K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2018

- Nghề rừng phát triển nên độ che phủ rừng tăng lên và có tác dụng:

      + Hạn chế xói mòn đất.

      + Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.

      + Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi. 

      + Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,... ổn định hơn.

- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

1 tháng 4 2017

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

1 tháng 4 2017

ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:
+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.
+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.
+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

1 tháng 10 2016

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập        quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

5 tháng 10 2016

đất đai đuoc bảo vệ tốt hơn

cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông 

chất lượng đời sống thu nhập ngày càng nag cao

cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy

 

22 tháng 11 2021

Tham khảo

Câu 1:

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở  Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà:  nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

Câu 2:

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.

Câu 3

 * Nhận xét:

 Trong thời kì 1995 – 2002,

 - Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.

+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.

+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.

⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.

29 tháng 11 2017

- Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định các vùng nông lâm kết hợp.

- Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:

      + Phòng chông lũ quét.

      + Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.

      + Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.và bão lũ.

      + Bảo vệ môi trường sinh thái.

27 tháng 12 2023

+ Tạo việc làm cho người dân, mang lại giá trị kinh tế lớn, nâng cao đời sống dân cư.                                                                                                   + Bảo vệ nguồn nước ngầm của vùng, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.                                                                                         + Tăng độ che phủ đất, hạn chế thiên tai (sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, xói mòn rửa trôi).

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).

Các tỉnh, thành phố:

+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Vị trí tiếp giáp:

   + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.

   + Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.

   + Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.

14 tháng 12 2021

TK

- Giới hạn lãnh thổ: Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam.

+ Phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Tây giáp Lào.

+ Phía Đông giáp biển Đông.

- Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:

+ Cầu nối hai đầu Bắc - Nam của đất nước.

 + Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ - vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật,…

 + Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có.

 + Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

14 tháng 12 2021

Vị trí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta, tiếp giáp với:

Phía Bắc giáp Trung QuốcPhía Nam giáp vùng Bắc Trung BộPhía Tây giáp LàoPhía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

Lãnh thổ: 

Diện tích: 100.965 km2 chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước.Đường biên giới dài giáp Nam Trung Quốc và Thượng Lào.Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên

Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:

Có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.Có điều kiện giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trong nước cũng như với Lào, Trung Quốc....Phát triển kinh tế cả đất liền và kinh tế biển.
5 tháng 6 2017

* Xác định

- Trên vùng đồi núi phía tây: trồng rừng + trồng cây công nghiệp lâu lăm+chăn nuôi trâu bò.

-Vùng ven biển phía đông: trồng rừng ngập mặn và rừng chắn cát + nuôi trồng thủy sản.

*Ý nghĩa của việc trồng rừng:

- Phòng chống lũ quét.

- Hạn chế bão, lũ lụt.

- Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.

- Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.

- Bảo vệ môi trường sinh thái.

5 tháng 6 2017

Trả lời:

Ý nghĩa của việc trồng rừng:

- Phòng chông lũ quét.

- Hạn chế bão, lũ lụt.

- Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.

- Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.

- Bảo vệ môi trường sinh thái.