K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC

   Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt của chung ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của "Lục Vân Tiên", hiểu "Lục Vân Tiên" khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp.

   Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược. Ông vốn là một nhà nho sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc đất nước lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi tỏ tâm hồn trong sáng, cao quý lạ thường của tác giả và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!

   "Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã!". Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng. Cảnh đất nước cũng như cảnh riêng càng long đong, đen tối, thì khí tiết của người chí sĩ yêu nước càng cao cả, rạng rỡ: "Sự đời thà khuất đôi tròng thịt/ Lòng đạo xin tròn một tấm gương!".

   Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng: "Học theo ngòi bút chí công/ Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu!" hay: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

   Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và Nguyễn Đình Chiểu trọng chức trách của mình chừng nào thì càng khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa chừng nấy: "Thấy nay cũng nhóm văn chương/ Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!" [...]

   Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút - tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu - đã diễn tả, thật sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước. Chúng ta hãy đọc lại nhiều đoạn trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" [...] Bài văn ấy của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi. Hai bài văn hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...".

   Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bây giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ.

(Bài viết vào tháng 7/1963 nhân dịp kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đinh Chiểu, in trong: Tuyển tập Phạm Văn Đồng, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008)

Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định hai câu văn mà người viết đã sử dụng trong bài để nêu nhận xét khái quát, chính xác và sinh động về đặc điểm, giá trị văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3. Nêu nhận xét về việc lựa chọn và sử dụng bằng chứng của người viết trong văn bản.

Câu 4. Mục đích so sánh hai văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là gì?

Câu 5. Kết thúc văn bản, tác giả viết: "Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ". Hãy liên hệ với thực tiễn hiện nay để đưa ra lí lẽ/ bằng chứng khẳng định sau hơn nửa thế kỉ (tính từ khi tác giả viết bài này - năm 1963), niềm tin, niềm hi vọng của tác giả đã trở thành hiện thực.

0
4 tháng 4 2017

Chọn đáp án: C

Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

14 tháng 6 2021

đề bài là j vậy ạ???

18 tháng 6 2021

Hình như là đề mở thì phải vì nó chỉ có như này thôi ạ

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (Tục ngữ)(2) Thân em như hạt mua rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.(Ca dao)(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến  Hỡi đồng bào toàn quốc  Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :

(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 

(Tục ngữ)

(2) Thân em như hạt mua rào

 Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa

 Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

(Ca dao)

(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

  Hỡi đồng bào toàn quốc

  Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

  Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

  Hỡi đồng bào!

 Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

 Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

 Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.

  Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta!

  Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

  Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

 Hà Nội , ngày 19 tháng 12 năm 1946 

Hồ Chí Minh               

Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?
1
25 tháng 7 2018

Cả 3 văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Văn bản (1) : trao đổi kinh nghiệm, gồm một câu.

Văn bản (2) : bày tỏ tâm tình, gồm nhiều câu, được viết bằng thơ.

Văn bản (3) : bày tỏ tâm tình, khơi gợi tình cảm, gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau, được viết bằng văn xuôi.

29 tháng 8 2023

a. Nhân hóa

Tác dụng: Mùa thu Hà Nội hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ thật đẹp và thơ mộng, về thời tiết, thiên nhiên, không gian (chớm lạnh, xao xác hơi may, phố dài). Đặc biệt, sự cảm nhận của tác giả thật tinh tế và tài hoa khiến cho mùa thu Hà Nội bỗng nhiên biểu hiện bằng hình khối, màu sắc, ánh sáng. Đó là thứ hình khối, ánh sáng, màu sắc của tâm trạng nên khiến lòng người càng thêm xao động.

b. Biện pháp hoán dụ: cánh đồng quê chảy máu.

- Biện pháp nhân hóa: dây thép gai đâm nát trời chiều      

→ Tác giả thật tài tình và khéo léo khi sử dụng thành công biện pháp hoán dụ và nhân hóa để vẽ lên một tranh đồng quê quen thuộc, dân dã mà vô cùng tang thương. Với những hình ảnh "chảy máu, đâm nát" khiến người liên tưởng đến những dấu hiệu của chiến tranh. Mà chiến tranh là đổ máu. Một khung cảnh thật ảm đạm, buồn đến tái tê.

c. Ẩn dụ

Tác dụng: Hình ảnh “trán cháy rực” và "bát ngát ánh bình minh” gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc. Dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. Câu thơ cuối tràn đầy kiêu hãnh, niềm vui, khát vọng bùng nổ hi vọng. Sự bát ngát của trời đất là sự bát ngát của niềm tin con người.

d. BPTT nổi bật là: so sánh

+ Người lên như nước vỡ bờ (từ so sánh: như)

Tác dụng: nói lên tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam

5 tháng 3 2023

a) Nhân hóa

Tác dụng: Mùa thu Hà Nội hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ thật đẹp và thơ mộng, về thời tiết, thiên nhiên, không gian (chớm lạnh, xao xác hơi may, phố dài). Đặc biệt, sự cảm nhận của tác giả thật tinh tế và tài hoa khiến cho mùa thu Hà Nội bỗng nhiên biểu hiện bằng hình khối, màu sắc, ánh sáng. Đó là thứ hình khối, ánh sáng, màu sắc của tâm trạng nên khiến lòng người càng thêm xao động.

b) Biện pháp hoán dụ: cánh đồng quê chảy máu.

- Biện pháp nhân hóa: dây thép gai đâm nát trời chiều      

=> Tác giả thật tài tình và khéo léo khi sử dụng thành công biện pháp hoán dụ và nhân hóa để vẽ lên một tranh đồng quê quen thuộc, dân dã mà vô cùng tang thương. Với những hình ảnh "chảy máu, đâm nát" khiến người liên tưởng đến những dấu hiệu của chiến tranh. Mà chiến tranh là đổ máu. Một khung cảnh thật ảm đạm, buồn đến tái tê.

c) Ẩn dụ

Tác dụng: Hình ảnh “trán cháy rực” và "bát ngát ánh bình minh” gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc. Dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. Câu thơ cuối tràn đầy kiêu hãnh, niềm vui, khát vọng bùng nổ hi vọng. Sự bát ngát của trời đất là sự bát ngát của niềm tin con người.

d) BPTT nổi bật là: so sánh

+ Người lên như nước vỡ bờ (từ so sánh: như)

Tác dụng: nói lên tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a) 

- Biện pháp hoán dụ: cánh đồng quê chảy máu.

- Biện pháp nhân hóa: dây thép gai đâm nát trời chiều

Tác giả thật tài tình và khéo léo khi sử dụng thành công biện pháp hoán dụ và nhân hóa để vẽ lên một tranh đồng quê quen thuộc, dân dã mà vô cùng tang thương. Với những hình ảnh "chảy máu, đâm nát" khiến người liên tưởng đến những dấu hiệu của chiến tranh. Mà chiến tranh là đổ máu. Một khung cảnh thật ảm đạm, buồn đến tái tê.

b) Biện pháp ẩn dụ. Hình ảnh “trán cháy rực” và "bát ngát ánh bình minh” gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc. Dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. 

c) Khổ thơ sử dụng rất sáng tạo thể thơ lục ngôn thể hiện cảm xúc như bị dồn nén lại, chất chứa trong lòng đất nước bấy nay. Nhân hóa kết hợp với việc sử dụng linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ “tức nước vỡ bờ”. Tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?
b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác:
Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước.
c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?
   Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

4 tháng 3 2023

     Đất nước là một đề tài quen thuộc từ xưa đến nay của các nhà thơ nhà văn. Nguyễn Đình Thi chính là một gương mặt tiêu biểu cho đề tài này, Đất nước Nguyễn Đình Thi không giống với bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Các câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là các câu dài, ngắn xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt. Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao. Nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

   Từ việc cảm nhận bài thơ Đất nước, ta thấy được nhiều nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên. Bằng việc sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục – tập quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian như ca dao – dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích, …Điều đặc biệt là tác giả sử dụng một cách sáng tạo, không trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích một vài từ nhưng người đọc cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy. Giọng thơ trữ tình – chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người. Bài thơ như một lời ca, lời hát chạm đến trái tim người đọc.

- Biện pháp tu từ so sánh trong bài: Bài thơ như một lời ca, lời hát chạm đến trái tim người đọc.