Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bước 1: Chuẩn bị nghe
Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:
• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.
• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.
• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:
• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.
•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.
• Không vội nhận xét, kết luận,..
• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:
- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.
- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.
• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng
• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:
• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.
• Khi trao đổi, bạn nên:
- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.
- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.
- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.
• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.
• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.
Câu văn nêu nhận xét khái quát về con người Nguyễn Trãi thể hiện trong thơ văn: “Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự hài hoà giữa một vĩ khái quát về con người nhân và một con người hết sức đời thường.”
Câu nêu nhận xét khái quát là: Đó là con người chí hiếu, luôn canh cánh nỗi niềm chưa báo đáp công ơn sinh thành [...] người bạn chí tình, qua bao thăng trầm, thành bại của cuộc đời, vẫn hẹn ước có buổi về lại nơi quê nhà, cùng bạn vác cuốc ra đồng trong một ngày xuân.
Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự hài hoà giữa một vĩ nhân và một con người hết sức đời thường.
Tham khảo
+Cách sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.
+Cách xưng hô “ta”, “người”
=>Hai vế tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhân mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.
- Cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa và giá trị chủ đề có sự mạch lạc, liên kết với nhau, giúp người đọc hiểu rõ chủ đề bài viết và ý nghĩa chủ đề biểu hiện là gì.
- Có sự bao quát chung phù hợp với mọi đối tượng người đọc và mục đích truyện ngụ ngôn viết ra.
* Bài viết mẫu tham khảo:
Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949).
Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Đoạn mở đầu bài thơ là một bức tranh thu Hà Nội trong những ngày tác giả rời thủ đô đi chiến đấu và hình ảnh người ra đi:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
…
Sau lưng thềm lá… đầy
Bài thơ Đất nước không viết về mùa thu nhưng khởi nguồn cảm hứng cho nhà thơ nghĩ về đất nước là một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc mang đậm đặc trưng thu của Việt Nam với bầu trời trong xanh, làn gió mát thổi nhẹ hoà lẫn với hương cốm ngạt ngào. Là một nghệ sĩ – chiến sĩ của thời đại cách mạng, Nguyễn Đình Thi cảm nhận mùa thu bằng hương cốm mới. Các nghệ sĩ đặc biệt yêu món ăn Việt Nam đều ca ngợi vẻ đặc sắc, độc đáo của cốm. Chỉ với hình ảnh “hương cốm mới”, Nguyễn Đình Thi vừa gợi được thời gian, không gian thu, vừa bộc lộ được tấm lòng yêu nước thật bình dị mà không kém phần sâu lắng thiết tha của mình.
Từ buổi sáng mùa thu ấy, nhà thơ bồi hồi nhớ lại “mùa thu đã xa”. Đó là mùa thu phải từ biệt quê hương ra đi vì nghĩa lớn. “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, câu thơ đã đưa lại cho bức tranh thu một nét vẽ thật cụ thể. Từ “chớm” và cụm từ “chớm lạnh” đã gợi rất đúng một ngày mới chớm vào thu của Hà Nội.
Dường như trong cái buổi sáng chớm lạnh ấy, chỉ có gió thổi trong những phố dài, làm cho phố như dài thêm ra vì vắng lặng. Từ nhạc điệu đến từ ngữ, câu thơ gợi cho ta cảm giác chưa thật phải là gió. Vì không phải là “heo may” mà là “hơi may”. Từ “xao xác” là một từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm. Ở đây tác giả sử dụng thủ pháp đảo ngữ đã tạo nên một hiệu quả biểu đạt khá cao. Hình như nghe “xao xác” rồi mới nhận ra “hơi may”. Một câu thơ chứa đầy tâm trạng: tâm trạng của những người thiết tha gắn bó với quê hương Hà Nội mà phải rời quê hương ra đi vì nghĩa lớn, lòng không thể thanh thản dửng dưng, trái lại luôn luôn trĩu nặng một nỗi yêu thương, bâng khuâng lưu luyến, mong nhớ lặng buồn:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về hình ảnh người ra đi trong hai câu thơ trên. Câu thơ này cũng có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Nguyễn Đình Thi đã có lần phát biểu về ý thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp của mùa thu là vẻ đẹp giản dị sâu lắng. Câu thơ gợi lên một khung cảnh rất đẹp nhưng có cái gì đó tĩnh lặng, hoang vắng, man mác buồn. Đó là tâm trạng buồn rất thực của những người rời Hà Nội vì mục đích, lẽ sống cao cả.
Nổi lên trên bức tranh thu Hà Nội với những hình khối, màu sắc và ánh sáng đầy ấn tượng vẫn là hình ảnh người chiến sĩ vừa hiên ngang kiên nghị, vừa có nét hào hoa tinh tế, gắn bó thiết tha với quê hương. Hình ảnh này làm ta nhớ đến hình ảnh tráng sĩ một thuở kiên quyết lên đường vì đại nghĩa với tâm hồn lãng mạn mộng mơ có sức hấp dẫn mạnh mẽ được diễn tả khá sinh động và đẹp đẽ trong những vần thơ của Thâm Tâm, Quang Dũng.
Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động.
Đoạn thơ chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu. Đằng sau bức tranh thu nên thơ nên họa là tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương đất nước và niềm ngưỡng vọng của thi nhân đối với vẻ đẹp của những con người lên đường theo tiếng gọi của non sông.
Mỗi người đều có một vẻ bề ngoài khác nhau, không ai là giống ai. Có người xinh đẹp, có người xấu xí, có người cao lớn, có người thấp bé, có người giàu có, có người nghèo khó. Vẻ bề ngoài là thứ đầu tiên đập vào mắt chúng ta nhưng nó không phải là tất cả. Đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài là một thói quen xấu cần được loại bỏ.
Thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Nó khiến chúng ta trở nên hẹp hòi, thiếu hiểu biết, đánh giá sai lầm về con người. Khi chúng ta chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của một người, chúng ta chỉ thấy những gì họ thể hiện ra bên ngoài mà không biết được những gì họ có bên trong. Chúng ta có thể sẽ đánh giá họ là người kiêu ngạo, lạnh lùng, hoặc ngược lại, là người nghèo khó, hèn kém. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm, mâu thuẫn, thậm chí là xa lánh nhau.
Ngoài ra, thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài cũng có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những mối quan hệ tốt đẹp. Trong cuộc sống, có rất nhiều người có vẻ bề ngoài không được bắt mắt, nhưng họ lại có những phẩm chất tốt đẹp như thông minh, tài năng, tốt bụng, nhân hậu. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của họ mà không tiếp xúc, tìm hiểu, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội được gặp gỡ những người bạn tốt. Vì vậy, chúng ta cần loại bỏ thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Để làm được điều đó, chúng ta cần học cách nhìn nhận con người một cách toàn diện, không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài. Chúng ta cần dành thời gian để tìm hiểu, tiếp xúc với họ để có thể hiểu rõ họ hơn. Khi chúng ta hiểu rõ một người, chúng ta sẽ có thể đánh giá họ một cách khách quan và chính xác hơn.
Mình biết rằng bạn là một người tốt nhưng bạn lại có thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Điều này khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống. Mình mong rằng bạn sẽ thay đổi thói quen này. Hãy học cách nhìn nhận con người một cách toàn diện, không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài. Khi bạn làm được điều đó, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.
Phương pháp giải:
- Đọc ngữ liệu tham khảo.
- Chú ý cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề.
Lời giải chi tiết:
Cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa và giá trị chủ đề có sự mạch lạc, liên kết với nhau, giúp người đọc hiểu rõ chủ đề bài viết và ý nghĩa chủ đề biểu hiện là gì; có sự bao quát chung phù hợp với mọi đối tượng người đọc và mục đích truyện ngụ ngôn viết ra.
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ
2. Thân bài
Phân tích theo khổ:
- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ
+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân
+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ
+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi
- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”
+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng
+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về
+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân
- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”
+ Mùa hoa mận là của hiện tại
+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn
+ Mùa hoa mận là vòng lặp
+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm
3. Kết bài
Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.
Bài làm
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
- Người viết đánh giá: “Mùa xuân xanh” là bài thơ của niềm vui sống, của sự chan hoà giữa con người với tạo vật, là khúc dạo đầu của tình yêu lứa đôi. Những giá trị nhân bản ấy lại được thể hiện bằng một thứ ngôn từ thơ ca tự nhiên, giản dị nhưng vẫn có tính hiện đại.
=> Đây là một đánh giá vô cùng thuyết phục bởi nó được đặt ở kết bài, tác giả nêu ra những khái quát chung nhất về bài thơ qua những luận điểm đã phân tích ở trên.