Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ở nhà, mọi người gọi chị Dương là Thỏ, còn gọi tôi là Heo. Những cái tên thân thương này xuất hiện nhờ một món quà đặc biệt mà chị gái đã tặng tôi vào dịp sinh nhật lần thứ năm. Đó là một chiếc túi đựng bút hình chú thỏ nhưng được gắn chiếc mũi heo.
Chú thỏ ngộ nghĩnh được làm bằng vải, thân chú tròn tròn chừng bằng bắp tay người lớn. Tính từ chân tới đầu, chú cao khoảng ba mươi cen-ti-mét. Thoạt nhìn, tôi đã thấy chú thỏ dễ thương rồi. Thân chú bằng vải bông, trắng muốt. Những sợi bông ngắn tũn, chẳng giống chú thỏ ngoài đời thực. Nhưng những sợi bông ngắn này cũng mềm mại lắm. Cổ chú thỏ được đeo một chiếc nơ kẻ đỏm dáng. Gương mặt tròn trịa của chú được đính đôi mắt bằng nhựa đen láy. Dù làm bằng nhựa, nhưng đôi mắt đấy lúc nào cũng lấp lánh đấy nhé! Đôi tai dài của nó lúc nào cũng vểnh ngược lên trên. Tôi ấn tượng nhất là chiếc mũi heo hồng hồng của chú. Người ta còn thêu hai chữ V lộn ngược ở mũi, trông y như mũi chú heo thật.
Mặt đằng sau của chú thỏ có móc khóa. Tôi chỉ cần kéo khóa là có thể bỏ bút, thước, tẩy,.. vào trong. Ngày chị Dương tặng món quà này, tôi thích lắm. Nhờ có chú thỏ mà tôi rất thích đến trường. Có lần, tôi giận chị vì chị không chơi với tôi. Tôi “giận cá chém thớt”, tự mình giằng giật với chú thỏ. Một chiếc tay thỏ đã bị rách ra. Hôm sau, tôi đã thấy đôi tay thỏ vẹn nguyên trở lại, nằm ngay ngắn trên bàn học của mình. Thì ra chị Dương đã khâu lại. Tôi cầm chú thỏ bông, sang phòng chị và dựng chú thỏ đứng lên: “Em chào chị Thỏ! Em cũng là Thỏ nè, chị Thỏ đừng giận em nha!” Chị tôi phì cười rồi véo mũi heo và véo mũi tôi.
Bây giờ, tôi không còn dùng chú thỏ bông kia để đựng bút. Nó luôn ngoan ngoan ngủ cùng tôi mỗi tối. Tôi nhất định sẽ nâng niu “em ấy” suốt đời để sau này mỗi lần thấy nó là lại nhớ đến người chị thân thương của mình.
HT

tham khảo
Câu ca dao cũng là lời gửi gắm, nhắc nhở đến những người con, cần sống hiếu thuận, yêu thương cha mẹ để bù đắp cho những hi sinh lớn lao mà bố mẹ đã dành cho chúng ta. Giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ huyết thống gần gũi, vì vậy mà tình cảm ấy cũng thật thiêng liêng, cao quý.

Hiện nay, tình trạng một số người già sống cùng con cháu nhưng không được chăm sóc chu đáo là một vấn đề đáng suy ngẫm. Nhiều người cho rằng con cháu quá bận rộn với công việc, cuộc sống, nên không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, dù cuộc sống có bận rộn đến đâu, việc chăm sóc và quan tâm đến người già vẫn là trách nhiệm và bổn phận của con cháu. Người già đã dành cả đời để nuôi dưỡng, yêu thương con cái, vậy nên họ xứng đáng được nhận lại sự quan tâm khi tuổi cao sức yếu. Sự thiếu quan tâm không chỉ khiến người già cảm thấy cô đơn, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ. Một xã hội văn minh không thể để người cao tuổi bị bỏ rơi ngay trong chính gia đình của mình. Thay vì viện lý do bận rộn, con cháu cần sắp xếp thời gian hợp lý để chăm sóc, trò chuyện với ông bà, cha mẹ nhiều hơn. Đôi khi, chỉ một cử chỉ nhỏ như hỏi thăm sức khỏe hay cùng nhau ăn bữa cơm gia đình cũng đủ khiến người già cảm thấy ấm áp. Nếu mỗi gia đình đều dành sự quan tâm đúng mức đến người già, xã hội sẽ trở nên nhân văn và giàu tình thương hơn. Việc chăm sóc người cao tuổi không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là một cách để thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước.