Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó cô bé mới hối hận và khóc lóc.
Câu 2 :
Trong 20 năm qua, chính bà mẹ là người đã giúp Frank đem giấu (phi tang) những cái xác ở giếng do hắn giết. Khi hắn giết bà mẹ thì cái xác của bà vẫn ở nguyên chỗ cũ do bà đã bị giết rồi, không ai còn giấu xác cho hắn nữa.
Câu 3 :
Thực ra người em gái mới là kẻ hóa điên rồi giết gia đình mình, sau đó bị mất trí nhớ. Người anh trai chỉ giết có một người, đó là chính mình, vì muốn chịu tội thay cho em gái nên đã đi đầu thú và lãnh án tử hình. Cô gái sau khi nhớ ra toàn bộ câu chuyện thì quá đau lòng và thấy có lỗi với gia đình nên tự vẫn.
Câu 4 :
Chàng trai muốn cầu hôn cô gái vào đúng sinh nhật cô. Để tạo bất ngờ, anh ta đã giấu chiếc nhẫn mình mua để cầu hôn bạn gái vào con gấu rồi đem đi tặng cô. Tuy nhiên, cô gái đã không hay biết nên ném nó đi khiến anh bạn trai vô tình bị xe cán. Mãi sau này khi chàng trai đã qua đời, cô gái giữ con gấu bên mình và tình cờ phát hiện ra bí mật này. Quá ân hận và nghĩ rằng mình là người khiến bạn trai phải chết, cô gái đã tự vẫn.
Câu 5 :
Người đàn bà kia thực chất chỉ là 1 cái xác. Chính hai tên đàn ông ngồi bên cạnh cái xác là kẻ đã giết bà ta rồi mang bà ta lên tàu để đến địa điểm phi tang. Để che mắt hành khách trên tàu, chúng làm giả như bà ta còn sống, cố làm mắt bà ta mở nên bà ta chỉ ngồi bất động 1 chỗ và nhìn chằm chằm vào cô gái đối diện. Cô gái thì không biết điều này, nhưng người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái thì đã đoán ra được chân tướng sự việc. Đó là lý do vì sao ông ta lại nhất quyết lôi cô gái ra khỏi con tàu vì sợ rằng cô sẽ gặp nguy hiểm nếu còn tiếp tục ở lại trên tàu.
Câu 6 :
Công việc của ông bố thực chất là làm bảo vệ an ninh cho một tòa nhà. Đứa con nhìn lên màn hình không phải là tivi mà là camera an ninh, vì vậy mới có một đoạn phim chỉ chiếu cảnh căn phòng trống không, và cảnh kinh dị mà đứa bé cho là phim chính là một vụ giết người thật sự xảy ra trong tòa nhà này khi ông bố đang ngủ gật. Đó là nguyên nhân vì sao khi đứa bé kể lại diễn biến, ông bố lại sợ hãi đến như vậy.
Câu 7 :
Chính chàng trai đã giết chết cha mẹ và em mình rồi vào nhà tắm để làm sạch vết máu trên người, không may là đúng lúc đó lại có trộm đột nhập, tên trộm thấy mấy cái xác thì hãi quá nên thét lên, nghe tiếng thét của tên trộm nên chàng trai chạy ra. Nhìn thấy chàng trai người đầy máu, tên trộm biết anh ta chính là kẻ đã giết gia đình mình nên sợ quá bỏ chạy.
câu 2 có phải là bà frank là người chuyển cái xác ra khỏi giếng nhưng frank giết bả nên cái xác vẫn ở đấy
Hướng dẫn giải:
- Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình.Các từ ngữ " cháy lên "," cháy mãi "," khát vọng "," ngửa cổ "," tha thiết "," cầu xin "," khát khao "...cùng với hình ảnh " một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời " và " cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao " đã cộng hưởng nhằm nhấn mạnh niềm hi vọng thiết tha,ước mơ,khát khao cháy bỏng của tác giả trong thời thiếu niên.
Đọc đoạn thơ trên, tác giả đã cho em cảm nhận rằng tuổi thơ tác giả luôn tràn đầy khát vọng, tuổi thơ ấy đã được nâng lên từ những cánh diều. Tác giả đã dùng hình ảnh: "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và cũng tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" càng cho thấy nỗi niềm khát khao của tác giả qua những từ ngữ: ngửa cổ suốt một thời mới lớn, chờ đợi, tha thiết cầu xin.
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là
A. Lái xe cứu thương.
B. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua .
D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.
Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào?
A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.
B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.
C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.
D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.
Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất?
A. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.
B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.
C. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.
D. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.
Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải:
A. Giải ma -ra -thon dành cho người thích bơi lội.
B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.
C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.
D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi
Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? : Người chạy cuối cùng có đôi chân tật nguyền.
Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó,…nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì? Theo mình là tác giả muốn khuyên chúng ta phải sống có nghị lực để vượt qua mọi khó khăn thách thức.
Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.”
A. Câu khiến . B. Câu kể Ai làm gì ?
C. Câu kể Ai là gì ? D. Câu kể Ai thế nào?
Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy ?
A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.
B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.
C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp
D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp
Câu 9: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu: “( Bàn chân chị ấy ) ( cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.)”
Chủ ngữ Vị ngữ
Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng.
Chị đúng là một nhà vô địch thực thụ.
1. B
2.A
3.C
4.C
5. Người chạy cuối cùng là một phụ nữ. Người phụ nữ có đôi bàn chân tật nguyền.
6 Khi gặp công vc khó khăn, chúng ta quyết tâm thì mọi việc sẽ thành công tốt đẹp.
7 D
8 D
9. Chủ ngữ: "Bàn chân chị ấy"
Vị ngữ: "cứ chụm vào mà đầu gối lại đưa ra"
10. Chị ấy là người rất kiên trì.
Chị ấy là người đáng quý.
Chị ấy là người chiến thắng.
Chúc bạn học tốt.