Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.
Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.
Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:
Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.
Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:
Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:
Nước sông Thương bên trong, bên đục
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.
Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.
Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.
Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?
Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.
Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:
Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.
Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...
Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.
Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:
Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.
Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!
Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.
vẻ đẹp nha bạn đọc kĩ đề bài nhé bạn viết là tình yêu rùi
Dân ca Quan Họ: Ba mươi sáu thứ chim.
Dân ca Phú Thọ: Đố hoa
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh: Bèo dạt mây trôi, Hoa thơm bướm lượn.
Dân ca Phú Thọ: Bà Rí (hát ghẹo).
Dân ca Bắc Bộ: Cây trúc xinh, Cò lả, Qua cầu gió bay.
Dân ca Thanh Hoá: Đi cấy.
Dân ca Nghệ An: Ví dặm.
Dân ca miền Trung: Lý ngựa ô Huế.
Dân ca Quảng Nam: Lý thương nhau, Hò ba lý.
Dân ca Nam Bộ: Lý cây bông, Lý con sáo, Bắc kim thang, Lý chim quyên, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu,...
B1;
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
B2:
Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.
Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy. Tập một vài làn điệu chuẩn bị cho Chương trình địa phương(phần Văn và Tập làm văn) cuối năm.
Quê em ở Bình Thuận. Nơi đây có một số loại hình dân ca như đờn ca tài tử, hát ru con, hát bả trạo,...
bạn có on ko
có n`