Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bảo quản thức ăn thô:
- Phơi khô: Rơm lúa và cỏ sau khi thu cắt được phơi khô tự nhiên và đóng bánh hoặc cuộn thành khối. Rơm, cỏ khô được bảo quản trong kho hoặc nơi cao ráo có mái che và khô thoáng.
- Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ.
- Bảo quản bằng phương pháp kiểm hoá: Rơm, rạ được kiểm hoá với urea hoặc nước vôi trong 7 10 ngày.
Bảo quản nguyên liệu thức ăn:
- Các nguyên liệu thức ăn như cám gạo, cám mì, ngô, sắn lát, ... sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp được bảo quản trong silo hoặc trong kho dưới dạng đổ đống hay đóng bao. Kho bảo quản cần khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
- Các nguyên liệu giàu protein (bột cá, bột thịt, ...), premix và phụ gia được bảo quản trong kho có kiểm soát nhiệt độ thấp hơn 25 °C để tránh ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn
- Nguyên liệu dạng lỏng (dầu, mỡ, rỉ mật, ...) được bảo quản trong các thùng hay các bình chứa lớn và được bảo quản ở khu vực riêng.
Bảo quản thức ăn công nghiệp:
- Thức ăn công nghiệp sau khi sản xuất được bảo quản trong kho thành phẩm của cơ sở sản xuất.Các bao thức ăn được bảo quản trên kệ gỗ, cách mặt nền 30 – 40 cm, cách tưởng 0,7 – 1 m. Kho bảo quản cần thông thoảng tốt, nhiệt độ dưới 30 °C, độ ẩm dưới 70%. Trong kho nên phân khu bảo quản theo lỗ, thời gian sản xuất, tránh để lẫn thức ăn cũ và mới. Phun thuốc diệt côn trùng, nấm mốc trước khi nhập thức ăn vào kho. Thường xuyên kiểm tra thức ăn và vệ sinh kho. Thời gian bảo quản trong kho dưới 6 tháng.
Các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô:
- Bước 1: Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng.
- Bước 2: Ngâm rơm khô với nước vôi (1%).
- Bước 3: Rửa sạch nước vôi.
- Bước 4: Phơi, sấy rơm.
- Bước 5: Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng.
Bảo quản thức ăn nơi khô ráo thoáng mát.
Kiểm tra thức ăn trước khi sử dụng .
Đảm bảo được vệ sinh khi sử dụng thức ăn.
- Trong trường hợp gia đình e nuôi gia cầm e sẽ làm những cách sau:
+ Quản lí hệ thống nước uống
+ Lưu trữ thức ăn
+ Quản lí kho chứa thức ăn
+ Giữ an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Trộn thức ăn với các loại thuốc phòng bệnh
+ Tùy vào vật nuôi và phân chia thức ăn vừa đủ
Tham khảo:
Thức ăn chăn nuôi được sản xuất bằng phương pháp ủ chua thức ăn thô, xanh; ủ chua thức ăn thô, xanh; ủ men thức ăn tinh bột và sản xuất công nghiệp
Thức ăn chăn nuôi thường được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát; phải thực hiện dọn dẹp, vệ sinh, sát trùng, diệt côn trùng định kì.
Tham khảo:
Bệnh chướng hơi dạ cỏ à một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra, thường gặp ở trâu, bò. Vi khuẩn này thường sống trong đường ruột của động vật và tồn tại trong các loại thức ăn dễ lên men, nhất là đường và tinh bột, cùng với môi trường ẩm ướt. Khi con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn này, đường ruột của chúng sẽ trở nên kiềm và tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium perfringens phát triển. Việc ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi pH và môi trường trong đường ruột của động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Khi động vật nhiễm bệnh, chúng có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và mất cân nặng. Vì vậy, cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi
Việc làm khô thức ăn nhằm mục đích: ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, tránh gây ẩm mốc.
Ở gia đình, địa phương em loại thức ăn chăn nuôi thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô là: thóc, ngô...