K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2016

Tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội như:quan hệ gia đình,anh em,họ hàng…một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó là: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Trước tiên ta phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào. “giọt máu đào”là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể.Như vậy cho dù là một nhưng giot máu cũng quan trọng hơn ao nước lã.Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào”nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “ao nước lã”được hiểu là những người xa lạ,người dưng.Phép so sánh “hơn”đã thể hiện rõ lời nhận định:những người có quan hệ máu mủ,huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ.Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng,đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.

Thực tế đã cho ta thấy trong xã hội hiện nay,nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thí ta luông bồn chồn,lo lắng hơn là người dưng gặp nạn.Câu tục ngữ này rất đúng.Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không than thuộc.Đó là lẽ tự nhiên thôi!giữa bạn và anh em thì ta phải chọn anh em thôi.Cùng chịu một cơn bão,dân tộc ta và dân tộc bạn cùng gánh chịu,chúng ta đều xót thương đấy,nhưng sự cứu giúp cần thiết ta phài dành cho dân tộc mình chứ.

Tuy nhiên không phải ai cũng làm được như thế.Có một số người không xem trọng họ hàng than thuộc,lo chạy theocaí lợi,cái danh ma2 đánh mất tình nghĩa gia đình.Hễ cái gì có lợi cho họ thì họ làm mà không cần biết điều đó sẽ nhứ thế nào với người thân của mình.những người như thế thật đáng trách.Vì vậy chúng ta phải sống có tình,có nghĩa,luôn đối xử tốt vối những người thân của mình.

Qua câu tục ngữ,chúng ta thấy được lối sống đầy ân tình của con người việt nam.chúng ta phải biết giữ gìn,phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Đặc điểm

Văn bản nghị luận về một kịch bản văn học:

Văn bản nghị luận về một tác phẩm phim truyện:

Giống nhau

Nội dung và hình thức của 1 kịch bản văn học hoặc một tác phẩm phim truyện đều có nhiều khía cạnh, vấn đề có thể gợi lên một hay nhiều vấn đề cần bàn luận.

Khác nhau

Nội dung chính: xung đột bi kịch và hành động trong bi kịch. Từ xung đột, cốt truyện và hành động của các nhân vật chính → Gửi gắm thông điệp về xã hội, vấn đề.

Nội dung chính thể hiện qua hình ảnh và hành động của nhân vật vì vậy ít chi tiết hơn là ngôn ngữ trong kịch.

31 tháng 8 2023

Tham khảo:

Giống nhau

- Đều là dạng bài nghị luận văn học

- Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật 

- Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận

Khác nhau

-  Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

-  Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm.

 

- Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.

- Là  trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. Để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật

 

- Có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về.

- Có hứng thú với tác phẩm trên cơ sở từng xem, nghe, thưởng lãm theo điều kiện thực tế cho phép.

- Có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

15 tháng 8 2023

tham khảo

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Vấn đề nghị luận trong văn bản là: Nước trở thành hình tượng xuyên suốt Mùa len trâu, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, độc đáo.

30 tháng 4 2019

Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề xã hội quan tâm, chứng cứ chân thực và có sức thuyết phục

Phân loại:

- Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội- chính trị (chính luận), nghị luận văn học

- Căn cứ thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, biểu, cáo, tấu...), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình...)

- Yêu cầu khi đọc văn nghị luận

   + Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận

   + Tìm ra đúng luận điểm, luận cứ, lập luận của tác giả

   + Đánh giá tính đúng đắn, hữu ích của hệ thống luận điểm

   + Tìm hiểu phương pháp lập luận làm sáng tỏ luận điểm

   + Nêu giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện tác phẩm, rút ra bài học, ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tế