K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2016

- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.

- Hệ thống luận cứ:

+ Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;

+ Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;

+ Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

2 tháng 7 2016

* Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất và những phí tổn khủng khiếp từ các trương trình hạt nhân

- Sức mạnh huỷ diệt của vũ khí hạt nhân

- Số tiền cung ứng cho vũ khí hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với những khoản tiền cần có cho các trương trình nhân đạo: xoá đói nghèo, xoá mù chữ, phục vụ y tế, dân sinh...

* Nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình

- Xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân

- Đề ra các biện pháp phòng tình huống xấu nhất

- Lên án nhữg kẻ đã vì tham vọng chính trị mà đã sản xuất ra laọi vũ khí giết người hàng loạt, đe doạ sự sống của con người.

1.Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với con người.Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của bài nghị luận. 2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? 3.Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? 4.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng...
Đọc tiếp

1.Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với con người.Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của bài nghị luận.

2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?

3.Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

4.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?(Tư tưởng nội dung của văn nghệ được biểu hiện bằng những hình thức nào?Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)

5*.Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ và dẫn chứng thực tế…)

5
9 tháng 1 2019

Câu hỏi 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đốì với đời sông con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. Gợi ý - Tóm tắt hệ thông luận điểm: + Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan, là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi lác phẩm văn nghộ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm "thay đổi hắn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiên đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. + Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. - Nhận xét về bố cục: Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nôi tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Nhan đề bài viết Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu tiếng nói của văn nghệ. Câu hỏi 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? Gợi ý - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ riêng của minh. Nội dung của tác phẩm văn nghệ dâu chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính nhân văn của nghệ sĩ. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đà rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. Như thế, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác như dân tộc học, xã hội học, luật học, lịch sử, địa lí,... Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Câu hỏi 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Gợi ý Qua dẫn chứng các tác phẩm, các câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thìa sự cần thiết của văn nghẹ đối với con người: - Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn về phương diện tinh thần. "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiêu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hán mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp đẽ, đáng yêu, "đời cứ tươi" hơn. Trong cuộc đời lắm vất vả, cực nhọc, tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người lạc quan hơn, biết rung cảm trước cái đẹp và biết ước mơ hướng tđi những điều tốt đẹp. Câu hỏi 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?) Gợi ý - Sức mạnh riêng của vãn nghệ bắt đầu từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, do đó một tác phẩm lớn thường chứa chan tình cảm của người viết. Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng ở đây đã được nghẹ thuật hoá. Do đó, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, năng nề, trừu tượng mà cụ thể, sinh động, lắng sâu, nhẹ nhàng và kín đáo bởi tư tưởng ấy được người nghệ sĩ trình bày qua hình tượng nghệ thuật, bằng những cảm xúc, nỗi niềm của con người. - Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thứq, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp con người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. Câu hỏi 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, đẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,...). Gợi ý Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi: - về bố cục của tiểu luận: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng sinh động được lấy từ thơ văn, từ đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định đưa ra, đồng thời cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Giọng văn chân thành, thể hiện được niềm say mê, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của người viết.

10 tháng 1 2019

1)

Bài viết bao gồm các luận điểm như:

  • Nội dung của văn nghệ
  • Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
  • Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
  • Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.

5)

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

- Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.


21 tháng 10 2019

Chọn đáp án: D

 Đoạn văn trên được trích từ "Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du. Qua đoạn văn tả thấy trước hết cô Kiều là một người tình chung thủy. Dù đã bán mình chuộc cha nhưng lòng nàng lúc nào cũng nhớ về Kim Trọng. Kiều nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp cùng chàng Kim với những lời thề non hẹn biển. Càng nhớ lại càng đau khổ vì cô cảm thấy chính mình đã phụ bạc tình yêu của Kim Trọng. Lúc này đây, Kiều đang đo lắng cho Kim Trọng, có lẽ ở nơi quê nhà chàng cũng đang tìm kiếm, mong ngóng tin tức của Kiều từng ngày. Bên cạnh đó ta còn thấy Kiều là một người con hiếu thảo. Phải bán mình chuộc cha và em nhưng nàng không hề oán hận mà luôn lo lắng cho cha mẹ nơi quê nhà. Trước kia khi còn ở nhà Kiều là người ủ ấm giường, là người quạt cho cha mẹ mỗi khi nóng bức. Nay nàng đã rời xa gia đình nên lúc nào cũng đau đáu không biết ai sẽ thay mình chăm sóc mẹ cha. Nỗi nhớ thương của Kiều được gửi gắm trong những vần thơ lục bát càng khiến người đọc xót xa, tiếc nuối. Nhu vậy qua đoạn thơ trên ta thấy Kiều không chỉ là một người tình chúng thủy mà còn là một người con rất mực hiếu thảo.

Phong cách Hồ Chí Minh
1.Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- Khẳng định: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” Tác giả muốn nói rằng vốn chi thức văn hoá sâu sắc của Bác ít có ai sánh kịp.
- Để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
+ Đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá cả phương Tây và phương Đông.
+ Học tập ngôn ngữ nước ngoài. Nói và viết thạo nhiều tiếng: Pháp, Anh, Nga, Hoa…
- Làm nhiều nghề ở nhiề nước, qua công việc, lao động với sự cần cù chịu khó học tập ở mọi lúc mọi nơi qua đó bác đã tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm.
- Nền tange văn hoá dân tộc tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Học tập những cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những cai hạn ch, tiêu cực.
- Tất cả những ảnh hượng quốc tế được Bắc nhào nặn với văn hoá dân tộc trở thành một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũn rất mới và hiên đại.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại.
2.Vẻ đẹp trong lối sống và sinh hoạt của Bác.
- Là một vị chủ tịch nước:
+ Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp. Trang phục của Bác rất giản dị.
+ Ăn uống: Đạm bac, cà muối, cá kho, rau luộc.
- Bằng phương pháp thuyết minh giản dị với những từ ngữ chỉ số ít, cách nói dân dã, biện pháp nghệ thuật liệt kê các biểu hiện rất cụ thể, gần gũi trong sáng và thanh cao gợi cho ta sự cảm phục mến yêu.
- Tác giả khẳng định: “ Tôi giám chác không có vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lạ sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.” Từ cách sống của Bác ta gợi nhớ tới các vị hiền triết : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
+ Họ giống Bác: Đều là cuộc sống thanh cao giản dị hoà hợp với thiên nhiên.
+ Họ khác Bác: Bác sống hoà hợp với thiên nhiên để làm cách mạng. Còn các vị hiền triết sông với thiên nhiên để lánh xa vòng danh lợi, cuộc sống bon chen. Các vị hiền triết là những con người thời trung đại nên điều kiện đi lại và giao lưu chưa nhiều như Bác nên chủ yếu tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc và phương Đong. Còn Bác do điều kiện lịch sử nên được tiếp xúc nhiều nền văn hoá của các châu lục khác: như châu Âu, châu Phi.
=> Người đã có sự kết tinh những tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc tạo ra một phong cách sống đó là phong cách Hồ Chí Minh.

7 tháng 9 2020

giải ngắn gọn ra cho mik thui nha