Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông:
+ Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học.
+ Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.
+ Cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc.
- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.
- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông
+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người
+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn
+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn
- Nội dung của lòng yêu nước thương dân
+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh
+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước
- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ
+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ
+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa
Tham khảo (Lazi):
Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã gợi ra cho ta những suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ đâu được quyền được hưởng hạnh phúc của riêng mình, đâu được coi trọng trong xa hội nam quyền ấy. Tất cả những gì ta nhìn thấy trong thân phận họ chỉ là những bất hạnh khôn nguôi. Thân phận người phụ nữ là thân phận bị phụ thuộc, bị phụ thuộc vào người khác mà không thể cất lên tiếng nói đòi quyền sốn,g quyền hạnh phúc cho chính mình. Số phận khổ đau, cơ cực ấy làm ta vô cùng thương xót. Không phải ngẫu nhiên ca dao xưa luôn luôn mở đầu lời ca nói về thân phận người phụ nữ bằng cụm thân em. Dẫn em có muôn phần xinh đẹp thì cũng chỉ là tấm thân nhỏ bé trôi dạt trong những đau thương.
Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều nỗi đau đớn, tủi nhục khi không đươc quyền nói, quyền lên tiếng bảo vệ mình, phải dựa dẫm vào người khác.
- Thông tin về Đại thi hào Nguyễn Du:
+ Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.
+ Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
+ Cuộc đời: Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
+ Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:
● Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
● Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.
- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
Đoạn văn tham khảo
Trong cuộc vận động xã hội trong buổi giao thời những năm 30 của thế kỉ trước, nhân vật Manh Manh nữ sĩ - nữ phóng viên đầu tiên của Việt Nam đã làm nên cuộc cách mạng “Nữ quyền” để đòi quyền bình đẳng giới trong xã hội; gần 100 năm sau, chúng ta đã được chứng kiến vị thế của phụ nữ đã rất khác trong xã hội hiện đại ngày nay. Cuộc sống của người phụ nữ hiện đại không chỉ còn gói gọn trong gia đình mà phải là sự thống nhất giữa gia đình và xã hội. Phái nữ của thời nay hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Những em bé gái được đi học, được chăm sóc, yêu thương như bao đứa trẻ khác. Phái nữ ngày nay được thỏa sức thể hiện sự nổi trội của mình trong các lĩnh vực khác nhau, hoàn toàn được nói lên tiếng nói cá nhân trong bất kì trường hợp nào. Họ cũng có thể tự do lao động, lựa chọn ngành nghề khác nhau. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Đó là những thay đổi to lớn mà chắc hẳn nếu nữ sĩ Manh Manh được chứng kiến, bà sẽ mỉm cười hạnh phúc.
Nguyễn Du sống vào thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, khi xã hội phong kiến Việt Nam trải qua nhiều biến động, bất ổn với những cuộc chiến tranh, phân tranh quyền lực và sự suy tàn của triều đại. Trong bối cảnh ấy, con người, đặc biệt là người phụ nữ, phải chịu nhiều áp bức, bất công và mất tự do, trở thành nạn nhân của những định kiến khắc nghiệt và sự phân biệt giai cấp sâu sắc. Là một nhà thơ lớn, có tầm nhìn nhân đạo, Nguyễn Du thấu hiểu nỗi đau và sự tổn thương của con người, đặc biệt là phụ nữ, trong xã hội phong kiến. Ông chọn xây dựng nhân vật Thúy Kiều - một điển hình cho hình tượng người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh, để tố cáo những bất công xã hội, đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với số phận con người. Bằng cách khắc họa chân thực số phận của Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ, mà còn phê phán chế độ phong kiến và những thế lực đã đẩy con người vào bi kịch. Từ đó, ông gửi gắm niềm mong mỏi về một xã hội công bằng hơn, nơi con người có thể sống hạnh phúc và được tôn trọng, đặc biệt là người phụ nữ.