Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung đúng. Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế. Nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, có lần còn bị giáng xuống làm lính thú.
Đáp án cần chọn là: A
Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Ngoài ra còn sáng tác bằng chữ Hán, khoảng 50 bài thơ, 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú.
Đáp án cần chọn là: B
- Các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn Phú.
- Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo của tác giả.
Nguyễn Công Trứ là người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đáp án cần chọn là: D
Tham khảo:
"Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ", quả đúng là như vậy. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người, là độ tuổi sung sức với nhiều ước mơ, đam mê và hoài bão, có khát khao, mục tiêu, quyết tâm thực hiện những gì bản thân mong muốn, đồng thời dâng hiến tất cả sức xuân tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Và "Tuổi trẻ là phải sống đẹp", đó là một quan điểm vô cùng đúng đắn. "Sống đẹp" là sống một cách tích cực, không có những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, hay các hành vi lệch chuẩn, có thái độ văn hóa ứng xử phù hợp, thể hiện bản thân là một con người văn minh, lịch sự, có học thức. Vậy vì sao tuổi trẻ phải sống đẹp ?. Thứ nhất, tuổi trẻ là tương lai của mỗi quốc gia dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, có đầy đủ tư duy, năng lực và phẩm chất để trở thành lớp lực lượng kế cận, phát huy những thành quả sẵn có của quá khứ, đưa đất nước ngày một đi lên. Thứ hai, tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ, sự sáng tạo cùng phẩm chất tư duy trong công việc. Thứ ba, tuổi trẻ luôn là những người có nhiệt huyết nồng nàn, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân đến những nơi khó khăn để làm việc khó mà không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc. Chính vì tuổi trẻ có vai trò quan trọng như vậy nên lớp người này lại cần thiết có một lối sống đẹp, tích cực, có lí tưởng và mục đích sống cao đẹp. Vì vậy, để rèn luyện cho mình một phong cách sống đẹp, tuổi trẻ cần ra sức học tập thi đua, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hăng hái thi đua trong mọi lĩnh vực của đời sống, chủ động gánh vác những trách nhiệm to lớn mà các thế hệ đi trước giao phó. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người trẻ có lối sống buông thả, bồng bột ỷ lại, ăn chơi sa đọa, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội,... Chúng ta cần khắc phục ngay những biểu hiện đó để trở thành những con người có nhân cách, trở thành niềm tự hào của gia đình xã hội. Đồng thời, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, phát triển.
Quan niệm sống được thể hiện qua bốn câu thơ trên:
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
=> Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung, tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả vật chất và tinh thần.
- “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.
Không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục, sống thoát tục.
=> Sống không giống ai, sống ngất ngưởng.
Đáp án: F
Câu 1. Trong bài, từ “ ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần.
- “Ngất ngưởng” tại triều: ông là một vị quan trí dũng có thừa nhưng chỉ để “ làm nên tay ngất ngưởng”. Sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là coi việc làm quan như bị trói buộc hay giam trong lồng, cũi…
- “ngất ngưởng” khi “ Đô môn giải tổ” : sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận. Ông muốn là một người sống tự nhiên, không cao siêu như tiên, như Phật nhưng cũng không phải sống cuộc sống dung tục tầm thường.
- Ngất ngưởng => thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.
Câu 2: NCT cho rằng làm quan bị gò bó nhưng ông vẫn ra làm quan vì:
- Ông có tư tưởng giúp nước cứu đời
- Kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt của mình trên cõi đời
- “nợ công danh” ( Phạm Ngũ Lão” : NCT từng nói “ Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với nuí sông” => khẳng định vai trò lớn lao mình phải đảm nhiệm,gánh vác trong cuộc đời.
=> Những việc đó cho thấy sự tự tin, tự ý thức, đề cao cái tôi cá nhân của NCT.
Câu 3: NCT cho mình là ngất ngưởng. Vì :
- Ông có tài năng khác người. Ông ra làm quan nhưng chỉ coi đó như một việc đùa, thoải mái suy nghĩ, nói năng…
- Có lúc ông phóng túng nhưng không trần tục để rồi Bụt cũng phải “ nực cười tay ngất ngưởng”.
- NCT đề cao, tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng. Vì:
+ Với tư cách là một nhà nho, ông đã nhập thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau, có mặt ở nhiều nơi trên đất nước, có những công lao đáng tự hào mà vẫn giữ đúng nghĩa vua tôi.
+ Mặt khác, ông cũng giữ được bản lĩnh cá nhân, giữ được cá tính của mình.
Câu 4: Thể hát nói có nhiều nét tự do, nhất là so với thơ Đường:
- TRong một bài thường có 11 câu nhưng ngoại lệ khá nhiều ( bài này 19 câu)
- Số chữ mỗi câu không hạn định
- Vần linh hoạt, không khắt khe về đối bằng trắc như thơ Đường
=> TÍnh chất tự do, phù hợp với cách diễn đạt những cảm xúc mới mẻ, khoáng đạt, phóng túng.
Nguyễn Công Trứ khoe danh vị xã hội hơn người: thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Dương.
Đáp án cần chọn là: D