Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, - Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):
Những luận điểm bài viết:
Mở đầu: Luận điểm trung tâm của bài - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, tìm hiểu và đề cao hơn nữa
Trình bày nét đặc sắc cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
+ LĐ 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước
- LĐ 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
- LĐ 3: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên
- Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng
- Luận điểm phù hợp với nội dung bài viết, cách sắp xếp luận điểm khác với cách xếp thông thường khi tác giả nói tới con người, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu, rồi mới trình bày nét đặc sắc trong thơ văn của ông
b, - Mấy ý nghĩa về thơ (Nguyễn Đình Thi):
Các luận điểm được triển khai:
- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người
- Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ
- Ngôn ngữ thơ khác loại hình ngôn ngữ của kịch, truyện, kí
c, Trong bài Đô-xtôi-ép-xki
Luận điểm
Nỗi khổ vật chất, tinh thần, sự vươn lên của nhà văn
- Vinh quang, cay đắng trong cuộc đời Đô-tôi-xep-xki
- Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô-tôi-ep-ski
Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
Đáp án cần chọn là: B
Phân tích đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:
- Lời đoạn thơ như khúc hát ân tình, tha thiết về Việt Bắc, quê hương cách mạng trong thời kháng chiến
- Bên cạnh bức tranh đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, tình cảm của người lính cách mạng là vẻ đẹp của tự nhiên
+ Bức tranh tứ bình về Việt Bắc được tái hiện đạt tới sự tinh tế
+ Bức tranh mùa xuân ấm áp, rực rỡ: hoa chuối đỏ tươi
+ Mùa xuân với gam màu trắng của hoa mơ, hoa mận gợi lên cảnh núi rừng tràn đầy sức xuân, sự tinh khiết
+ Bức tranh mùa hè với màu vàng rực rỡ của rừng cây vào thu, hòa quyện với âm thanh tiếng ve kêu nét đặc trưng mùa hè
+ Hình ảnh con người nổi bật giữa không gian núi rừng càng khiến câu thơ trẻ nên ngọt ngào, thi vị hơn
+ Với hình ảnh của những khung cảnh Việt Bắc xuất hiện trước mắt người đọc với tiếng hát của con người, sự hài hòa giữa cảnh và người tạo nên sự nổi bật cho nhau.
+ Bức tranh thứ tư rừng thu Việt Bắc trở nên mênh mông, nhưng không hề lạnh lẽo bởi có tiếng hát hòa quyện với hình ảnh ánh trăng êm đềm, thanh bình
- Việt Bắc được xem là sự tài hoa của Tố Hữu, nhà thơ thể hiện sự tinh tế của mình bởi sự dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa, bức tranh thiên nhiên gắn liền với vẻ đẹp, tâm hồn của con người.
Mở bài
- Giới thiệu tác giả,tác phẩm
- Tính dân tộc trong thơ
Thân bài
1. Giới thiệu ngắn gọn về vị trí văn học sử của bài thơ và đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Việt Bắc là 1 đỉnh cao trong sự nghiệp thơ của Tố Hữu. Bài thơ đã kết tinh được tính dân tộc đậm đà - một trong những đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu
2. Tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) được biểu hiện ở nội dung và hình thức nghệ thuật.
a. Tính dân tộc biểu hiện trong nội dung
- Đề tài chia tay giàu tính dân tộc: Cuộc chia tay lịch sự của những cán bộ cách mạng miền xuôi và các đồng bào dân tộc được tác giả ví như đôi bạn tình.
- Chủ đề đậm đà tính dân tộc :
+ Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm (bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc). Hiện thực sôi động hào hùng của những cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược, ...thêm trường các khu ...)
+ Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiên của những con người Việt Bắc,với nhân dân,với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sâu là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc ... Đây cũng là lẽ sống lớn, tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.
b. Tính dân tộc biểu hiện trong các hình thức ngệ thuật
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bác vừa cổ điển, vừa dân dã, vừa hiện đại (Mình có nhớ những ngày ... Tân trào hồng thái ...)
+ Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca dao (Tiêu biểu đại từ ta - mình)
+ Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết (đại từ ta - mình, điệp ngữ mình đi / mình về, các tiểu đối, hệ thống từ láy: tha thiết, bâng khuâng,... )
Đánh giá: Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà từ nội dung trữ tình tới nghệ thuật tữ tình. Vì thế, bài thơ dễ dàng tạo được tiếng nói đồng ý, đồng tình của người đọc.
Kết bài
- Bạn tự mình nêu cảm nghĩ nhé.
Tác giả Tố Hữu được biết đến là nhà thơ trữ tình chính trị với nhiều tác phẩm tái hiện chân thực chặng đường cách mạng. Việt Bắc, kiệt tác nghệ thuật của Tố Hữu, được sáng tác trong giai đoạn lịch sử quan trọng- thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước của dân tộc. Với tầm nhìn của nhà tư tưởng, tâm hồn nghệ sĩ, Tố Hữu miêu tả sâu sắc mà cảm động cuộc chia ly của những người lính kháng chiến với căn cứ cách mạng Việt Bắc, cũng như hiện thực chiến tranh suốt 15 năm kháng chiến.
Biểu hiện tính dân tộc trong thơ Việt Bắc (Tố Hữu):
Nội dung:
- Vẻ đẹp đặc trưng tâm hồn, cốt cách dân tộc Việt Nam:
+ Tình cảm tha thiết gắn bó với cội nguồn, quá khứ, gian khổ
+ Tình cảm gắn bó, ngọt bùi, đồng cam cộng khổ
+ Tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến
+ Niềm tự hào dân tộc trước sự trưởng thành Cách mạng
- Tính dân tộc thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập tới những phương diện đặc trưng nhất đời sống con người
- Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đặc trưng, độc đáo, kỉ niệm với những người dân Việt Bắc
Phương diện nghệ thuật
- Thể thơ lục bát, giọng thơ uyển chuyển, giàu nhạc tính, dễ nhớ, dễ thuộc
- Hình thức đối đáp trong ca dao trữ tình
- Cách xưng hô ta- mình mộc mạc, dân dã, thấm tính quân dân
- Ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, hình ảnh gần gũi, nhiều sức gợi
- Tình yêu thiên nhiên, con người Việt Bắc sâu nặng, nghĩa tình
Trong phần 2 của văn bản, tác giả đã viết phân tích và sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu” bằng các lí lẽ và dẫn chứng:
- Lí lẽ:
+ “Vẫn là tiếng nói của tình cảm, tình yêu, nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân”
+ “ Bài thơ cấu tạo theo lối đối đáp thường gặp trong văn học dân gian, đối đáp giữa hai người thương nhau, tình nghĩa mặn nồng, nay phải chia tay nhau…”
+ “Ở chiều sâu của suy nghĩ, thơ là tâm trạng thống nhất của những người kháng chiến, của chính bản thân nhà thơ tạo nên sự liền mạch của hơi thở, giọng thơ”
+ “Nhưng đi sâu hơn thì “mình”cũng là “ta”, “ta” cũng là “mình”, “ta” và “mình” hòa làm một
+ “Nhà thơ đã khai rất đắt chữ “mình” trong tiếng Việt. Mình là bản thân mình, là ta, nhưng mình cũng là người khác, một người khác thân thiết với mình, người bạn đời của mình, vì vậy có thể xem như chính mình”
+ “Những câu thơ như “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai” hay “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” vừa dân dã, cổ điển, cân đối, cô đúc, lại ngân vang…”
+ “Rừng núi tình nghĩa cũng là rừng núi chiến đấu rất kiên cường. Và tâm hồn con người ngọt ngào chung thủy giản dị trong cuộc sống hằng ngày rất hân hoan, rộng mở…”
+ “Nói đến thiên nhiên của Việt Bắc, tấm lòng chân thật, tình nghĩa sắt son của người Việt Bắc, thơ Tố Hữu đằm thắm như ca dao, dân ca. Nhưng khi miêu tả không khí sôi nổi…”
+ “Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt quen thuộc với cảm nghĩ của quần chúng, thích nhịp điệu êm ái, cân đối của câu thơ… cần thể hiện”
- Dẫn chứng:
+ Trích dẫn cuộc nói chuyện của Tố Hữu với nhà nghiên cứu văn người Pháp Mi-ren Găng-sen
+ Trích dẫn các câu thơ trong bài thơ Việt Bắc