K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhận xét về cách tả hoạt động, tính cách của người trong các đoạn văn dưới đây:

a) Tấm lưới rộng đang vá trải phủ lên hai đầu gối Thắng. Tay cậu bé cắm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng toạc theo đà tay của nó cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt nó thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. Vừa nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, Thắng vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, đứng lên giơ tay xua xua ra hiệu với các bạn như bảo đừng gọi. Cậu bé chỉ vào mẹ nó lúc ấy đang cúi xuống thổi lửa. Nó rón rén bước đến mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái, lặn biến đi như một con cá. Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn bạn lặn vừa ghen vừa phục.

                                                                             Theo TRẦN VÂN

b) Chấm hay làm thực sự, không làm chân tay cứ bứt rút sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng Hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được. Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

                                                                                Theo ĐÀO VŨ

1
D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 6

- Ở đoạn văn a, các hoạt động của nhân vật được tả theo đúng trình tự các bước để vá được một chiếc lưới, các hoạt động đấy nói lên nhân vật trong đoạn văn a là một cậu bé rất tỉ mỉ và khéo léo.

- Các câu miêu tả tính cách nhân vật trong đoạn văn b: Chấm hay làm thực sực…, Chấm ra đồng từ sáng sớm…, hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa…, Những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc…/ Mỗi tính cách của nhân vật được miêu tả qua những hoả động như ra đồng từ sáng sớm mồng 2, hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này vụ khác

- Ở đoạn văn a các chi tiết như: Tay cậu bé cầm kim tre đưa lên đưa xuống…

Ở đoạn văn b các chi tiết như: Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim…

- Tác giả thể hiện tình cảm đối với nhân vật qua những từ ngữ chi tiết như gọi nhân vật bằng những cái tên thân mật (cậu bé, hòn đất)

CÂU HỎI LÀ GÌ VẬY BẠN?

2 tháng 11 2021

đây ko phải câu hỏi, mà là 1 hạt giống giúp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta. Câu truyện này mình "săn" được, thấy hay và ý nghĩa nên muốn chia sẻ cho các bạn thôi nhé !

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.          Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.         …Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm óng ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào...
Đọc tiếp

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.

         Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.

         …Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm óng ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.

         Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.

         Thương mẹ biết bao mẹ ơi!

(Theo Băng Sơn, Nắng trưa)

1. Tìm từ láy có trong đoạn văn trên.

2. Đoạn văn trên sử dụng mấy phép so sánh? Phép so sánh đó nằm trong những câu nào?

3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau:

a. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.

b. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.

4. Khi nhận xét về câu văn: “Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.”, bạn An cho rằng: Câu văn trên rất đặc biệt, nó không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. Nhưng bạn Nam lại nói: Câu văn trên chính là một câu đơn. Em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao?

5. Tìm phép liên kết giữa các đoạn văn trên.

6. Tìm các từ cùng nghĩa có trong đoạn văn trên.

 

0
Câu hỏi 26: Câu nào được viết theo mẫu “Ai làm gì ?” ?a/  Chị là chị của em.               b/ Một năm mới bắt đầu.c/ Bé là trò giỏi.                       d/ Nguyên đưa tay quệt má.Câu hỏi 27: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?a/ lên xuống          b/ nức lở               c/ nhung lụa          d/ nấu nướngCâu hỏi 28: Từ nào không đồng nghĩa với từ "tổ quốc" ?          a/ đất nước           b/ quốc hiệu...
Đọc tiếp

Câu hỏi 26: Câu nào được viết theo mẫu “Ai làm gì ?” ?

a/  Chị là chị của em.               b/ Một năm mới bắt đầu.

c/ Bé là trò giỏi.                       d/ Nguyên đưa tay quệt má.

Câu hỏi 27: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/ lên xuống          b/ nức lở               c/ nhung lụa          d/ nấu nướng

Câu hỏi 28: Từ nào không đồng nghĩa với từ "tổ quốc" ?

          a/ đất nước           b/ quốc hiệu          c/ giang sơn                    d/ nước nhà

Câu hỏi 29: Bộ phận in đậm trong câu văn: "Bằng sự kiên trì, rùa con đã về đích trước thỏ." thuộc kiểu trạng ngữ nào?

a/  trạng ngữ chỉ nơi chốn                  b/ trạng ngữ chỉ thời gian

c/ trạng ngữ chỉ mục đích                  d/ trạng ngữ chỉ phương tiện

Câu hỏi 30: Xác định vị ngữ cho câu văn sau: "Ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng."

          a/ đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng        b/ mà sáng sủa, ấm cúng

c/ ấm cúng                                         d/ tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng

Câu hỏi 31: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả ?

a/  siêng năng       b/ sung sướng       c/ xung phong      d/ xức khỏe

9
1 tháng 9 2021

d

b

b

c

a

d

CẬU BÉ NẠO ỐNG KHÓI Trước cổng trường, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng và cậu khóc nức nở. Có hai, ba nữ sinh đi qua. Họ lại gần hỏi tại sao cậu khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi: - Kìa nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao lại khóc? Cậu bé bỏ tay xuống, để...
Đọc tiếp

CẬU BÉ NẠO ỐNG KHÓI

Trước cổng trường, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng và cậu khóc nức nở.

Có hai, ba nữ sinh đi qua. Họ lại gần hỏi tại sao cậu khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi:

- Kìa nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao lại khóc?

Cậu bé bỏ tay xuống, để lộ khuôn mặt trông rất hiền hậu. Cậu bé kể lại việc cậu vừa đi nạo ống khói kiếm được ba hào nhưng chẳng may vô ý bỏ tiền vào cái túi quần bị thủng nên rơi mất. Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh. Nói rồi cậu càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.

Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:

- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta góp nhau lại.

Một bạn khác cũng nói: “Mình cũng có hai xu đây. Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào !”. Một vài cô nữ sinh mang tiền đi mua vở và mua hoa liền vội vàng đem tiền đến….

Số tiền ba hào đã đủ nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền cũng đem cho những chùm hoa nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.

Bác gác cổng chạy tới, nói to: “Bà hiệu trưởng đến”. Tức thì các học sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ. Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà trong túi áo và cả mũ của cậu có không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ.\

). Em học được điều gì qua câu chuyện trên.

giúp em với

1
20 tháng 8 2023

nữ sinh tốt bụng đã đóng góp một số tiền nhỏ cho cậu bé nạo ống khói. Tác giả muốn gửi gắm những điều này cho chúng ta:

- Giúp đỡ người nghèo

- Không nên bỏ rơi người nghèo

-Tôn trọng người khác

Chúc bạn học tốt nha! 

14 tháng 2 2022

Về đêm, trăng như chiếc thuyền vàng trôi trong biển mây trên bầu trời ngoài cửa sổ. 

14 tháng 2 2022

Về đêm, trăng như chiếc thuyền vàng trôi trong biển mây trên bầu trời ngoài cửa sổ. 

Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục

23 tháng 1 2022

sao lại trộm câu hỏi của tớ v Huỳn? 

Điều kì diệu của mùa đôngCây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:- Con có thể thành hoa không hả mẹ?- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!- Mỗi vật có một sắc...
Đọc tiếp

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ...

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.

- Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , gạch chân đáp án đúng 

Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

 

Câu 11 (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?

 

1
8 tháng 4 2022

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

-Mai có 1 giọng nói thật ngọt ngào

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

Được liên kết bằng cách thay thế từ ngữ

 

12 tháng 4 2022

cảm ơn bạn vui

TẤM LÒNG VÀNG            Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn và gọi to: “Cho hai tô mì bò!”. Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu  xua tay rồi bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha: “Cha ăn đi cho nóng!”. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò...
Đọc tiếp

TẤM LÒNG VÀNG

            Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn và gọi to: “Cho hai tô mì bò!”. Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu  xua tay rồi bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha: “Cha ăn đi cho nóng!”. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con: “Ăn thêm nhiều chút đi con, ăn no rồi còn học hành chăm chỉ!”. Cậu con trai đón nhận miếng thịt từ bát của cha rồi lặng lẽ gắp trả. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Ông lão cảm động nói: “Cái quán này tử tế quá, một bát mì mà biết bao là thịt!”. Cậu con vội tiếp lời: “Cha mau ăn đi, bát con đầy ắp thịt rồi này.”. Vừa lúc đó phụ bàn bê lên một đĩa thịt bò. “Anh nhầm rồi, chúng tôi không gọi thịt bò.”. Bà chủ mỉm cười: “Hôm nay, chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu.”

            Nhiều năm trôi qua, hôm ấy, quán của họ tiếp một vị khách sang trọng. Sau giây phút ngỡ ngàng, bà chủ đã nhận ra cậu trai năm nào. Ông khách đưa một phong bì dày: “Xin gửi bà chủ nhân hậu, xin bà hãy chuyển món quà của cháu cho bất kì ai cần được giúp, cần được ăn.... ”. Bà chủ nhận tấm lòng vàng ấy như hai người đã hiểu nhau từ rất lâu rồi.

                                                                                 ( Hạt giống tâm hồn)

       Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu

1.  Vừa bước vào quán ăn, người con trai gọi đồ ăn gì?

          a.  Hai tô mì bò.              b.  Hai tô bún bò.         c.  Hai tô mì hành

2. Vì sao người cha khen quán ăn tử tế?

a.  Vì chủ quán phục vụ chu đáo.

b.  Vì ông nghĩ một bát mì biết bao là thịt.

c.  Vì chủ quán biếu hai cha con một tô mì bò.   

3.  Bà chủ quán ăn đã làm gì khi thấy hai cha con cứ nhường thức ăn cho nhau?

          a.   Yêu cầu phụ bàn mang tiền đến cho hai cha con.

          b.   Yêu cầu phụ bàn đem đến bàn hai cha con một đĩa thịt bò.

          c.   Yêu cầu phụ bàn mang đến hai cha con thêm nhiều đồ ăn.

 

4. Theo em, việc làm của bà chủ quán thể hiện điều gì?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

5. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con.

Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? Em hãy cho biết cách liên kết các câu đó được thể hiện qua từ ngữ nào?

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

6.  Câu : ‘‘ Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu xua tay, bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. ’’ có mấy quan hệ từ? Đó là từ nào ?

           a.  Một quan hệ từ. Đó  là từ :.. .............................. ............................. 

          b.  Hai quan hệ từ. Đó là các  từ: ................. ............................... ........

          c.   Ba quan hệ từ. Đó là các từ: ...........................................................

 

7. Gạch một gạch dưới động từ,hai gạch dưới tính từ có trong câu văn sau :

                 Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi.

 

8. Từ “vàng” trong câu : “Bà chủ nhận tấm lòng vàng ấy như hai người đã hiểu nhau từ rất lâu rồi. ” và từ “vàng”  trong câu “Mùa thu, lá vàng rơi .” có quan hệ với nhau như thế nào ?

a.    Đó là một từ nhiều nghĩa.

          b.    Đó là hai từ đồng âm.                                                                     

          c.    Đó là hai từ đồng nghĩa.

 

9.  Câu văn : « Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn. » có bộ phận chủ ngữ là : 

………………………………………………………………………………………….

 

10. Từ hai câu sau hãy viết thành một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ , xác định CN và VN của câu ghép đó, cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị điều gì ?

- Sân trường luôn rợp mát bóng cây.

- Chúng em được vui chơi thỏa thích .

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
24 tháng 3 2022

 Vừa bước vào quán ăn, người con trai gọi đồ ăn gì?

          a.  Hai tô mì bò.              b.  Hai tô bún bò.         c.  Hai tô mì hành

 

2. Vì sao người cha khen quán ăn tử tế?

a.  Vì chủ quán phục vụ chu đáo.

b.  Vì ông nghĩ một bát mì biết bao là thịt.

c.  Vì chủ quán biếu hai cha con một tô mì bò.  

 

3.  Bà chủ quán ăn đã làm gì khi thấy hai cha con cứ nhường thức ăn cho nhau?

          a.   Yêu cầu phụ bàn mang tiền đến cho hai cha con.

          b.   Yêu cầu phụ bàn đem đến bàn hai cha con một đĩa thịt bò.

          c.   Yêu cầu phụ bàn mang đến hai cha con thêm nhiều đồ ăn.

 

mấy câu khác ko bt=)

 

:V làm hết đê

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người...
Đọc tiếp

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Tìm 1 câu ghép có trong bài và phân tích cấu tạo của câu ghép đó?

 

1
24 tháng 4 2022

1 Câu ghép có trong bài là :"Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm."

- cấu tạo của câu ghép là ;

Vế câu 1: Người (chủ ngữ) thì nhanh thành gạo tay giã thóc, giần sàng thành gạo(vị ngữ)

Vế câu 2 : Người (chủ ngữ) thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.(vị ngữ)