K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 giờ trước (20:38)

Ngôn ngữ trong bài "Củ khoai nướng" thường giản dị, giàu hình ảnh và cảm giác, tập trung miêu tả bằng cách kích thích các giác quan (nhìn, ngửi, nếm, chạm). Bài viết dùng nhiều từ ngữ gợi tả cụ thể về màu sắc, mùi vị, độ nóng của khoai, kết hợp với các biện pháp tu từ đơn giản như so sánh hoặc nhân hóa.Tác dụng chính của bài văn là gợi kỷ niệm tuổi thơ, cảm xúc ấm áp và hoài niệm về những điều giản dị. Nó giúp người đọc trân trọng những giá trị bình dị, thân thuộc, đồng thời nuôi dưỡng tình yêu quê hương. Bài văn cũng góp phần giáo dục về sự sẻ chia và vẻ đẹp của cuộc sống qua những điều nhỏ bé, gần gũi nhất.

8 giờ trước (20:42)

Truyện ngắn "Củ khoai nướng" của nhà văn Tạ Duy Anh là một tác phẩm cảm động, khắc họa sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng qua hình ảnh giản dị nhưng đầy ý nghĩa – củ khoai nướng. Với ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi và giàu cảm xúc, tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm sâu xa về tình yêu thương, sự hy sinh và lòng biết ơn.

Trước hết, ngôn ngữ trong truyện được xây dựng theo phong cách giản dị, đời thường, phù hợp với bối cảnh nông thôn nghèo và tâm lý trẻ thơ. Tác giả không sử dụng những từ ngữ hoa mỹ hay cầu kỳ, mà chọn cách diễn đạt chân thật, tự nhiên. Những câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng giàu hình ảnh đã giúp người đọc dễ dàng hình dung ra khung cảnh gia đình nghèo, bữa ăn đạm bạc và đặc biệt là hình ảnh người mẹ tần tảo, hy sinh vì con.

Ngôn ngữ nhân vật trong truyện cũng được thể hiện rất tinh tế. Cậu bé – nhân vật chính – có cách nói chuyện hồn nhiên, ngây thơ, thể hiện đúng tâm lý của một đứa trẻ. Qua lời kể của cậu, người đọc cảm nhận được sự yêu thương, kính trọng và cả nỗi ân hận khi nhận ra sự hy sinh thầm lặng của mẹ. Ngược lại, người mẹ lại ít nói, nhưng từng hành động, từng cử chỉ đều toát lên tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Chính sự tiết chế trong lời thoại của người mẹ lại càng làm nổi bật sự hy sinh âm thầm và cao cả.

Một điểm đặc biệt trong ngôn ngữ của truyện là cách tác giả miêu tả hình ảnh củ khoai nướng. Củ khoai không chỉ là món ăn dân dã, quen thuộc, mà còn là biểu tượng của tình mẹ. Khi người mẹ nhường phần khoai ngon nhất cho con, đó không chỉ là hành động chia sẻ thức ăn, mà còn là sự trao gửi yêu thương, là sự hy sinh không lời. Tác giả đã dùng ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc để biến hình ảnh củ khoai trở thành trung tâm của câu chuyện, gợi lên sự ấm áp, thơm ngon và cả nỗi xót xa khi người đọc nhận ra mẹ đã nhịn ăn để dành phần ngon nhất cho con.

Tác dụng của ngôn ngữ trong truyện là vô cùng sâu sắc. Trước hết, nó giúp khắc họa rõ nét tính cách và tâm lý nhân vật. Người mẹ hiện lên là một người phụ nữ tảo tần, giàu đức hy sinh, còn cậu bé là hình ảnh của sự ngây thơ, nhưng cũng biết hối hận và trưởng thành sau một bài học quý giá. Thứ hai, ngôn ngữ giản dị giúp câu chuyện trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Người đọc không chỉ cảm nhận được câu chuyện của riêng hai mẹ con trong truyện, mà còn thấy thấp thoáng hình ảnh của chính mình, của mẹ mình trong đó.

Cuối cùng, ngôn ngữ truyện góp phần truyền tải thông điệp nhân văn sâu sắc: hãy biết trân trọng tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẹ – một tình cảm thiêng liêng và cao quý. Qua hình ảnh củ khoai nướng, tác giả nhắc nhở mỗi người hãy biết yêu thương, chia sẻ và biết ơn những người thân yêu, bởi đôi khi, những điều giản dị nhất lại chứa đựng tình cảm lớn lao nhất.

Tóm lại, với ngôn ngữ giản dị mà sâu sắc, truyện ngắn "Củ khoai nướng" đã chạm đến trái tim người đọc bằng những cảm xúc chân thật và thông điệp đầy nhân văn. Đây là một tác phẩm giàu giá trị giáo dục, giúp chúng ta thêm yêu thương và trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống, đặc biệt là tình mẹ – thứ tình cảm không gì có thể thay thế được.

15 tháng 9 2023

Phương tiện phi ngôn ngữ: Tranh ảnh => Giúp cho việc cung cấp thông tin, số liệu trở nên sinh động hơn, dễ hình dung và tưởng tượng

15 tháng 9 2023

Phương tiện phi ngôn ngữ: Tranh ảnh

Tác dụng: Giúp cho việc cung cấp thông tin, số liệu trở nên sinh động, dễ hình dung và tưởng tượng ra đối tượng được nhắc tới.

6 tháng 11 2019

- Trong đoạn đánh nhau vs tên Cai lệ, chị Dậu đã xưng hô từ "cháu-ông" rồi đến "tôi-ông" và cuối cùng là "bà-mày"

- Sự thay đổi cách xưng hô trên nhằm biểu thị thái độ của chị Dậu. Ban đầu chị nhẫn nhịn nên đã xưng hô nhẹ nhàng là "cháu-ông" sau chị tức quá nhưng vẫn cố kiềm chế nên xưng "tôi-ông" rồi cơn tức không thể kiềm chế được, tức nước quá rồi phải vỡ bờ, chị đã xưng hô 'bà-mày''. Qua đó cho ta thấy chị Dậu là người biết nhẫn nhục, chịu đựng nhưng quá đáng quá chị đã vùng lên bảo vệ chính cuộc sống của mình.

#Trang

8 tháng 11 2019

Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu:

- Khi hai tên tay sai “sầm sập tiến vào”, nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:

+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.

+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.

- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:

+ Ban đầu, chị “cố thiết tha” van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm “những roi song, tay thước và dây thừng” – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là “người nhà nước”, nhân danh “phép nước” để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ “có tội” hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của “chú Hợi” đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại “phép nước” được.

+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng “trợn ngược hai mắt” quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, “hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”.

Sự “liều mạng cự lại” của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị “cự lại” bằng lí:

+ “ – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.

Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại “tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu”, thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.

Chị Dậu “nghiến hai hàm răng” (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không còn đấu lí nữa, chị quyết rat ay đấu lực với bọn ác ôn này.

Chị Dậu đã rat ay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ:

“Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”.

- Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ “cố hữu” của anh.

Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể (“thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”).

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới                                “Củ khoai lớn ở ngoài đồng                           Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời                                Cánh buồm lớn giữa biển khơi                           Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.                                Con đường lớn với khát khao   ...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới


                                “Củ khoai lớn ở ngoài đồng
                           Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
                                Cánh buồm lớn giữa biển khơi
                           Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
                                Con đường lớn với khát khao
                           Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
                                Còn như con của mẹ đây
                           Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”

(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)


Câu 1.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.


Câu 2: Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ sau:
                                     Còn như con của mẹ đây
                          Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.


Câu 3: Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 6 dòng thơ đầu.


Câu 4: Theo em, qua lời ru trên, người mẹ muốn giáo dục cho con bài học gì ?

1
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Thể thơ lục bát, PTBĐ là biểu cảm

2. COn lớn lên bằng tình thương che chở của mẹ

3. Biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp cấu trúc

+ Nội dung: Nhấn mạnh những hiện tượng tự nhiên, xã hội có chung quy luật: Vạn vật lớn lên nhờ có thế giới xung quanh, có cộng đồng 

+ Nghệ thuật: Tạo nhịp điệu, âm hưởng cho lời ru.

4. Đây là bài học giản dị về ý thức cộng đồng: Không ai có thể tự mình lớn lên nếu không có chiếc nôi rộng lớn là cuộc đời.

13 tháng 9 2023

- Thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” ,“bóc ngắn cắn dài”,...

“nước đến chân mới nhảy”: không biết tính toán, trù liệu từ trước, để việc xảy ra đến nơi mới vội vàng tìm cách đối phó.

“liệu cơm gắp mắm”:  để hoàn thành được mục tiêu đã đề ra thì mỗi chúng ta phải biết lượng sức mình trong từng hoàn cảnh, công việc cụ thể.

“trâu buộc ghét trâu ăn”: Ghen ghét, ganh tị vì người khác hơn mình.

“bóc ngắn cắn dài”: khuyên không nên có tư tưởng lao động ít mà muốn hưởng thụ nhiều, hoặc tài sản làm ra ít mà tiêu xài phung phí.

- Tác dụng: việc sử dụng các thành ngữ làm cho bài viết trở nên sinh động, cụ thể, làm cho vấn đề quan trọng mang tính uyên bác trở nên gần gũi dễ hiểu với đời sống. Đồng thời, cũng khiến bài nghị luận không bị khô khan, khuôn mẫu, giáo điều mà đầy cảm xúc

Mong nó giúp ích :

-Trong văn tự sự, các sự việc có thể được kể theo thứ tự trước- sau một cách tự nhiên. Nhưng để tạo bất ngờ, gây hứng thú, thể hiện tình cảm nhân vật,...người ta có thể linh hoạt thay đổi thứ tự kể bằng cách kể đảo ngược, kết quả kể trước, diễn biến kể sau hoặc kể bổ sung các sự việc theo dòng hồi nhớ của nhân vật.

- Trong văn tự sự, ngôi kể cũng có một vai trò rất quan trọng. Có khi người kể giấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên của chúng, kể theo ngôi thứ ba; khi đó, người kể có thể linh hoạt, tự do những gì xảy ra với nhân vật. Có khi người kể tự xưng là ''tôi'' để kể theo ngôi thứ nhất. Khi đó, người kể có thể trực tiếp kể những gì mình nghe, mình thấy hoặc những điều mà chính mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, suy nghĩ của mình

8 tháng 12 2018

[góp ý] sao đề lại ghi là ngôn ngữ độc hại vậy? :v

Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc, truyền tải được chọn vẹn nội dung tư tưởng của tác phẩm