mặt sông như tấm gương khổng lồ , những đám mây cứ hối hả ghé ngang soi mình . Nếu bạn hỏi sông có buồn không thì tôi xin đáp giúp , sông nào có buồn đâu vì sông luôn có bác cây , cô hoa , chú chim bầu bạn bên.  Hai bên bờ , lũy tre xanh lả lơi nghiêng mình ngắm nhìn sông, chim chóc đua nhau chuyền cành ca hót. . Lấp ló dưới tán cây rậm rạp , quê hương Quãng Ngãi của tôi như nằm lặng lẽ để hòa mình cùng với dòng nước .

    Trên sông , tàu thuyền luôn tấp nập . Kìa , đằng những chiếc thuyền chở đầy than , nối theo sau là những chiếc xà lan chở gạch , cát  . Vang vọng giữa dòng nước sông yên ắng là tiếng lưới chài của ngư dân đang tiến vào bờ - hứa hẹn một vụ mùa bội thu . Sóng ở sông không như biển , không ồn ào và tấp nập , sóng ở đây dào dạt , nhẹ nhàng đưa dòng về biển cả  . Nàng sông mới điệu đà làm sao , trong một ngày mà thay biết bao nhiều bộ áo : Sáng sớm , nàng khoác lên mình chiếc áo lụa đào duyên dáng , chốc chốc sang trưa , sông lại thay một chiếc áo the xanh nhũn nhặn . Buổi chiều , sông lại thay áo mới , một chiếc áo vàng lung linh thật kiêu sa . Vậy mà đến đêm , sông lại khoác lên mình chiếc áo tím biếc huyền bí được kết bởi hàng nghìn vì sao . Đứng bên bờ , mùi hương thoảng thoảng của những cây hoa thiên hương làm tôi ngất ngây .   Nhiều lúc tôi thầm hỏi : “Sông ơi ! Sông bắt nguồn từ đâu mà đẹp thế” . Sông như tười cười , dào dạt rung động làn nước đáp lời .  Thỉnh thoảng , một vài nhánh luc bình dập dềnh theo dòng nước mà chẳng biết mình sẽ trôi dạt về đâu .

   Cảnh sông nước nơi ấy đã luôn gắn bó , thân thuộc với tôi , với mọi lứa tuổi ở nơi đây . Nhớ làm sao những ấu thơ cùng lũ bạn rủ nhau đắm mình dưới dòng nước sông tươi mát , ngọt ngào . Nhớ làm sao những ngày hè bất chấp nắng nóng để được cùng bố đi câu cá , bắt lươn . Cảnh vật nơi ấy luôn là nơi lưu giữ những hình ảnh tinh nghịch của tuổi thơ tôi . Sông như là một món quà quý báu của thiên nhiên ban tặng cho chúng ta : con sông ấy ôm ấp thành thố , làng mạc , sông hiền từ cho ruộng đồng phù sa , màu mỡ . Sông như người mẹ hiền dâng tặng đàn con bao nhiêu là thủy sản thơm ngon . Cảnh sông luôn gắn bó , đồng cam cộng khổ , gánh vác khó khăn cũng những người ngư dân . Hương của những giọt mồ hôi đã hòa quyện vào với sông nước nơi đây , vào cỏ cây nơi đây . Con sông Trà Khúc này như một mối liên kết lặng lẽ mà to lớn . Khi những con người đất Quãng Ngải rời xa quê hương của họ , họ chắc chắn sẽ mải nhớ về dòng sông Trà ấy – dòng sông của quê hương . Riêng tôi cũng vậy , nó chính là hình ảnh quê hương thu gọn , nó xáo động trong tâm tư thầm lắng ngọt ngào . Ruộng đồng , đồi núi và dòng sông với vẻ đẹp tự nhiên , nên thơ đã tạo nên một bức tranh hữu tình , thơ mộng – tô điểm cho quê hương . Cũng có thể vì thế , mà phong cảnh hữu tình non nước ấy đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của những người thi sĩ .

      Nhưng rồi mai đây , liệu cảnh sông sẽ vẫn đẹp như thế chứ ! Hay khi mỗi ngày , sông lại phải gồng mình chịu đựng chất thải của những nhà máy công nghiệp thải ra ? Khi những thứ rác nhơ bẩn sẽ lấp đi cái vẻ đẹp thơ mộng , trẻ trung của sông ?

      Dẫu như thế , sông vẫn rất đẹp , vẫn rất kiều diễm trong lòng tôi . Sông gắn bó với những tâm hồn bé nhỏ . Tôi yêu tha thiết sông và mong mọi người hãy biết giữ gìn , bảo vệ để rồi sông sẽ mãi xinh đẹp , trẻ trung như bây giờ . Từ đây , tôi sẽ cố gắng học hành thật tốt để thay đổi , bồi đắp cho dòng sông ấy , cho cảnh sông thêm tươi đẹp .  

Mong các bạn giúp mình gấp nhé ! Mình sắp phải nộp bài rồi !

4
11 tháng 10 2016

Nhận xét chung:

+ Về bài viết tốt về diễn cảm

+ Đúng với yêu cầu của đề bài

+ Nhưng vẫn phải thêm các từ ngữ ( chao ôi, nhớ, ôi........)

+ Bài khá ổn 

hihi

25 tháng 10 2016

hay lắm