Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.
2. Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.
Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn. Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.
Cha ông ta vẫn có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm’ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có nghèo khó, đói rách đến cỡ nào thì cũng phải cho sạch, cho thơm. Như thế thì mới không bị mọi cười chê, ít nhất thì vẫn giữ được lòng tự trọng trong sáng dù vật chất thiếu thốn. Cuộc sống này vẫn luôn có những người nghèo khổ, nhưng họ quyết không làm những việc xấu xa như cướp giật, trộm cắp…Họ tự vượt lên chính mình, vượt lên số phận bằng sức lực ít ỏi của mình, làm ra đồng tiền có giá trị. Đây mới là điều đáng quý. Thực ra tự trọng không ở đâu xa, tự trọng vẫn luôn ở trong mỗi chúng ta, chỉ là bản thân mình có để nó được phát huy hay không thôi.
Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh.
Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.
3. Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.
Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.
hok tốt ~
Bài tham khảo
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn…
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
Đúng là con người chúng ta có đi hết năm châu bốn bể cũng không thể nào đi hết, hiểu hết, thấu hết tấm lòng bao la vĩnh cửu của người mẹ. Trái tim của mẹ cũng nhỏ bé như ai nhưng bên trong đó là cả một biển trởi yêu thương và hi sinh vì con. Bởi vậy, Bersot nói: "Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ".
Kì quan là công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ hiếm thấy và trên vũ trụ bao la rộng lớn này có vô vàn những kì quan như thế. Có điều những kì quan ấy là những thứ mà ta có thể sờ, nắm được và nó có hạn, ta có thể đi thăm quan hết được đồng thời đó cũng là những thứ không có giá trị vĩnh cửu. Nhưng khi so sánh trái tim người mẹ là kì quan đẹp nhất, ta biết rằng kì quan ấy là kì quan đẹp nhất bởi đây là kì quan vĩnh cửu, vô hạn, cả đời của con người dù có bao nhiêu thời gian đi nữa thì cũng không bao giờ có thể đi hết được trái tim của người mẹ.
Trên thế gian này có lẽ nơi rộng lớn nhất chính là tấm lòng mẹ cha, cho dù dành cả đời để khám phá và tìm hiểu con người ta cũng mãi mãi không thể hiểu hết. Nơi chân trời góc bể nào con người ta cũng có thể chinh phục được chỉ là vấn đề thời gian, chỉ có trái tim của mẹ là chẳng có một nhà thám hiểm nào khám phá hết, chẳng có một nhà khoa học nào lại có thể cắt nghĩa hết. Trái tim ấy đã dành trọn cho đứa con của mình ngay cả từ những ngày mà con còn nằm trong bụng mẹ, chưa thành hình. Rồi khi con dần lớn lên, trưởng thành, trái tim ấy không chỉ yêu thương con hết mực mà còn hi sinh cho con vô điều kiện, Trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí, không ai quan tâm hay cho không bạn bất kì điều gì chỉ có mẹ cha là yêu thương và mãi đùm bọc ta vô điều kiện mà thôi. Trái tim ấy là trái tim vị tha nhất trên cuộc đời, ta có thể làm sai nhiều điều ngoài kia nhưng về nhà của mình, có một trái tim sẽ luôn luôn thứ tha và bảo bọc bạn đó chính là trái tim của người mẹ. Trái tim của mẹ cũng là thịt, là máu như trái tim của bất kì ai nhưng trái tim ấy lại chứa đựng biết bao nhiêu tình thương, sự hi sinh vô bờ bến mà không thể đo đếm được.
Chúng ta chắc ai cũng còn nhớ câu chuyện về người mẹ yêu thương con đến mức thà hi sinh tất cả từ sức khỏe, thanh xuân đến cả đôi mắt của mình chỉ để tìm đến Thần Chết cầu xin ông ta đừng cướp đi đứa con của mình. Người mẹ nhỏ bé, yếu ớt ấy lại có một trái tim nóng ấm bao la đến vậy, và tất cả những tình yêu thương và sự hi sinh ấy đều chỉ đặt lên người đứa con của mình thôi. Quả là:
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
Trái tim của mẹ chính là kì quan đẹp nhất thế giới mà kì quan ấy lại ngay gần bên chúng ta vì vậy hãy tìm hiểu và bảo vệ cho kì quan ấy mãi mãi tươi đẹp và hạnh phúc, hãy làm cho trái tim mẹ được thanh thản và bình yên nhất có thể.
Hãy ghi nhớ câu nói của Bersot “Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Vì vậy đừng tìm kiếm những kì quan đâu xa mà hãy về nhà và làm cho trái tim của mẹ được hạnh phúc.
“Tuyệt phẩm” là phẩm chất đẹp nhất, tuyệt vời nhất không còn gì đẹp hơn. Tuyệt vời hơn một vẻ đẹp tuyệt đối. Câu nói của Bớc-na-sô chắc hẳn đã làm cho mọi người phải lần giở lại những trải nghiệm của mình, những tình cảm mà người mẹ vĩ đại của mình dành cho. Trái tim mẹ là biểu tượng đẹp đẽ của lòng yêu thương, đức hi sinh cao cả. Nếu những kì quan thế giới cổ đại làm cho ta choáng ngợp, kinh ngạc bởi hình khối, nghệ thuật chạm trổ, … sáng tạo độc đáo của con người thì trái tim người mẹ luôn để lại cho con những ấn tượng sâu nặng về một tâm hồn cao cả. Không chỉ vậy, đó còn là sự ngưỡng mộ, trân trọng một con người sao có trái tim cao cả đến vậy. Nếu kì quan của thế giới là sản phẩm vật chất có thể bị tàn lụi, bị hủy hoại bởi thăng trầm của thời gian thì “trái tim người mẹ” luôn sống mãi trong tâm tưởng mỗi con người.
Trước hết, lí do mà “trái tim người mẹ” là “kì quan tuyệt phẩm nhất” bởi ở đó tình yêu thương hiện lên đậm đặc nhất. Đúng vậy, đứa con là máu thịt của người mẹ. Mẹ đã phải mang nặng hơn chín tháng, rồi phải dứt ruột mới có được một tiểu thiên thần bé nhỏ, non nớt ấy sao? Đối với mẹ, con là tất cả. Trong tim mẹ, tình cảm thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, vì vậy có người mẹ nào mà không yêu con một tình yêu thương bao la vô bờ bến. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành, tinh khiết, được chắt lọc tự trong trái tim, ru con bằng những lời ru thiết tha, ngọt ngào mà trìu mến. Con lớn lên, được hoàn thiện cả về thể chất và tâm hồn là nhờ có tình thương bao la, sự đùm bọc, che chở, vỗ về của mẹ dành cho. Tình yêu mẹ dành cho “hòn máu cắt đôi” này thật tự nhiên mà cao cả vô cùng, theo suốt con cả cuộc đời. Con hiểu được niềm hạnh phúc, vui sướng, đau khổ xen lẫn, chen chúc, xô đẩy trên nét mặt mẹ. Ánh mắt mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con, đó là ánh mắt hi vọng, tin tưởng một điều gì đó ở đứa con khờ dại. Mẹ hi vọng khi con cất tiếng gọi mẹ đầu tiên, khi con lớn hơn một chút mẹ mong con tự đứng dậy sau khi ngã, còn rất nhiều, nhiều nữa những mong mỏi của mẹ. Tất cả đều xuất phát trong tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con.
Trái tim người mẹ là kì quan tuyệt phẩm nhất, ở đó con thấy được đức hi sinh cao cả. Mẹ luôn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con mà bản thân mình lại luôn phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ. Mẹ đâu quản khó nhọc của nắng mưa, gió bão, những khắc nghiệt của cuộc đời, người mẹ ấy vẫn lặn lội cho cuộc sống mưu sinh… Hình ảnh “Con cò lặn lội bờ sông” trong ca dao là biểu tượng cho những vất vả, khó nhọc của người mẹ. Trái tim mẹ có thể có nhiều vết thương vì những cực nhọc về thân thể, những lo âu, suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về tâm hồn… Nhưng chỉ cần một nụ cười rạng rỡ trên đôi môi con là đủ xóa tan mọi buồn phiền, những nếp nhăn, những vết chân chim in hằn trên khuôn mặt rám sạm của mẹ…; và cũng chính niềm hạnh phúc bé nhỏ ấy đủ để vá lại những vết thương bao ngày qua. Niềm hạnh phúc ấy tiếp thêm sức mạnh cho cha mẹ làm việc hăng say hơn, yêu đời hơn.
Trái tim người mẹ quả là cao cả. Trái tim ấy luôn cho và nhận nhưng con thấy mẹ cho nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Có lẽ bà mẹ nào cũng vậy, họ chỉ biết hi sinh cho gia đình, cho hạnh phúc của con cái.
Ý kiến của Bớc-na-sô thật đúng: dù những công trình cổ đại có hoành tráng vĩ đại đến mấy nhưng vẫn không thể bằng được trái tim của người mẹ thương con, hi sinh vì con. Nó sẽ mãi đúng và phù hợp với mọi thời đại vì sứ mạng của người mẹ là vì con, yêu thương và che chở cho con. Câu nói phản ánh một tư tưởng nhân sinh tích cực làm cơ sở cho mọi hành động, suy nghĩ của con người, hướng con người đến sự cao cả, cao thượng của nhân cách và tâm hồn.
Chắc chắn rằng cũng sẽ có những trái tim không phải là kì quan tuyệt phẩm Bởi trong xã hội ngày nay có không ít những trường hợp mẹ bỏ con để chạy theo cuộc tình khác, khiến con cái bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Hay có những người mẹ chỉ biết lao vào làm kinh tế mà bỏ bê con cái; và trong những trường hợp đó người mẹ đã quên đi chức năng và nghĩa vụ đối với con cái của mình…
Câu nói của Bớc-na-sô vừa muốn đề cao, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người mẹ vừa muốn thức tỉnh những trái tim người mẹ chưa tìm thấy chuẩn mực về cái đẹp, cái cao thượng trong tâm hồn.
Một trái tim có thể trở thành một kì quan tuyệt phẩm hay không là nhờ tình cảm có đạt đến độ “tuyệt phẩm” hay không. Tình cảm mẹ dành cho con tình mẫu tử mãi là tình cảm đẹp nhất của con người, vậy nên nó mãi là kì quan tuyệt phẩm nhất.
Câu 1:
+) Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
+) Mục đích: Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành đông theo mình
+) Bố cục 3 phần: Mở bài: giới thiệu khái quát ý nghĩa vấn đề nghị luận
Thân bài:
-Gồm luận điểm và luận cứ
Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ
Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra
Kết bài:
+) Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận trên và bài học ý nghĩa.
Câu 2: So sánh:
1/ Thao tác lập luận giải thích:
– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
2/ Thao tác lập luận phân tích:
-Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
3/ Thao tác lập luận chứng minh:
– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
– Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
Phần thân bài gồm các luận điểm bao gồm giải thích câu tục ngữ, luận điểm 2 là biểu hiện, lđ 3 là lấy dẫn chứng trong cuộc sống, lđ 4 là liên hệ bản thân, xã hội, lđ 5 là phản đề
2)
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhỗi như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước,… còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô,… Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi… Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn,…Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư,…Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su,…Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể,…Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.
A, Mở bài:
Nêu định nghĩa về lòng khoan dung hoặc có thể là 1 trích dẫn về nhân vật nào đó trong 1 tác phẩm văn học nhưng nói chung nói lên dc tính khái quát và giới thiệu dc về lòng khoan dung
B, Thân bài:
Khoan dung là thái độ, lẽ sống cao đẹp. Bao dung không ngoài sự tha thứ, là sự rộng lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác.
– Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng; là biết nhường nhịn, thậm chí hi sinh cho người khác.
– Và cao hơn nữa, khoan dung chính là tha thứ, cảm thông trước những sai trái của người khác gây ra cho mình hay xã hội.
– Khoan dung đối lập với ích kỉ, lòng đố kị, ganh ghét…
– Khoan dung chính là một trong những phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng. Đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Dẫn chứng: Áng thiên cổ hùng văn năm nào- “Bình Ngô đại cáo” là những trang văn thật đẹp về lòng khoan dung, độ lượng khi nói về việc ta đã “mở đường hiều sinh”, tha chết cho giặc Minh tàn bạo.
– Vì đã là con người thì chân lý “nhân vô thập toàn” là đúng đắn, ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Đặc biệt hơn, cuộc sống hiện tại với nhịp độ hối hả, tất bật, con người dễ bị cuốn vào cuồng quay của thời gian, công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống. Nên những người mắc sai lầm họ cần lắm những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại những giá trị chân chính của cuộc sống.
Dẫn chứng: Sự tha thứ của những người làm cha, làm mẹ trước những sai trái của con cái. Tấm lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ.
– Khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình, trở thành người tốt hơn mà ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, yên ổn tâm hồn. Để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt. Xã hội cũng vì thế mà trở nên thanh bình, yên ổn.
– Những người có tấm lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm giác rất thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn. Vì họ luôn nhìn biểu hiện sai trái, những hành vi xấu xa của mọi người bằng cái nhìn của sự đồng cảm và sẻ chia.
– Nhưng khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đời sống, đạo đức con người.
– Phê phán:
+ Những kẻ sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.
+ Những kẻ chuyên chỉ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối, nguy hiểm sẽ bị xã hội lên án.
– Mọi người hãy thực hành ngay lẽ sống khoan dung trong đời sống, bởi vì đó cũng là một phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống chúng ta bình yên hơn.
C, Kết bài:
Lòng khoan dung là một trong những phẩm chất đẹp của con người, chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Nhờ có lòng khoan dung mà con người trở nên gần gũi hơn.
Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện bản thân, phấn đấu để bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Có thể nói lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống tốt đẹp hơn.