Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻė. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chi ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nit. Lão hu hu khó..." ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất băn Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?
=> Truyện ngắn Lão Hạc.
=> Của Nam Cao.
Câu 2. Tìm và chi ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?
=> Tượng hình: móm mém, ầng ậng.
=> Tượng thanh: hu hu
Câu 3. Chép lại và phân tích một câu ghép trong đoạn trích. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép.
=> Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc .
=> Câu trên có ba chủ ngữ là "lão", "đôi mắt lão" và "tôi".
=> Dùng quan hệ từ, dấu câu để nối với nhau.
Câu 4: Tim trong đoạn trích những từ thuộc trường từu vựng bộ phận cơ thể người?
=> Trường từ vựng bộ phận cơ thể người: mặt, đầu, miệng.
Câu 5: Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước", rồi “"hu hu khóc". Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Hãy so sánh và chi ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước.
- Tiếng khóc mang vẻ tiếc nuối, hối hận vì đã bán đi mà chưa suy nghĩ kĩ.
- Ông giáo muốn" òa khóc" lên là để có sự đồng cảm cúng như an ủi lão Hạc.
- Chính ông giáo cũng đã bán đi những quyển sách bao năm gắn kết của mình.
→ Tiếng khóc cùng giọt nước mắt đều mang vẻ tiếc nuối cùng đồng cảm cùng với cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Họ đều là một người sở hữu phẩm chất cao cả, nhưng lại quá liều làm việc chưa nghĩ suy kĩ.
→ Với tác giả, Nam Cao, nước mắt vừa là tội nhục vừa là điều chứng minh phẩm chất cao đẹp: biểu tượng cay đăng hình thương người thương của cũng như nỗi buồn bã khó quên.
Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở
nhiều góc độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu
chuyện về cuộc đời, về những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học thì
số phận con người cũng được quan tâm với nhiều góc độ khác nhau. Như văn học thời kì
trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người cộng đồng. Trong khi đó văn học
hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể. Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán quan tâm, khám phá sâu sắc đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của từng con người, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm bí ẩn
của từng số phận con người. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã
có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo
vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam
Cao xuất hiện với những nét nổi bật rất riêng trong các sáng tác của ông. Có thể nói Nam
Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn
1930 – 1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của
ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa
đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì
những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở
chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã
được khẳng định đúng với giá trị của nó.
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc ông đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong
việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Sống trong xã hội đầy rẫy những rối ren, cám dỗ, một
xã hội xô bồ, sống vì đồng tiền hơn tình người, Nam Cao vẫn giữ cho mình một nhân
cách sống cao đẹp. Và qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn
từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về
cuộc đời ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng
ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện. Và mỗi một truyện của
ông là một chiêm nghiệm đầy triết lý về cuộc đời. Tác phẩm của ông phản ánh được
những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao được nhiều người quan tâm. Đọc truyện
ngắn của Nam Cao viết trước 1945, người đọc sẽ có một cảm xúc rất mạnh khi lắng sâu
suy nghĩ, tuy không làm người đọc rơi nước mắt nhưng lại thấy nỗi đau quặn ở trong
lòng, căng thẳng trong trí óc.
Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở
nhiều góc độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu
chuyện về cuộc đời, về những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học thì
số phận con người cũng được quan tâm với nhiều góc độ khác nhau. Như văn học thời kì
trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người cộng đồng. Trong khi đó văn học
hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể. Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán quan tâm, khám phá sâu sắc đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của từng con người, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm bí ẩn
của từng số phận con người. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã
có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo
vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam
Cao xuất hiện với những nét nổi bật rất riêng trong các sáng tác của ông. Có thể nói Nam
Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn
1930 – 1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của
ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa
đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì
những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở
chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã
được khẳng định đúng với giá trị của nó.
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc ông đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong
việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Sống trong xã hội đầy rẫy những rối ren, cám dỗ, một
xã hội xô bồ, sống vì đồng tiền hơn tình người, Nam Cao vẫn giữ cho mình một nhân
cách sống cao đẹp. Và qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn
từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về
cuộc đời ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng
ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện. Và mỗi một truyện của
ông là một chiêm nghiệm đầy triết lý về cuộc đời. Tác phẩm của ông phản ánh được
những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao được nhiều người quan tâm. Đọc truyện
ngắn của Nam Cao viết trước 1945, người đọc sẽ có một cảm xúc rất mạnh khi lắng sâu
suy nghĩ, tuy không làm người đọc rơi nước mắt nhưng lại thấy nỗi đau quặn ở trong
lòng, căng thẳng trong trí óc.