K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2016

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ngô Quyền làm vua được 5 năm thì mất (939 - 944), truyền ngôi vua cho con trưởng là Ngô Xương Ngập. Người em vợ Ngô Quyền là Dương Tam Kha cướp ngôi và tự xưng là Dương Bình Vương. Từ đó diễn ra sự tranh chấp giữa các con của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn với Dương Tam Kha. Năm 950, Ngô Xương Văn (em Ngô Xương Ngập) lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua, xưng là Nam Tấn Vương, Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương (lúc này nước ta có hai vua), đóng đô ở Cổ Loa.
 
   Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Năm 955, Ngô Xương Văn chết. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn.

bn vui lòng tự chọn lọc những ý chính nhé 

chúc bn hok tốt haha

27 tháng 11 2017

Đáp án B

30 tháng 1 2019

Lời giải:

Sau khi Ngô Quyền mất, hai con trai là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương. Nhân cơ hội đó Dương Tam Kha chiếm tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Đến năm 950 nhà Ngô đã giành lại được ngai vàng nhưng uy tín đã giảm sút rất nhiều. Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương tiếp tục nổi lên. Đất nước rơi vào tình trạnh chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ mỗi vùng riêng biệt, liện tục xảy ra xung đột, Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.

= > Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là do các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh

Đáp án cần chọn là: B

9 tháng 11 2016

- Việc Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc, khẳng định lòng yêu nước của Ngô Quyền.

- Mặc dù đã có chính quyền từ trung ương đến địa phương,nhưng tổ chức này còn đơn giản(giúp việc cho vua là các quan văn,quan võ và thứ sử ở các địa phương). Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã đặt nền móng mới để khẳng định đất nước ta là 1 đất nước thống nhất,độc lập

28 tháng 10 2018

alt text

- Việc Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc, khẳng định lòng yêu nước của Ngô Quyền.

- Mặc dù đã có chính quyền từ trung ương đến địa phương,nhưng tổ chức này còn đơn giản(giúp việc cho vua là các quan văn,quan võ và thứ sử ở các địa phương). Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã đặt nền móng mới để khẳng định đất nước ta là 1 đất nước thống nhất,độc lập

5 tháng 10 2016

1. 

Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, vua nắm mọi quyền hành , bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng thể hiện ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình.

2. 

Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta :

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.
+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
+ Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

3. 

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đỏ ờ Hoa Lư (Ninh Bình).
- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân" : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan "Loạn 12 sứ quân".
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.

5 tháng 10 2016

4. 

Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng... là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

5.

Vì : 

Dương Tam Kha vì mưu lợi riêng, nhân khi các con Ngô Quyền còn nhỏ đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối. Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương — địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nổi dậy... gây ra "Loạn 12 sứ quân".

6.

Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.

8 tháng 12 2021

A

13 tháng 11 2021

loạn 12 sứ quân

13 tháng 11 2021

Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước ta rơi vào tình trạng triều đình lục đục, tranh giành nhau ngai vàng. Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng, lập chính quyền riêng, không phục tùng triều đình và đánh chiếm lẫn nhau.

18 tháng 10 2016

1. 

Ý nghĩa của việc Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ:

- Tiết độ sứ là tên của một chức có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì vậy Ngô Quyền đã bỏ chức tiết độ xứ của mình ý khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc, khẳng định lòng yêu nước của Ngô Quyền.

- Thêm một ý phụ nữa là Ngô Quyền xưng vương là vì muốn khẳng định chủ quyền dân tộc.

2

* Nhận xét :

- Mặc dù đã có chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhưng tổ chức này còn đơn giản (giúp việc cho vua là các quan văn, quan võ và thứ sử ờ các địa phương).

- Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.

18 tháng 10 2016

3.

Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất :

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.

+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.

+ Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

4. Vì :

+ Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương — địa phương lỏng lẻo,

+ Các thế lực trong nước nổi dậy, 12 nước nổi dậy đánh nhau ... gây ra "Loạn 12 sứ quân".

5. Tình trạng này đặt ra yêu cầu cần có một vị vua thống nhất đất nước và củng cố lại nền độc lập của dân tộc

20 tháng 12 2016

Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.

20 tháng 12 2016

C.ơn pạn nhìu nha