K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2021

gia đình chị đậu rất nghèo khổ phải bán mọi thứ trong nhà và đứa con  để nộp tiền sưu 

    qua đó thấy được nhà chị dậu rất nghèo khổ

18 tháng 9 2021

và chị dậu rất khó xử khi cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu

1 tháng 9 2021

ko hiểu gì hết 

???

29 tháng 7 2021

-Bọn tay sai sầm sạp xông vào định bắt trói anh Dậu. Anh Dậu khiếp đâm quá, lăn đùn ra không nói được gì cả. Chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác ôn:

-Ban đầu chị nài nỉ van xin tha thiết có khơi ngợi lương tri của ông Cai. Nhưng tên cai lệ nào có tình người, chị càng van xin nó càng lấn tới, đáp trả lại bằng cái bịt vào ngực và xông đến anh Dậu. Chị Dậu tức quá không chịu được đã liều mạng cự lại. Sự cự lại của chị gồm hai bước:

+ Thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ, lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô: cháu, ông\(\rightarrow\)tôi, ông.

+Đến khi ông cai lệ tát vào vào mặt bốp, bồ đã vỡ. Chị vụt đứng dậy, thét to, chống nạnh:"Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"

+ Không còn xưng hô cháu ông, tôi ông, mà bây giờ tới bà mày. Đây là cách xưng hô đanh đá của chị Dậu. Chị đã chuyển sang qua đấu lực, làm nôi bật sức mạnh ghê gớm và ngang tàn của chị, tên cai lệ vốn người nghiên ngập bị chị ấn dúi, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất

+ Tên lí trưởng cũng chung số phận với tên cai lệ, sức mạnh của lòng thương chong62da49 giup1chi5 chiến thắng kẻ thù chứng minh cho chân lí:

" Ở đâu có áp bức, ở đó có chiến tranh"

Chị Dậu hiến lành vị tha, thương chồng , thương con hết mực nhưng không yếu đuối và có một sức mạnh mẽ, tinh thần phản kháng

" Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội thế,tôi không chịu đươc" đã cho thấy chị không cúi đầu , khuất phục, mặc cho kẻ khác chà đạp.

\(\Rightarrow\)Đây là đấu tranh tự phát,tức quá làm liều nhưng vẫn bế tắc.

16 tháng 9 2016

 Câu chuyện mở đầu với sự xuất hiện của bà cô đọc ác , bề ngoài thì ăn nói nhẹ nhàng nhưng bên trong thì vô cùng thâm hiểm , muốn gieo giắc trong tâm trí của bé Hồng những hình ảnh xấu xa về mẹ  . Bà ta vờ hỏi :

– Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? "

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu. Nhưng bế Hông là một đứa bé đủ thông minh để hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán. Trái lại với bà cô , cô ta không hề thương xót đứa cháu tội nghiệp của mình ; bà ta hỏi nhưng câu hỏi khiiens lingf bé hồng quằn lại . ( ở đây , bà cô là hiện thân cho các ý kiến ; dị nghikj của xã hội phong kiến dương thới ) .

Tình cảm cao trào của bé Hồng là lúc khi bé được gặp mẹ . Mới thầy bống dáng ( ai đó ) giống mẹ mà bé Hồng đã vội goi lớn : : ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”. Cậu rất sợ mình lầm ; không phải là sợ vì đám bạn trêu cười , mà sợ đó không phải là mẹ ; cậu không gặp được mẹ .Thật may đó là mẹ của Hồng .‘Người mẹ có một êm dịu vô cùng…” Người mẹ đã trở về đúng ngày giỗ để làm trọn đạo lí và tự khẳng định tư cách người vợ, người mẹ trong gia đình. Mẹ đem về cho hai con nhiều quà. Tan học, trốn đường về nhà, bé Hồng gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Em gọi rối rít: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!Cảnh hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi. Mẹ cầm nón vảy… mẹ kéo tay con, xoa đầu con, hỏi.. Con “òa lén khóc nức nở”, mẹ cũng sụt sùi theo… Con sung sướng ngắm nhìn gương mặt thương yêu của mẹ. tự hào vì mẹ “vẫn tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn”, gì má “màu hồng” Bé Hồng được sống trong những giây phút hạnh phúc nhất. Em được ”trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình.Em sung sướng “đẩu ngả vào cánh tay mẹ”. Bao “cảm giác ấm áp ” đã mất đi ,nay lại “mơn man khắp da thịt“. Miệng mẹ “xinh xắn nhai trầu” phả ra “thơm tho lạ thường“. Bé Hồng vô cùng hãnh diện về mẹ. cổ ngữ có câu: “ Mẫu tử tình thâm ” .Tục ngữ có nói: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ ”.Tình mẹ con là vô cùng thiết tha, sâu nặng. Phút giây gặp lại mẹ, bé Hồng nói là những phút “rạo rực”. Và em khẳng định ngợi ca: “Phải để lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bấu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có mệt êm dịu vô cùng .

(*) Giá trị nhân đạo :

Ca ngợi tình mẫu tử giữa bé Hồng và mẹ trong thời loạn lạc >

Phê phán ; lên án gay gắt tư tưởng trọng nam khinh nữ ; thể hiện qua đoạn hội thoại giữa bé Hồng và Bà cô .

 

16 tháng 9 2016

Trong mỗi chúng ta có lẽ “tình mẫu tử” vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở “trong lòng mẹ”.

Chú bé Hồng – nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!

18 tháng 8 2021

Tham khảo nha:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương giữa con người.

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình yêu thương: tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,…

Con người chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

*Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa, vai trò của tình yêu thương giữa con người trong cuộc sống hiện nay và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

19 tháng 8 2021

Cảm ơn bạn nhiều (:

 

Câu trả lời đúng và ngắn gọn nhất:

-Nhân vật Ông giáo: là người hiểu đời, hiểu người và chan chứa tình yêu thương

-Nhân vật Lão Hạc: là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống; một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà, giàu lòng tự trọng

P/S: mình đã trả lời ngắn gọn nhất có thể cho bạn dễ học, có gì thắc mắc trong câu trả lời của mình thì hỏi mình ha

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
16 tháng 9 2019

1. Lão Hạc đã đối diện với cái chết 3 lần.

- lần 1: Lão không lấy được vợ cho con, con trai lão bỏ đi đồn điền cao su nên lão đành thui thủi sống 1 mình, không người chăm sóc, nương tựa, đỡ đần lúc tuổi già. Chỉ có ông giáo hàng xóm để trút bầu tâm sự. Lão quyết không tiêu vào tiền bòn vườn và quyết không bán khu vườn. Lão bị ốm một trận thập tử nhất sinh, việc không có, tiền tiết kiệm tiêu sạch. Đó là lần thứ nhất lão đối diện với cái chết.

- Lần 2: lão bán cậu Vàng. Lão coi cậu vàng như con trai vì đó là sợi dây tình cảm nối giữa lão Hạc và con trai. Lão chăm sóc trò chuyện với cậu Vàng như với con trai. Nhưng sau trận ốm, lão không đủ sức nuôi bản thân huống chi con chó. Mà cậu Vàng lại ăn tốn quá. Nên lão quyết định bán cậu Vàng. Lúc này là lão "chết" về tinh thần. Ân hận dằn vặt đau đớn vì già đời rồi mà còn chót lừa một con chó.

- lần 3: lão chết vì bả chó. Lão quyết định kết liễu cuộc đời mình để có thể không cảm thấy có lỗi với con, cậu vàng và không phải tiêu vào tiền dành dụm cho con trai.

Câu 2. 

- Lão Hạc và chị Dậu đều là những người nông dân nghèo khổ sống dưới thời xã hội thực dân nửa phong kiến. Đều chịu 2 tầng áp bức: phong kiến và Nhật - Pháp. Vừa bị cướp ruộng đất, trở thành nông dân vô sản lại vừa chịu cảnh phu phen tạp dịch, thuế khóa nặng nề.

- Họ đều là những người nông dân giàu lòng tự trọng. Lão Hạc không vì nghèo khó mà tha hóa. Chị Dậu cũng vậy, không vì thiếu sưu mà trộm cướp, chỉ có đường cùng là bán con bán chó, đi ở vú.

- Họ đều là những người giàu tình cảm, giàu tình yêu thương con, gia đình. Lão Hạc vì thương con mà dồn tình yêu và gửi gắm qua những lời trò chuyện với cậu Vàng. Còn chị Dậu lại hi sinh, dành hết cho chồng con (chờ chồng xem ăn có ngon miệng hay không, bảo vệ chồng đau ốm trước những đòn roi của cai lệ)...

Câu 3. 

- Người kể chuyện trong tác phẩm "Lão Hạc" là ông giáo.

- Ông giáo là người nghèo khổ, cũng như bao người trí thức tiểu tư sản khác trong xã hội thực dân nửa phong kiến: sống chật vật bằng những đồng lương còm cõi. Có nhận thức nên thấy được những bất công và những tồn tại trong xã hội nhưng bất lực, không thể làm gì đó để thay đổi xã hội ngột ngạt, tù túng ấy. Chỉ biết sống lay lắt, chứng kiến và chia sẻ với lão Hạc. Ông giáo là người quan sát, kể lại câu chuyện và bày tỏ những nỗi niềm tâm tình thay cho tác giả.