Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Mở bài.
- Những người có trình độ học vấn cao thường đạt được những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng không mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, trong nghiên cứu khoa học…
- Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
2. Thân bài.
* Ý nghĩa câu ngạn ngữ.
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của mỗi người.
- Con đường học tập để có được học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay).
- Học vấn mang lại niềm vui, hạnh phúc và lợi ích to lớn cho con người (hoa quả ngọt ngào).
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ, chỉ có không ngại khó, không ngại khổ, con người mới có thể thành công trong học tập.
* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ.
- Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn cao, phải nỗ lực học tập. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh… Lao động trí óc rất vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Trong thực tế học tập và nghiên cứu, chúng ta thường gặp những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải dồn hết tâm huyết, sức lực để tìm hiểu, khám phá và giải quyết. Cần có thái độ kiên trì, vượt khó, thắng không kiêu, bại không nản.
- Quá trình học tập sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều người phải vừa lao động kiếm sống, vừa học tập.
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập là Bác Hồ. Lúc còn trẻ, Bác phải làm phụ bếp dưới tàu biển, trong khách sạn, làm công nhân khuân vác ngoài bến cảng, quét tuyết ở công viên, làm thợ ảnh, làm báo … Tuy phải làm rất nhiều nghề vất vả để hoạt động cách mạng, nhưng Bác vẫn chuyên cần học tập nên đã đạt đến trình độ học vấn cao.
(- Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người xung quanh, đương thời hoặc trong lịch sử để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.)
* Mở rộng vấn đề.
- Không nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mặt kiến thức. Học vấn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quí.
- Để đạt được những điều đó, mỗi người cần cố gắng không ngừng. từ bỏ một thói xấu hoặc làm một việc tốt cũng là vượt qua khó khăn, thử thách.
- Không phải khi nào cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Thực ra, trong học tập vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học thì sự say mê làm vơi đi mệt nhọc, kết quả học tập sẽ rất khả quan.
3. Kết bài.
- Ai cũng muốn hái những hoa quả ngọt ngào trên cây học vấn. Nhưng nó chỉ dành cho những người chấp nhận những chùm rễ đắng cay.
- Thế hệ trẻ ngày nay muốn trở thành người có học vấn, muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học thì phải tự trang bị cho mình tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên con đường học tập
Tham khảo:
Cuộc sống ngày càng phát triển nên vấn đề "Trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện đại ngày càng giảm đi. Người phụ nữ trong xã hội mới có vai trò tương đương với người chồng. Họ cũng có cơ hội để khẳng định mình trong cuộc sống, được ra ngoài xã hội làm việc và kiếm ra tiền. Chính vì vậy, trong gia đình tiếng nói của người phụ nữ cũng trở nên có uy lực nhiều hơn.
Bình đẳng giới là gì? Có nghĩa trong một gia đình, trong xã hội người phụ nữ có vị trí, vai trò quan trọng như người chồng của mình. Không chịu sự quản lý học phục tùng lệ thuộc đời mình vào người đàn ông như thời phong kiến nữa.
Người đàn ông và xã hội phải tôn trọng người phụ nữ tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển, nam nữ bình quyền thông qua bộ luật dân sự của nhà nước Việt Nam.
Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng trong luật Bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế nói là bình đẳng giới có nghĩa chỉ là quyền bình đẳng của người phụ nữ, mà là sự bình đẳng của cả hai giới.
Trong thực tế cuộc sống, tuy xã hội hiện đại ngày nay người phụ nữ đã có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn, được ra ngoài xã hội làm việc cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đóng góp không nhỏ tới sự phồn vinh thịnh vượng của cuộc sống gia đình. Nhưng trên thực tế thì sự bình đẳng giới này mới chỉ ở mức tương đối mà thôi, chưa thể nào hoàn toàn bình đẳng được.
Trong mọi cuộc đấu tranh người phụ nữ vẫn luôn chịu phần thiệt thòi thất bại nhiều hơn, việc mất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn thể hiện trong nhiều mặt ở cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta. Một xã hội đã bị tư tưởng phong kiến thống trị hàng nghìn năm chưa dễ dàng xóa bỏ mọi tư tưởng cũ trong một sớm một chiều.
Trong mỗi gia đình thường thì các thành viên đều cùng nhau làm việc. Người vợ và người chồng cùng nhau ra ngoài kiếm tiền rồi cùng nhau chia sẻ việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái. Cũng cùng nhau thừa hưởng thành quả từ công sức lao động của cả hai người.
Nhưng trên thực tế người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại đi làm ra ngoài kiếm tiền, nhưng hết giờ làm thì phải chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái, rồi dọn dẹp nhà cửa. Trong khi đó, người đàn ông ngoài công việc ở cơ quan về nhà chẳng phải động tay vào việc gì, bởi tư tưởng đàn ông vào bếp không phải là đàn ông, không đáng mặt đàn ông, đã nhiễm và ý thức hệ của nhiều người đàn ông gia trưởng của nước ta.
Trong cuộc sống gia đình để quyết định những công việc gì quan trọng hầu hết đều do người đàn ông quyết định, người đàn ông là người có tiếng nói nhiều hơn, còn người phụ nữ nhiều khi không được tham gia góp ý, không được nói lên tiếng nói của mình. Đó chính là tư tưởng bất bình đẳng ở một số đàn ông có lối sống cổ hủ phong kiến.
Trong vấn đề sinh sản, người vợ luôn là người phải tự lo cho mình các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh mọi biện pháp để bảo vệ an toàn cho chính mình, còn người đàn ông thường ít quan tâm tới vấn đề này bởi cho đó là việc của phụ nữ. Sự bất bình đẳng nằm trong suy nghĩ của người đàn ông trong những vấn đề tế nhị này, bởi công việc phòng tránh kế hoạch hóa sinh sản, bảo vệ sức khỏe là việc làm dành cho cả hai người đòi hỏi hai người cùng thực hiện.
Trong xã hội vấn đề ý thức hệ, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong mỗi gia đình dù ít hay nhiều. Ông bố nào cũng thích có con trai, người bà nội nào cũng muốn có cháu trai để duy trì nòi giống của dòng họ mình, để có thể ra oai với đời….Chính vì vậy, việc mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay là khá nghiêm trọng, theo báo cáo của cục thống kê thì cứ 120 bé trai được sinh ra thì chỉ có 100 bé gái, vậy thì lệ chênh lệch này hiện nay là hai mươi bé trai.
Việc mất cân bằng giới tính này do con người nước ta vẫn thi nhau đẻ con trai, tìm mọi biện pháp can thiệp khoa học để sinh bằng được con trai. Có những nhà nếu như không sinh được con trai thì chồng sẽ ra ngoài kiếm con, rồi mẹ chồng bắt con dâu để bằng được cháu trai nếu không sẽ cho con trai mình ly dị vợ. Những suy nghĩ cổ hủ đó thể hiện sự bất bình đẳng giới trong thực tế cuộc sống.
Có nhiều ngành nghề đặc thù người tuyển dụng hầu như chỉ muốn tuyển nam giới, bởi nam giới mới có thể đảm bảo được công việc. Tuy không trọng nam khinh nữ nhưng do tính chất công việc họ vẫn cần nam giới làm việc nặng nhọc hoặc có cường độ áp lực công việc lớn.
Trong cuộc sống hiện đại, con người ta hướng tới sự bình đẳng giới nhiều hơn để cuộc sống có thêm những niềm vui trọn vẹn, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức tôn trọng người phụ nữ, người vợ người mẹ của mình. Nếu sinh con gái thì không nên cố gắng sinh con trai bởi con nào cũng là con chỉ cần các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì bậc làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Người phụ nữ có những thiên chức không ai có thể thay thế được đó chính là thiên chức làm mẹ. Chính vì vậy, khi người phụ nữ mang thai, hoặc nuôi con nhỏ người đàn ông có trách nhiệm phải thương yêu chăm sóc vợ mình thật chu đáo. Tránh gây những áp lực khiến người phụ nữ bị căng thẳng, gây bệnh trầm cảm. Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại cũng phải ra ngoài làm việc lo lắng kinh tế trong gia đình người đàn ông cần chia sẻ việc nhà với vợ mình để cuộc sống được cân bằng, hạnh phúc hơn.
Trong gia đình cần nhất là sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai vợ chồng, giữa các thành viên trong gia đình để cuộc sống được hạnh phúc vẹn tròn đó chính là sự bình đẳng giới tuyệt vời nhất và là sự tiến bộ xã hội.
Các bước làm bài văn nghị luận:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý
- Lập dàn ý
+ Xác lập luẩn điểm
+ Xác lập luận cứ
+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ
Dàn ý cho đề bài: Hiện tượng ô nhiễm môi trường
1. Mở bài
Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.
2. Thân bài
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống
- Thực trạng:
+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống
+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng
- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi, bỏ qua khâu xử lý chất thải
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết
- Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng
3. Kết bài
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch- đẹp
Dàn ý tham khảo 1:
I. Mở bài
- Vai trò của tri thức đối với loài người
- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.
II. Thân bài
- Ý nghĩa tác dụng của sách: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.
- Chứng minh tác dụng của việc đọc sách:
+ Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng).
+ Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)
+ Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)
- Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.
- Phương pháp đọc sách:
+ Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.
+ Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.
III. Kết bài
- Khẳng định sách là người bạn tốt
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách.
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Nêu Vai Trò Của Sách (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sách mang một ý nghĩa vai trò lớn đối với mỗi cá nhân và cả một xã hội nói chung.
2. Thân bài
* Giải thích: Sách là gì? Sách là những kiến thức, những tinh hoa đã được chắt lọc lưu lại dưới dạng văn bản giúp con người tiếp cận đến với tri thức
* Bàn luận: Vai trò của sách:
- Cung cấp những hiểu biết về xã hội về nhân loại trên nhiều lĩnh vực, trong mọi nơi, mọi thời điểm.
- Sách giúp con người hoàn thiện bản thân mình hơn. Sách giúp con người tìm ra ước mơ, hoài bão hướng đi của cuộc đời
- Sách mang tính giáo dục cao
- Sách mang đến cho con người nhiều cảm xúc, vui, buồn hạnh phúc,... giúp họ thư giãn, thanh lọc tâm hồn.
* Cách đọc sách hiệu quả:
Phải tìm đúng sách, tìm phương pháp đúng đắn để đọc sách được hiệu quả cao nhất
* Mở rộng phản đề:
- Sách hiện nay tồn tại không chỉ trên giấy, mà còn thông qua mạng Internet.
- Cần mua sách chính hãng, không mua sách lậu
- Văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.
* Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức được tầm quan trọng của sách, nỗ lực học tập và rèn luyện bản thân
3. Kết bài
Liên hệ, kết luận lại vai trò của sách.
II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Nêu Vai Trò Của Sách (Chuẩn)
Nguồn kiến thức của nhân loại là vô tận, bởi có rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Từ xa xưa đến nay, ông cha ta đã đúc kết lại được nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức, vậy họ làm thế nào để truyền lại cho con cháu mà không bị mất đi. Đó là sách, sách đã được ghi chép lại tất cả các kiến thức ấy, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vai trò của sách vô cùng lớn không chỉ đối với riêng từng cá nhân mà còn đối với toàn xã hội.
Nhắc đến sách, chắc hẳn ai cũng biết và hình dung ra được. Sách là một dạng văn bản được in ra thành quyển, trong cuốn sách đó có chứa đựng những thông tin chính cần đề cập tới, đó là những kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu, kinh nghiệm, của nhiều tác giả hoặc ý kiến cá nhân tác giả. Sách là tài liệu đơn giản, dễ kiếm tìm nhất để đưa con người tới bến bờ tri thức. Sách được chia thành nhiều loại dựa trên nhiều lĩnh vực,...(Còn tiếp)