Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà nước thành bang: Là một hệ thống chính trị gồm một thành phố độc lập, có chủ quyền đối với lãnh thổ tiếp giáp, đóng vai trò là trung tâm đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa
Nhà nước đế chế: Là một tổ chức chính trị trong đó Nhà nước hoặc Quốc gia áp đặt quyền lực của mình lên các quốc gia khác.
(Nhà nước thành bang là cô mình cho, còn nhà nước đế chế là mình lấy trên mạng nhé!)
___HT___
nhà nước thành bang
Thành bang (tiếng Anh: city-state), thị quốc, thành quốc hay thành phố-quốc gia là một thực thể độc lập hoặc tự trị, không do một chính quyền địa phương khác quản lý cho dù lãnh thổ của chính quyền đó bao gồm thực thể này và có thể là vùng lãnh thổ bao quanh nó.[1][2] Encyclopædia Britannica định nghĩa thành bang là một hệ thống chính trị bao gồm một thành phố độc lập có chủ quyền đối với lãnh thổ tiếp giáp và đóng vai trò là trung tâm và nhà lãnh đạo đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa.[3] Thuật ngữ tiếng Anh city-state bắt nguồn từ xứ Anh[3] và được sử dụng lần đầu vào năm 1847.[4] Thuật ngữ thành bang (城邦) là một từ Hán-Việt.
nhà nước đế chế
Đế quốc thông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia. ... Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa.
Đế quốc La Mã (tiếng Latinh: Imperium Rōmānum, tiếng Latin cổ: [ɪmˈpɛ.ri.ũː roːˈmaː.nũː]; tiếng Hy Lạp Koine: Βασιλεία τῶν Ῥωμαίων, tr. Basileia tōn Rhōmaiōn) là chính quyền nối chế độ cộng hoà của La Mã cổ lấy hoàng đế làm lãnh tụ, thống trị lãnh thổ khắp quanh Địa Trung Hải ở châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Từ lúc Caesar Augustus lên ngôi đến Khủng hoảng thế kỷ 3, Đế quốc do một hoàng đế trị, lấy Ý làm mẫu quốc, La Mã làm kinh đô (27 TCN – 286). Về sau được chia thành Đế quốc Tây La Mã, ban đầu đóng đô ở Milan, sau này ở Ravenna, và Đế quốc Đông La Mã, ban đầu ở Nicomedia, sau này ở Constantinopolis, do nhiều hoàng đế cùng trị. Trên danh nghĩa thì La Mã vẫn là thủ đô của cả Đông lẫn Tây đến năm 476 CN, lúc kinh đô cả nước dời về Constantinopolis (người Hy Lạp cổ đại gọi là Byzantium) sau khi Ravenna thất thủ dưới rợ German của Odoacer và hoàng đế Tây phần Romulus Augustus bị lật đổ. Sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã cùng sự Hy Lạp hóa Đế quốc Đông La Mã, giới sử học thường lấy làm giao điểm của cổ đại cổ điển và thời kỳ Trung Cổ.
Tham khảo
Tại Trong Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nuóc thành bang ở Hy Lạp lại không có lịch sử từng tồn tại nhiều thành bang. Cổ xưa nhất phải kể đến các thành bang Uruk và Ur của người Sumer; Thebes và Memphis của người Ai Cập cổ đại; Týros và Sidon của người người Phoenicia; Garamantes của người Berber; các thành bang Hy Lạp như Athens, Sparta, Thebes và Korinthos; Cộng hòa La Mã (từ một thành bang mà vươn lên thành siêu cường trên thế giới
Tham khảo: ⇒⇒ Tại Trong Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nuóc thành bang ở Hy Lạp lại không có lịch sử từng tồn tại nhiều thành bang. Cổ xưa nhất phải kể đến các thành bang Uruk và Ur của người Sumer; Thebes và Memphis của người Ai Cập cổ đại; Týros và Sidon của người người Phoenicia; Garamantes của người Berber; các thành bang Hy Lạp như Athens, Sparta, Thebes và Korinthos; Cộng hòa La Mã (từ một thành bang mà vươn lên thành siêu cường)
1 - Giữa La Mã và Hy Lạp tồn tại nhiều điểm khác biệt vì họ là hai quốc gia khác nhau với hai nền văn minh khác nhau.
2 - Điều kiện tự nhiên thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp. Có sự hiện diện của các dòng sông lớn
3 - Đời sống vặt chất và tinh thần đặc sắc đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc. Tình cảm gắn bó với nhau giữa những người sống lâu trong một vùng, làng, bản.
4 - Vì đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng
tham khảo :
1... Nền văn minh Hy Lạp lâu đời hơn nền văn minh La Mã.
• Một trong những điểm khác biệt chính giữa các nền văn minh này là La Mã đã không đạt được tiến bộ lớn trong khoảng thời gian của họ. Tuy nhiên, Hy Lạp bắt đầu quá trình phát triển như một quốc gia vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
• Thông thường, người ta tin rằng hầu hết những thứ được người La Mã sử dụng là một phần của nền Văn minh Hy Lạp mặc dù chúng đã được phát triển và thay đổi theo tư duy của người La Mã.
• Cả hai nền văn minh đều tin vào sự phân chia dân tộc của họ. Người Hy Lạp chia hệ thống xã hội của họ thành các loại nô lệ, đàn ông tự do, metics, công dân và phụ nữ. Xã hội La Mã bao gồm Đàn ông Tự do, Nô lệ, Người Yêu nước và Người Plebe.
• Phụ nữ, ở Hy Lạp được coi là có vị trí thậm chí còn thấp hơn vị trí của nô lệ. Xã hội La Mã giữ vị trí của phụ nữ cao hơn so với nền văn minh Hy Lạp và họ coi phụ nữ là công dân. Tuy nhiên, họ không cho phép phụ nữ bỏ phiếu hoặc chủ trì các văn phòng chính trị.
• Cả hai nền văn minh đều có ảnh hưởng đến các cấu trúc và kiến trúc mà các tòa nhà sở hữu ngay cả bây giờ. Nền văn minh Hy Lạp có ba phong cách tham gia vào kiến trúc của họ, đó là Ionic, Corinthian và Doric. Kiến trúc La Mã có ảnh hưởng từ kiến trúc Hy Lạp, đã bao gồm phong cách kiến trúc Hy Lạp trong các tòa nhà của họ với việc bổ sung các mái vòm và hệ thống dẫn nước trong các tòa nhà do họ làm.
• Không giống như La Mã, hiện là thủ đô của Ý, Hy Lạp vẫn tồn tại như một quốc gia.
Vì sao có sự khác biệt đó??
Vì giữa La Mã và Hy Lạp tồn tại nhiều điểm khác biệt vì họ là hai quốc gia khác nhau với hai nền văn minh khác nhau.
2...... Điều kiện tự nhiên thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp.
3... - Cuộc sống vật chất: + Việc ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá ,thịt. + Việc ở: Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, lứa, lá, có cầu thang lên xuống. + Việc mặc: Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ: mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực.
4.... Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai vì đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.
Bài giải:
2/ Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có sự khác nhau:
Nhà nước thành bang ở Hy Lạp | Nhà nước đế chế ở La Mã | |
Đặc điểm hình thành | - Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới danh những quốc gia thành bang (polis) đọc lập về kinh tế, chính trị, lực lượng vũ trang và luật lệ riêng. - Không có nhu cầu hợp nhất hay sáng lập thành một quốc gia thống nhất | - Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước La Mã gắn liền với các cuộ chiến tranh xâm lược và bảo vệ lãnh thổ, cướp bóc và nô dịch các dân tộc khác. |
Tổ chức nhà nước | - Đứng đầu là vua (không nắm toàn bộ quyền hành). Tiêu biểu là tổ chức Nhà nước thành bang A-ten: - Đại hội nhân dân: + Gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên + Có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước - Đại hội nhân dân bầu ra: + Hội đồng 500 người + Tòa án 6000 người + Hội đồng 10 tư lệnh | - Đứng đầu là Hoàng đế - Đại hội công dân, gồm: + Đại hội Xăng tu ri: Là đại hội tổ chức theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp. CÓ quyền hành lớn. + Đại hội nhân dân: Mọi công dân La Mã đến tuổi trưởng thành đều được tham gia. Tuy nhiên sự dân chủ này chỉ mang tính hình thức. - Viện nguyên lão: Là cơ quan quyền lực của nhà nước, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, gồm các quý tộc giàu sang, có thể lực. Cơ quan hành pháp bao gồm 2 hội đồng Hội đồng chấp chính và Hội đồng quan án đều do Đại hội Xăng tu ri bầu ra và hoạt động có nhiệm kỳ. - Viện giám sát: Do Hội đồng nhân dân bầu ra để bảo vệ quyền lợi cho giới bình dân. Tuy vậy, quyền lực của Viện giám sát rất hạn chế. → Thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nền cộng hòa La Mã. Đó là chính thể Cộng hòa quý tộc chủ nô |
Hình thức nhà nước | Hai hình thức chính thể cộng hòa (cộng hòa quý tộc chủ nô và cộng hòa dân chủ chủ nô) | Hình thức cộng hòa quý tộc chủ nô -> chính thể nhà nước quân chủ chuyên chế (cuối TK II) |
Nguồn luật | - Các đạo luật do Hội nghị công dân thông qua - Những tập quán bất thành văn | - Các quyết định của các hoàng đế La Mã, các quyết định của lực cao nhất (viện nguyên lão), các quyết định của tòa án. - Các tập quán pháp - Văn bản pháp luật – là sản phẩm của hoạt động hệ thống hóa pháp luật. → Nguồn luật rất phong phú, |
câu 3:Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
Câu 2:Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :
- Giống nhau :
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
- Khác nhau :
Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn
Bạn tham khảo nha :
Câu 1 : Bài 12 : Nước Văn Lang | Học trực tuyến
Câu 2 : Bài 16 : Ôn tập chương I và chương II | Học trực tuyến
Câu 3 : Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp theo) | Học trực tuyến