Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1: sơ đồ:
Nước (rễ hút từ đất)+ Khí các-bô-nic (môi trường ngoài)------- ánh sáng/chất diệp lục----->Tinh bột+khí ô-xi
Những yếu tố như: ánh sáng, nước, khí các-bô-nic cần thiết cho quang hợp
2,cây ko có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do thân đảm nhiệm vì trên thân có màu xanh chứng tỏ có chất diệp lục.
3,các loại tế bào khác nhau thì có hinh dạng và kích thước khác nhau, bao gồm: tế bào rễ, tế bào thân,tế bào lá,...
mô là nhóm tế bào có hình dạng,cấu tạo giống nhau,cùng thực hiện một chức năng riêng. Một số loại mô thực vật như: mô phân sinh ngọn,mô mềm,mô nâng đỡ....
4.
Quá trình phân chia tế bào:
+ Nhân phân chia: từ 1 nhân phân chia thành 2 nhân tách biệt nhau.
+ Phân chia tế bào chất, hình thành vách tế bào ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển
5,- Miền hút gồm 2 phần: Phần vỏ và trụ giữa.
(trong sách có ghi chức năng ở cái khung màu xanh đó bạn, bạn xem trong đó chứ chép ra mỏi tay lắm)
6.Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng mạnh như khi đâm chồi, nảy lộc,chuẩn bị ra hoa, kết quả. Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.
Bộ phận lông hút của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
7.
Biểu bì: có chức năng bảo vệ và thực hiện trao đổi khí
Thịt lá: có chức năng hấp thụ ánh sáng và tổng hợp chất hữu cơ
Gân lá: có chức năng vận chuyển các chất.
8.Hô hấp là cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ sản ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
sơ đồ:
chất hữu cơ+khí ô-xi--------> Năng lượng+khí các-bô-níc+hơi nước.
9.
Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước:
-Tạo lực hút nước của rễ .
- Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước: tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.
- Tạo điều kiện cho CO2 đi vào để cây quang hợp bình thường.
10.Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên là hiện tưởng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng
VD:lá cây thuốc bỏng khi rơi xuống đất ẩm có thể mọc thành cây mới.
11.-Vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.
-Cùng chung nhiều sản phẩm trung gian, nhiều hệ enzim.
-Nguồn năng lượng ở dạng ATP tạo ra trong quá trình này được sử dụng cho quá trình kia.
Mỗi cơ thể sống thực vật đều tồn tại song song hai hiện tượng trên và thiếu một trong hai hiện tượng này thì sự sống sẽ dừng lại
cho 3 k nha, mỏi lắm á.
-Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.
Cây hô hấp suốt ngày đêm.
- Sơ đồ hô hấp của cây:
Khí oxi + Chất hữu cơ → Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước.
-Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.
Cây hô hấp suốt ngày đêm.
- Sơ đồ hô hấp của cây:
Khí oxi + Chất hữu cơ → Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước.
Học tốt
- Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...".
- Nội dung của dấu ba chấm: Vậy mà dưới mắt tôi thì lại đối xử với em ấy không ra gì.
- Dấu ba chấm ở đây thể hiện sự nghẹn ngào, không nói nên lời của người anh và qua đó cũng thể hiện sự hối hận của người anh vì đã từng đố kị với em.
- Em đã từng có tâm trạng ấy rồi, đó là khi em hiểu lầm và nghĩ xấu về một người nào đó nhưng thực sự họ lại là một người tốt. Sau đó em đã thay đổi suy nghĩ của mình.
Ths. Trần Bá Long
Phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu
Là một loại hình nghệ thuật đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, tuy nhiên, do Dân ca Nghệ Tĩnh có nguồn gốc rất xa xưa, lại được truyền lại chủ yếu qua dân gian nên loại hình nghệ thuật này chỉ được người dân Việt Nam, kể cả người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh biết đến nó vì sự đặc sắc của nó chứ không biết nhiều về bản thân loại hình nghệ thuật này. Ngay cái tên của nó là Giặm hay Dặm cũng đang còn được bàn cãi bởi các nhà nghiên cứu nghệ thuật. Nhân dịp Nghệ An, Hà Tĩnh đón nhận quyết định của UNESCO về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Nói đến Dân ca Nghệ Tĩnh phải nói đến ba thể hát đó là: hát Hò, hát Ví và hát Giặm. Đây là ba thể đặc sắc và điển hình nhất của người việt Nghệ Tĩnh. Bởi nó thể hiện được rõ bản sắc của một vùng quê Bắc Trung Bộ. Tính đặc sắc của nó có thể so sánh với một số thể hát Dân ca của các vùng khác như: hát Xoan, hát Ghẹo ở Phú Thọ, dân ca Quan họ ở Bắc Ninh, hát Lý, hát Hò ở Huế, hát Bài chòi ở Bình Định… Tuy nhiên Hò , Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nếu xét về thổ sản của vùng miền thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng: thổ sản của Dân ca Nghệ Tĩnh thì chỉ có hát Ví và hát Giặm, còn Hò là thể hát được Nghệ hóa từ đằng trong ra và đằng ngoài vào. Cũng có ý kiến cho rằng Hò , Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã bám sâu gốc rễ của nhân dân xứ Nghệ hàng bao đời nay và cụm từ Hò, Ví, Giặm là không thể tách rời. Nếu chỉ dựa vào tên gọi để xếp nó vào hàng thổ sản thì không thể thuyết phục. Nói về hát Ví: Ngoài hát Ví Nghệ Tĩnh ra còn có hát Ví của Đồng Bằng Bắc Bộ. Hát Giặm thì có hát giặm của Hà Nam Ninh. Hò thì có Hò Huế, Hò Quảng Bình, Hò Quảng Nam, Hò Quảng Trị, Hò Nam Bộ…
Dân ca Ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa... Lời ca của dân ca Ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 259 làng, thôn, xóm, khu dân cư của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân địa phương, làm nên bản sắc riêng của văn hóa xứ Nghệ.
Ví, Giặm
Là hai thể hát dân ca có ca từ bằng thơ dân gian cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát nên luôn được trao truyền, kế thừa và sáng tạo. Các chuyên gia ước tính có khoảng 15 điệu Ví, 8 điệu Giặm được gọi tên theo bối cảnh cuộc sống, lao động, nghề nghiệp như Ví phường vải, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể…
Theo thống kê năm 2013, tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện vẫn còn 259 làng có thực hành dân ca Ví, giặm, có 75 nhóm dân ca Ví, Giặm đang hoạt động với trên 1.500 thành viên. Qua tìm hiểu và nghiên cứu về tính chất và môi trường không gian diễn xướng dân ca Hò-Ví-Giặm các nhà nghiên cứu tìm thấy các đặc trưng diễn xướng của Ví giặm Nghệ Tĩnh:
- Hát gắn với không gian và môi trường lao động .
- Hát mang tính du hý vào những dịp Hội hè, Tết nhất, Đình đám, thi thố tài năng.
- Tính giao duyên giữa những lứa đôi trai gái.
- Tính tự tình, nghĩa là mượn câu hát để bộc lộ nội tâm.
- Tính tự sự, dùng hình thức kể vè để thuật lại những sự việc xẩy ra.
- Tính chất tâm linh.
- Tính giáo huấn.
- Tính hành nghề (mưu sinh) đối với các phường trò chuyên nghiệp hoá.
- Tính đa dùng. Nghĩa là nó giàu tính biểu cảm.
- Tính phổ cập. Hầu như khắp mọi miền quê, trai gái trẻ già ai ai cũng có thể hát được.
Hát Ví
Hát Ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thường đi ngắm trăng. Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dần được dân gian hóa.
Hát Ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co dãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)
Tính biểu cảm của hát Ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát. Âm vực của Ví thường không quá một quãng 8. Tình điệu Ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy, vẫn có loại Ví ghẹo và Ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ.
Thể hát Ví: Ví có nhiều điệu như: Ví đò đưa, Ví phường vải, Ví phường cấy, Ví phường võng, Ví phường chè, Ví đồng ruộng, Ví trèo non, Ví mục đồng, Ví chuỗi, Ví ghẹo...
Hát Giặm
Đã có nhiều ý kiến giải thích về tên gọi của hát Giặm. Người thì cho rằng giặm là quãng (quãng đường), người thì nói giặm là giẵm (giẫm chân theo nhịp hát); Theo ngôn ngữ bản địa, giặm là động từ là chen vào hay chêm vào (Giặm mạ, giặm lúa…) như vậy có thể tạm thống nhất là Giặm chứ không phải là Dặm vì hát "Giặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau.
Giặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nói cách khác thì Giặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với Ví, Giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài Giặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài Giặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể).
Giặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại Giặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả Giặm trữ tình giao duyên. Âm nhạc đi theo thường là phách. Các làn điệu của hát Giặm như: Giặm xẩm, Giặm nối, Giặm vè, Giặm điên, Giặm của quyền, Giặm kể.
Hát Giặm có thể xếp vào thể loại hát Giao duyên. Bởi đây là thể hát có lề lối, tuy không được quy củ cho lắm nhưng hình thức ca hát cũng là đối đáp nam nữ, bên này đối với bên kia. Qua quá trình hát cũng đã có chuyện trao tình trao ngãi và cũng có chuyện nên duyên, nên nghĩa vợ chồng:
Nghe đồn chợ Cầu hơn đỗ
Đồn chợ Trỗ hơn Vưng
Gạo chợ Chế cầm thưng
Bạc chợ Vịnh cầm chừng
Tui với mự ta chung lưng
Tui năm quan tiền kẽm
Mự chục quan tiền Đồng
Bỏ vô gánh vô gồng
Ai chung nữa cũng không
Vô đàng trong ta chạm Gạo
Ra đàng ngoài ta chạm Gạo.
Và khi đã thương nhau thì cũng hẹn hò xe kết:
Khi mô lươn lên rừng mần tổ
Vượn chống Nôốc đi buôn
Ruồi độ gãy cành cơn
Nước đỗ thấm lá Môn
Chuột khoét thủng Hoành Sơn
Anh với em xa ngái
Bạn với mình xa ngái.
Song cũng có khi mối tình lỡ dở, những lời lẽ oán trách cũng tràn ngập trong những câu hát Giặm:
Trước thì mự nói mự thương
Cau tui dành để trên buồng
Trầu tui dành để ngoài nương
Tiền thì buộc chạc trong rương
Lợn thì ục ịch trong chuồng
Giừ thì mự nói mự nỏ thương
Trầu thì rụng cuống ngoài nương
Lợn thì bỏ cám trong truồng
Chọng thì để môốc trong buồng
Bạc tình chi rứa mự
Chi mà bạc tình rứa mự.
Trong lề lối hát Giặm cũng có lệ xưng danh, xưng quê quán:
Em vốn tuổi con rồng
Họ với đức Gia Long
Tên cùng với Chu Công
Làng em ở bên sông
Nhà em ở giữa đồng
Trong vườn có cơn Hồng
Có bể cạn nước trong
Có thiên đài thổ công
Mời anh sang ta nhởi
Xin mời chàng sang nhởi.
Giặm còn để bắt bẻ nhau, bài xích nhau hoặc đấu trí, đấu lời. Đây cũng là hiện tượng đối đáp thường xẩy ra trong hát Giặm. Ngoài loại hát Giặm có đối đáp còn có hát Giặm không có đối đáp như: Giặm ru, Giặm nối, Giặm kể… Giặm ru là Giặm được hát lúc ru con với nhịp điệu chậm rãi và có phần buông lơi, giai điệu buồn buồn, tha thiết; Giặm kể thì thường dùng những lời ca nhằm kể lại những câu chuyện trong làng ngoài xóm; Giặm xẩm là làn điệu Giặm mà những người hát Xẩm thường hay hát. Họ là những người mù, dùng lời ca tiếng hát để kiếm kế sinh nhai. Giặm Xẩm thường kể lể sự tình, than thân trách phận để kêu gọi tình thương đối với đồng loại khi gặp khó khăn trắc trở. Vào thời chiến loạn đất nước bị xâm lược, đô hộ thì Giặm xẩm còn được những người hát Xẩm dùng lời ca tiếng hát của mình kêu gọi nhân dân, kêu gọi đồng bào đứng lên chống giặc, chống ngoại xâm…
Về ca từ
Qua tìm hiểu một số thể hát Dân ca của một số vùng miền cho thấy hầu hết lời văn của nó thường dùng thể thơ Lục bát hoặc Lục bát biến thể chứ ít thấy thể thơ năm từ. Ngược lại ở hát Giặm Nghệ Tĩnh chủ yếu sử dụng thể thơ Ngũ ngôn mỗi câu 5 chữ, mỗi Trổ 5 câu. Câu thứ 5 được láy lại câu thứ 4 và nếu có biến thể thì các khung của trổ hát Giặm cũng được ổn định với quá trình từ câu mở đầu đến câu kết thúc:
Mự nỏ biết tui mô
Tui nỏ biết mự mô
Sóng ngoài Bể dồn vô
Mây rừng xanh kéo lạiMây đại ngàn kéo lại.
Cá biệt trong hát Giặm có dùng thể thơ 7 từ như trong hát Giặm cử a quyền:
Trước lên Đền tui quen cụ Thượ ng
Về chợ Hạ tui quen cụ Đình
Vô Lạc Thiện tui quen cụ Ấm Ninh…
Hay có bài Giặm lại được mở đầu bằng thơ Lục bát: Cực lòng mẹ góa con côi
Đi thì thương tiếc phải ngồi nuôi con
Trăm năm tính chuyện vuông tròn
Đành lòng ở vậy nuôi con thờ chồng.
Song thể thơ chủ đạo của hát Giặm vẫn là thể thơ 5 từ, tuy nhiên số lượng câu thơ trong mỗi khổ hay số từ trong mỗi câu có thể được mở rộng nhưng nguyên tắc vần chân và hiện tượng điệp câu vẫn được bảo lưu:
Têm một quả trầu không
Bỏ vô hộp con Rồng
Đi băng nội băng đồng
Qua năm bảy khúc sông
Nghe tin em đã có chồng
Anh quăng lắc vô bụi
Anh gạt tùa vô bụi
Số lượng câu thơ trong hát Giặm không hạn định, có thể hát hết khổ thơ này đến khổ thơ khác, kết thúc một khổ thơ luôn là câu láy lại. Đó là câu thứ 5 của khổ thơ. Câu thơ này còn có tác dụng là cầu nối sang khổ thơ khác. Bởi vậy một bài Giặm vè hay một bài Giặm nối có thể có độ dài khá lớn. Đây cũng là một trong những yếu tố khác biệt của hát Giặm Nghệ Tĩnh so với một số thể hát của vùng miền khác.
Một số tác phẩm Ví, giặm
Ví giận thương, Hát khuyên, đại thạch, tứ hoa, xẩm thương, xẩm chợ, một nắng hai sương, tình sâu nghĩa nặng, em giữ lời nguyền, khóc cha, cuộc đời nổi trôi, ai cứu chàng, Con cóc, xoay xở, lập lờ, lập loè, đi rao, đèo bòng, khen Thầy tài, to gan, uất ức, bướm say hoa, chồng chềnh, lòng vả lòng sung, Vào hội đông xuân, đứng thẳng người lên, gốc lúa quầng trăng, cha ơi ngồi dậy mà xem, hỡi công nông binh, hò vượt sông...
Hát giặm
Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nói cách khác thì dặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể).
Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên.
Hát giặm là một thể loại hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ - vè). Âm nhạc đi theo thường là phách. "Dặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau hát.
Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể. Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịp trong và ngoài. Các thể loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày,...thuộc dạng thể thơ năm chữ,cách gieo vần,ngắt nhịp,...
nhanh lên
Mk chịu :))
^^