Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách lí giải 1: Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước. ⇒ Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.
Cách lí giải 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí ⇒ Cách lí giải này có thể được xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến, là khi người phụ nữ đã xuất giá thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng.
Tuy nhiên, cả hai các lí giải trên đều chưa hợp lí và chưa được suy xét toàn diện: Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị. Đối với chồng, nàng chỉ là người vợ trọng tình và cả tin; nhưng đối với quốc gia, nàng mang trọng tội không thể tha thứ được.
Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, mà chỉ là bị kẻ gian lợi dụng đã chỉ rõ bản chất đáng thương nhiều hơn đáng trách của Mị Châu.
Bài làm
Tôi là Trọng Thủy – hoàng tử của một đất nước xinh đẹp và luôn được vua cha yêu thương và tin tưởng hết mực. Cạnh bên vương quốc của tôi là một nước Âu Lạc phát triển phồn thịnh nổi danh với thành Cổ Loa vững chắc. Cha tôi vì tham vọng mà dùng mọi cách để cướp nước Âu Lạc và gây ra cho tôi một nỗi đau khổ không thể nào tả được.
Lần đầu tiên cha tôi đem quân sang đánh thì vua An Dương Vương có một loại vũ khí thần kì bắn một phát thì có hàng ngàn mũi tên bay ra. Thế là cha tôi thất bại nhưng ý định cướp nước Âu Lạc vẫn luôn nhen nhún trong người ông và ngày càng phát triển lớn mạnh như một ngọn lửa bùng cháy, sôi sục. Sau vài ngày suy nghĩ, vua cha gọi tôi đến và bảo tôi đi ở rể cho vua An Dương Vương. Tôi quá bất ngờ vì điều này nhưng sau khi nắm rõ “ý đồ” của cha thì tôi đã tuân lệnh làm theo.
Cha cùng tôi sang nước Âu Lạc xin hòa và muốn tỏ thành ý kết bang giao hai nước. Thế là vua An Dương Vương đã chấp nhận và từ đó tôi phải rời xa quê hương để đi ở rể. Vợ của tôi đó là Mị Châu – Công chúa nước Âu Lạc. Mị Châu xinh đẹp tuyệt trần, quả giống như tên của nàng là một viên ngọc lung linh cao quý nhưng vẫn có những lúc nhẹ nhàng, trong sáng. Qua những ngày tháng sống bên Mị Châu, với cái tính tình dễ thương kia thì trái tim tôi đây có vẻ như đã rung động trước nàng. Nhưng tôi đây còn mạng trọng trách bên mình, lời cha khó cãi, tôi đành chôn giấu tình cảm ấy mà làm theo lời cha. Một hôm khi đang cùng Mị Châu đi dạo vườn Ngự quyển thì tôi thấy có một tảng đá xem có vẻ kì lạ nên tôi nghi ngờ. nỏ thần đang được cất giấu trong ấy. Tối hôm ấy, tôi không sao ngủ được, tôi biết rằng, sáng mai đây tôi phải dùng lời ngon ngọt để dỗ dành người vợ thân yêu cho mình xem trộm bí mật. Ta biết là có lỗi với nàng nhưng Mị Chậu ơi nàng tha lỗi cho ta, ta không thể vì tình cảm cá nhân mà làm hỏng việc lớn của vua cha giao cho. Lúc này trái tim tôi như thắt lại, cõi lòng tôi như tê tái, nhưng thôi hãy cố thực hiện xong nhiệm vụ rồi mới nhìn đến chuyện vợ chồng.
Sáng hôm sau, tôi rũ Mị Châu ra vườn bắt bướm, ngắm hoa. Mị Châu thích lắm, nàng cười tươi như hoa, rạng rỡ trước ánh ban mai ấm áp. Tôi và Mị Châu đuổi bắt nhau khắp khu vườn. Tôi cố tình chạy đến bên hòn đá kia và vấp té. Nàng chạy lại và lo lắng cho tôi vô cùng. Trong lúc Mị Châu không để ý tôi lấy tay thử gõ vào mặt đá thì quả thật bên trong là một cơ quan bí mật. Tôi cố giả vờ như không biết gì và tìm cách hỏi Mị Châu về hòn đá kì lạ này. Sau một lúc nói chuyện Mị Châu đã cho tôi biết nỏ thần đã được giấu bên trong. Với gương mặt và thái dộ tò mò như thật của tôi đã làm Mị Châu tin và đưa tôi vào đây xem nỏ thần. Đúng là một loại vũ khí thần kì nên luôn được cất giữ rất kín đáo để che mắt mọi người, chỉ có những người lân cận của vua mới biết được cách vào. Mị Châu đi lại bên tảng đá nhìn xuống chậu hoa Tường Vi đang nở rộ. Nàng nhẹ nhàng dùng tay xoay chậu hoa sang phải một vòng, bên trái một vòng, bổng tảng đá dịch chuyển mở ra bên trong một hang động u tối. Tôi và Mị châu đi đến nơi cất giữ nỏ thần, tôi nhìn rõ đến từng chi tiết một, con mắt tôi như muốn dán vào đấy. Tôi diện cớ chân lại đau và cùng Mị Châu quay lại tẩm cung. Tôi âm thầm sai người làm giả một cái nỏ giống hệt như vậy và đánh tráo nỏ thần. Vào đêm hôm trước khi lên đường giao nỏ thần cho cha tôi, tôi và Mị Châu đã tâm sự với nhau đến khuya, tôi lấy đôi mắt nhẹ nhàng âu yếm nhìn người vợ xinh đẹp đáng thương mà hỏi:
– Nếu mai đây có giặc sang đánh, ta và nàng lạc mất nhau thì lấy gì làm tín hiệu gặp lại.
Mị Châu vẫn ngây thơ và nói:
– Thiếp có áo lông ngỗng thường mặt trên người, nếu có cớ sự như chàng nói, thiếp sẽ rãi lông ngỗng khắp các ngã đường để chàng tìm thấy thiếp.
Mị Châu đúng là ngây thơ quá mức, khi tôi đưa ra một câu hỏi kì lạ như vậy mà nàng vẫn không một chút lo lắng hoang mang, một mực tin tưởng vào lời tôi nói. Khi cơ nghiệp đã thành thì tình yêu giữa tôi và Mị Châu có được tiếp tục chăng, hay phải rơi vào cảnh nước mất nhà tan, mỗi nơi mỗi ngã. Tôi lo lắm!
Sáng sớm hôm sau, tôi lấy nỏ thần đã trộm mang về cho vua cha. Cha tôi rất hài lòng và vui mừng khôn xiết. Về phần tôi thì được cha khen thưởng hết lời nhưng lòng tôi vẫn chỉ hướng về Mị Châu, lo lắng cho nàng. Khi đã có nỏ thần trong tay, tôi và cha tôi cùng nhau đem quân sang đánh nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương vẫn ngồi đấy điềm nhiên đánh cờ vì ỷ y vào sức mạnh của chiếc nỏ thần. Đó cũng là cơ hội giúp quân tôi tiến sâu hơn vào lãnh thổ. Lúc này nhà vua đã bắt đầu lo sợ, vua đặt Mị Châu ở sau ngựa và chạy về bờ sông. Trong lúc đó Mị Chậu rứt hết áo lông ngỗng rải trên đường để lại tín hiệu cho tôi. Khi đến bờ sông thần Kim Quy nổi lên và nàng thì bị kết tội là giặc và bị vua cha rút gươm chém chết. Nhưng trước đó Mị Châu đã khấn rằng nên nàng không có ý mưu hại nước nhà thì chết thành ngọc thạch còn không thì xác sẽ tan thành cát bụi, còn vua An Dương Vương cầm sừng tê bảy tất rẽ thẳng xuống nước. Những chuyện này tôi chỉ được nghe kể lại từ một bà lão ở gần đấy. Khi tôi đến thì Mị Châu đã chết, tôi đem xác nàng mang về mai táng. Điều tôi lo sợ đã biến thành hiện thực, tôi đau khổ vô bờ bến, con tim như ngừng đập, lòng tôi đau như cắt. Tại sao chứ? Tại sao ông trời lại trớ trêu tình cảm giữa tôi và Mị Châu. Tuy chúng tôi là con người của 2 đất nước khác nhau, nhưng tôi thật sự yêu nàng. Tình yêu này không hề giả dối, không hề có một chút vì quyền lợi nào cả. Bây giờ tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, “mưu đồ” cướp nước của cha tôi giờ đây đã hoàn thành nhưng đổi lại tôi mất Mị Châu – Người con gái mà tôi hết lòng yêu thương ấy, tôi đã từng nghĩ đến cảnh chia tay nhưng không ngờ được rằng Mị Châu đã vì tôi mà bị cha mình tự tay rút gươm chém chết. Lỗi lầm của tôi mang đến cho Mị Châu dù tôi có chết đi cũng không đủ để bù đắp cho nàng. Tôi phải làm gì đây, làm gì bây giờ để Mị Châu sống lại? Tại sao sự hiếu nghĩa của tôi và tình yêu của Mị Châu không thể dung hòa? Tôi thật sự không muốn chuyện này xảy ra chút nào hết, bây giờ thì tôi đã trở thành một kẻ cô đơn vô dụng chỉ còn biết ngồi đây nhớ về những tháng ngày hạnh phúc cùng Mị Châu. Tôi đi đến đâu thì trước mắt tôi cũng là người vợ xinh đẹp, dễ thương đang cười nói vui vẻ, trong sáng như ngày nào. Một lúc sau thì tôi lại bừng tĩnh và đau lòng hơn rất nhiều. Vào một đêm trăng sáng tôi ra vườn ngồi nhớ về cảnh lúc tôi và Mị Châu hạnh phúc bên nhau, Mị Châu tựa đầu vào vai tôi, mở to mắt nhìn ngắm vầng trăng sáng đẹp. Cảnh còn đó, trăng còn đó, nhưng người nay đã mất, còn đâu một hình bóng quen thuộc. Bỗng tôi nghe như tiếng Mị Châu văng vẳng đâu đây, tôi chạy khắp nơi tìm nàng, khi đến bên cái giếng nước ở cuối sân vườn thì thấy rõ mồn một gương mặt của Mị Châu. Nang đang lạnh, đang cần tôi che chở và tôi cũng chẳng cần phải suy nghĩ, nhảy ngay xuống giếng với người vợ thân yêu.
Thế là tôi lại được sống bên người vợ mà tôi yêu thương và tôi hy vọng cái giếng này sẽ là nơi minh chứng cho hạnh phúc của tôi và Mị Châu.
2)Đặc trưng: Truyền thuyết phản ánh lịch sử theo cách riêng: Lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường Từ cốt lõi lịch sử, qua truyền thuyết, nhân dân gửi gắm những tình cảm, mơ ước, thái độ đối với những nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử. Truyền thuyết phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta
Đánh giá về Trọng Thủy ở cả hai ý kiến a) và b) đều chưa được toàn diện và xác đáng.
+ Đối với đất nước Âu Lạc:
Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần để giup Triệu Đà xâm lược Âu Lạc thành công
Trọng Thủy là người trực tiếp gây nên cái chết cho hai cha con An Dương Vương.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ đáng trách, đáng lên án.
+ Đối với tình cảm vợ chồng với Mị Châu:
Trọng Thủy tiếc thương tình cảm vợ chồng, biết được chiến tranh sắp diễn ra, cố gắng tìm cách để vợ chồng sau này được đoàn tụ.
Trọng Thủy vì quá ân hận, thương tiếc, đau đớn cho Mị Châu mà nhảy xuống giếng tự vẫn.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ si tình đáng thương.
Tham khảo:
Ở Hà Nội có lưu giữ một quần thể di tích lịch sử văn hóa gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc. Gây dựng nên từ lịch sử là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Trước tấn bi kịch đó là do sự lơ là cảnh giác của An Dương Vương và sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu trong việc giải quyết mối quan hệ quyền lợi dân tộc, đất nước với hạnh phúc cá nhân riêng tư. Hình ảnh nhân vật Mị Châu vừa cảm thấy đáng thương vừa đáng trách.
Bằng việc lấy chi tiết, nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử kết hợp với yếu tố hư cấu làm nên thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa lại việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân xâm lược. Vì sự chủ quan của An Dương Vương cũng như âm mưu gả con trai cho công chúa Mị Châu làm gián điệp âm mưu cướp nỏ thần đã dẫn đến việc nước Âu Lạc bị sụp đổ. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” tượng trưng cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu.
Xét về việc Mị Châu là một người vợ, nàng đã hoàn thành bổn phận, nàng đã trao cả tình yêu, cả giang sơn đất nước cho người chồng của mình. Nàng đã dâng hiến hết mình cho Trọng Thủy dù cho chàng lừa dối nàng. Người xưa có câu: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đó là đúng đạo nghĩa của một người phụ nữ thời phong kiến. Cũng chính vì như thế, mà Mị Châu đáng thương hơn bao giờ hết, việc hôn nhân của nàng không thể tự mình quyết định, việc lấy Trọng Thủy đã được vua cha sắp đặt. Nàng theo chồng nàng đó là đạo nghĩa vợ chồng. Và với sự ngây thơ, trong sáng của mình, nàng hết lòng yêu chồng, tin tưởng chồng mới cho Trọng Thủy xem nỏ thần và tạo cơ hội cho hắn lấy cắp nỏ thần. Cuối cùng, trong tình yêu và đạo nghĩa làm vợ, nàng đã làm tròn bổn phận của mình.
Xét về đạo nghĩa với đất nước thì nàng sai hoàn toàn, khi nàng đã tiếp tay cho kẻ thủ thực hiện âm mưu cướp nỏ thần, là người tiếp tay cho giặc đầy cha mình vào đường cùng, đẩy đất nước Âu Lạc xuống biển sâu. Nàng mang trong mình trọng tội với đất nước. Nàng yêu người đàn ông ấy một cách mù quáng, cho hắn xem nỏ thần và tạo cơ hội cho Trọng Thủy lấy cắp nó, không những vậy còn rắc lông ngỗng chỉ đường làm dấu cho kẻ thù tìm thấy mình và cha, đẩy cha mình vào đường cùng không lối thoát. Cuối cùng, trước sự mê muội, mù quáng của Mị Châu, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém chết Mị Châu. Hành động đó như chính là sự trừng phạt nghiêm khắc lên kẻ mù quáng tiếp tay cho giặc, đó là sự răn đe, một bài học lịch sử cho con cháu sau này.
Nhân dân ta vẫn bày tỏ một tấm lòng nhân từ trước sự trong sáng của nàng mà thêm chi tiết ngọc trai- giếng nước. Hình ảnh đó như chứng minh cho lời khấn trước khi chết của nàng “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chính là niềm tiếc thương cho thân phận Mị Châu, một nàng công chúa với số phận bi đát, tội nghiệp.
Suy cho cùng, nhân vật Mị Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở. Nàng thật đáng thương khi tình yêu trong sáng bị lừa dối, phản bội nhưng cũng thật đáng trách khi quá mù quáng trao hết lòng tin cho kẻ thù. Như có người đã khẳng định: "Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha." Cuộc đời của Mị Châu như một bài học quý báu của chúng ta về việc xem nhẹ lợi ích của quốc gia mà tin vào tình yêu một cách mù quáng.