K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2020

Bạn tham khảo nhé !

Mở bài

- Giới thiệu tình yêu dân tộc, người dân, đất nước nồng nàn của Bác Hồ

- Trích đoạn thơ

Thân bài

1. Đoạn thơ:

- "Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta": tình yêu Bác dành cho người chiến sĩ cách mạng (Tố Hữu)

- "Thương cuộc đời chung": yêu thương con người, đất nước, nguồn cội, không chỉ yêu cuộc sống của bản thân mà Bác còn yêu cả "cuộc đời chung" cuộc sống lao động của mọi người.

- "Thương cỏ hoa": yêu thiên nhiên

- "Chỉ biết quên mình cho hết thảy/Như dòng sông chảy nặng phù sa ": cuộc sống của Bác là cống hiến cho đời, quên bản thân để lấy lòng yêu nước giữ vững non sông, tình yêu được so sánh như "dòng sông nặng phù sa" -> Tình yêu to lớn, mãnh liệt trong con người Bác.

2. Liên hệ văn bản:

2.1. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

- Đêm là lúc các chiến sĩ bộ đội đi ngủ lấy sức chinh chiến thế mà Bác vẫn ngồi "đinh ninh" trầm tư -> sự lo lắng cho đất nước (lặp lại 2 lần)

- Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc “Người cha mái tóc bạc Dốt lửa cho anh nằm”.

- Bác đi đắp chăn để giữ hơi ấm cho các chiêm sĩ ngon giấc.

- Bác nhón chân nhẹ nhàng đế các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc.

-> Bằng những việc làm rất cụ thể trong đêm đông, ta cũng thấy được lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, được Bác chia sẻ tình yêu thương.

-> Không ngủ, Bác lo lắng cho đất nước, cho vận mệnh non sông và tình yêu sâu nặng Bác dành cho các chiến sĩ, bộ đội.

2.2: Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh

- 2 câu đầu:

+ So sánh: tiếng suối trong - tiếng hát xa

+ Điệp ngữ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa: "lồng"

- 2 câu sau: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ / Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

+ Chưa ngủ: thao thức, lo âu

=> Tình yêu thiên nhiên và tình cảm dạt dào, sâu nặng của Bác dành cho tổ quốc thân yêu.

Kết bài

- Khẳng định tình yêu nước, tình yêu các chiến sĩ bộ đội và tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn Bác

- Trình bày suy nghĩ: mong muốn, hy vọng, hứa hẹn ...

6 tháng 7 2018

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là :

- Phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ.
- Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa
=> Phân tích tác dụng: Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhàvăn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng giành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạnthơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tìnhthương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũngnhư toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác cònbao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngànđời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểutình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vôcùng khi đọc đoạn thơ trên.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ !

6 tháng 7 2018

- Biện pháp tu từ: so sánh: "như"
=> Giá trị: giúp cho hình ảnh của Bác trở nên gần gũi, thân thương hơn và dễ tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc của người đọc (như chúng ta)
- Biện pháp tu từ: điệp "thương"
=> Giá trị: giúp nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng đẹp đẽ về Bác, tăng giá trị biểu cảm cho bài thơ, thể hiện sự trân trọng, khâm phục Bác của tác giả

9 tháng 9 2021

giúp em với:(((

 

9 tháng 9 2021

Tham khảo:

undefined

Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sau:Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá...
Đọc tiếp

Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sau:

Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh... Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa... Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình : tổn thương là rỉ máu.

0
Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sauThế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá...
Đọc tiếp

Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sau

Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh... Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa... Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình : tổn thương là rỉ máu.

1
21 tháng 4 2020

em moi lop 6

Đề bài: em hãy giới thiệu nhà văn Nguyên Hông và tác phẩm ''Những ngày thơ ấu'' của ông, đặc biệt là đoạn trích ''tong lòng mẹ''  Trong sgk ngữ văn tập I*Dàn bài1 Mở bài -Giới thiệu tác giả tác phẩm -Giới thiệu đoạn trích 2 Thân bàia. Giới thiệu tác giả*Cuộc đời -Tên khai sinh, năm sinh - năm mất, quê quán, xuất thân-tính cách phẩm chất *Sự nghiệp văn học -Phong cách sáng tác -Các tác phẩm chính -Gải thưởngb....
Đọc tiếp

Đề bài: em hãy giới thiệu nhà văn Nguyên Hông và tác phẩm ''Những ngày thơ ấu'' của ông, đặc biệt là đoạn trích ''tong lòng mẹ''  Trong sgk ngữ văn tập I
*Dàn bài
1 Mở bài 
-Giới thiệu tác giả tác phẩm 
-Giới thiệu đoạn trích 
2 Thân bài
a. Giới thiệu tác giả
*Cuộc đời 
-Tên khai sinh, năm sinh - năm mất, quê quán, xuất thân
-tính cách phẩm chất 
*Sự nghiệp văn học 
-Phong cách sáng tác 
-Các tác phẩm chính 
-Gải thưởng
b. Giới thiệu tác phẩm 
*Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ 
*Thể loại 
*Vị trí của tác phẩm 
*Tóm tắt nội dung chính 
c. Giới thiệu đọn trích 
*Giới thiệu xuất xứ của đoạn trích 
*Giới thiệu nội dung của đoạn trích 
*Giới thiệu về nghệ thuật của đoạn trích 
3. Kết bài 
-Khẳng định vị trí của tác giả và tác phẩm, đoạn trích đó 
-Bài học liên hệ
(Ai dựa vào dàn ý giúp em làm bài văn hoàn chỉnh với ạ mai em phải nộp rồikhocroikhocroikhocroi

3
18 tháng 1 2022

tham khảo 

 

  Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đã đưa ông lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học là tiểu thuyết Những ngày thơ ấu. Đoạn trích Trong lòng mẹ được xem là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm ấy viết về những năm tháng tuổi thơ đầy khổ cực, đắng cay của chính tác giả.

     Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

 

     Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên.

     Văn bản Trong lòng mẹ được trích trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu, viết về tuổi thơ nhiều cực khổ, bất hạnh của chính Nguyên Hồng. Qua dòng tâm sự của chú bé Hồng, ta thấy hiện lên một xã hội với nhiều cạm bẫy, những sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng mà người đọc cảm nhận được. Ở xã hội đó, tình máu mủ ruột thịt cũng không còn có giá trị. Đó là câu chuyện cảm động về chú bé Hồng, một chú bé yêu thương mẹ đến vô cùng. Mặc dù phải xa mẹ trong khoảng thời gian rất dài nhưng chú bé luôn giữ trong tâm trí của mình hình ảnh người mẹ kính mến và vô cùng yêu thương cậu. Cậu bảo vệ mẹ đến cùng trước sự vô cảm của người thân, sự dè bỉu của mọi người xung quanh. Để rồi cuối văn bản là sự hạnh phúc vỡ òa vui sướng khi cậu bé được gặp người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật trong cách viết của nhà văn Nguyên Hồng, đó là ngòi bút giàu chất trữ tình với những cảm xúc rất đỗi dung dị, ngọt ngào, tha thiết trong dòng cảm xúc của một cậu bé.

18 tháng 1 2022

theo dõi mk dc k vs lm quen nha

1. Trong bài văn : Cây tre tự kể về mình có 2 ý sau:- Ở đâu tre cũng sống được, tre luôn gắn bó yêu thương nhau- Tre luôn gắn bó với cuộc sống con người.Hãy triển khai mỗi ý thành 1 đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ ( liên kết bằng câu)2. Để chứng minh rằng thơ ca Việt nam đã ca ngợi cảnh non sông gấm vóc có thể phác thảo dàn ý như sau:- Ca ngợi cảnh làng quê êm ả, thanh bình ( Buổi...
Đọc tiếp

1. Trong bài văn : Cây tre tự kể về mình có 2 ý sau:

- Ở đâu tre cũng sống được, tre luôn gắn bó yêu thương nhau

- Tre luôn gắn bó với cuộc sống con người.

Hãy triển khai mỗi ý thành 1 đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ ( liên kết bằng câu)

2. Để chứng minh rằng thơ ca Việt nam đã ca ngợi cảnh non sông gấm vóc có thể phác thảo dàn ý như sau:

- Ca ngợi cảnh làng quê êm ả, thanh bình ( Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông)

- Ca ngợi cảnh Côn Sơn khoáng đạt, thanh tĩnh mà nên thơ ( Côn Sơn ca )

- Đèo ngang một vùng núi sông hoa cỏ tĩnh lặng mà trang nhã ( Qua Đèo ngang)

- Cảnh núi rừng Việt Bắc lung linh thơ mộng ( Nhớ rừng Việt Bắc )

- Ánh trăng rằm tháng giêng lồng lộng, tràn đầy trên sông ( Rằm tháng giêng )

Hãy dựa vào dàn ý trên , viết câu mở đoạn để liên kết cách phần với nhau.

0