Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
• Để biết được hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra: xem dự báo thời tiết và quan sát lượng mưa hàng ngày
• Khi được biết hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra ở khi vực gia đình đang sinh sống, em cần: Tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước, thực hiện di dân đến nơi an toàn.
- Những dấu hiệu có bão: Trong những ngày đẹp trời, êm gió đi biển mà thấy những đợt sóng lừng từng đợt lên xuống đều đặn với một tần số chỉ bằng một nửa tần số sóng thường, tròn đầu, cự ly giữa hai đỉnh sóng rất dài (từ 200 – 300 m) có vẻ hiền lành, im lặng, thứ tự nhịp nhàng thì cần đề phòng cẩn thận, theo dõi tình hình thời tiết liên tục vì có thể đó là một trong những dấu hiệu có cơn bão sắp tới (vì bình thường sóng thường có đầu nhọn, bước sóng ngắn khoảng 50 – 100 m)…
- Khi xảy ra bão, em cần thực hiện những việc sau:
+ Không trú, tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.
+ Không sử dụng điện thoại khi có sấm sét; không mang các vật dụng bằng kim loại như: cuốc, xẻng, búa, liềm,…
+ Trú ẩn nơi an toàn trong công trình kiên cố (nhà ở, trường học,…)
+ Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn.
Ngoài ra phải lên cót tinh thần, làm việc năng lượng.
- Những động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng vì nạn săn bắn động vật, do cháy rừng, hoặc do biến đổi khí hậu.
- Các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm:
+ Đưa các loài động vật quý hiếm vào danh sách bảo tồn quốc gia.
+ Xây dựng khu bảo tồn đv quý hiếm.
+ Nhân giống các loài động vật quý hiếm.
+ Cấm săn bắt, phá hủy nơi ở của động quý hiếm.
+ Tăng cường công tác rà soát, điều tra đường dây buôn bán động vật quý hiếm và đưa ra hình phạt nặng.
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức toàn dân
- Cách thức vận động mọi người tham gia:
+ Tuyên truyền cổ vũ các bạn tham gia vào các tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ động vật cho người thân bạn bè xung quanh.
+ Tẩy chay những đồ dùng bằng da thú.
Học sinh thực hành cùng người thân những việc làm trên để tự bảo vệ khi có bão.
- Dấu hiệu nguy cơ sạt lở
+ Cần quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực sinh sống như các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại), xuất hiện dấu vết sạt lở, cây bị sạp… Cửa hoặc cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra. Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần, gạch, hoặc nền. Bức tường ngoài, lề đường hoặc cầu thang không nguyên dạng. Xuất hiện các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi. Vỡ mạch nước ngầm. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường bấp bênh. Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới. Hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc di chuyển.
+ Chú ý sự thay đổi của dòng nước. Nếu nước đang từ trong chuyển sang đục thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sắp có sạt lở đất.
+ Khi bắt đầu nghe thấy tiếng rơi của đất đá và âm lượng tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt xuống, những âm thanh lạ, như tiếng cây gãy hoặc tảng đá va chạm với nhau tức là sạt lở đất sắp xảy ra và việc cần làm là nhanh chóng di dời khỏi khu vực nguy hiểm và thông báo cho chính quyền địa phương và hàng xóm để có thể được hỗ trợ kịp thời.
- Thực hiện những việc làm sau để bảo vệ trước nguy cơ sạt lở:
+ Tìm hiểu khu vực gần nhà đã từng xảy ra sạt lở đất.
+ Quan sát đất quanh nơi ở để phát hiện các dấu hiệu của sạt lở đất.
+ Chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc xẻng, cuộn dây,…