K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2017

- Phát huy thế mạnh sẵn có, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Tạo vic làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là ở miền núi khó khăn.

- Bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên lai như: chắn gió, bão, hạn chế lũ lụt, ngăn cát bay, cát chảy lấn chiếm làng mạc, đồng ruộng,...

11 tháng 7 2017

Giải thích: Mục 2, SGK/156 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

4 tháng 5 2019

Đáp án: D

Giải thích: Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa là tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

23 tháng 1 2018

Ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ không bao gồm Tác động đến sự phân bố sản xuất theo hướng Đông - Tây (sgk Địa lí 12 trang 156 có nhắc đến 3 ý nghĩa còn lại trong việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư)

=> Chọn đáp án C

1 tháng 3 2019

Đáp án: C

Giải thích: SGK/156, địa lí 12 cơ bản.

28 tháng 2 2016

Bắc Trung Bộ là vùng có lãnh thổ tương đối rộng giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề do chiến tranh,trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẻ có bước phát triển đột phá.So với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Bắc Trung Bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đang đứng trước triển vọng lớn nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy các thế mạnh tự nhiên, kinh tế - xã hội và vai trò của các trung tâm kinh tế. Bắc Trung Bộ: 
- Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế. 
- Diện tích: 51,5 nghìn km2 (chiếm 15% diện tích cả nước). 
- Dân số: 10,6 triệu người (năm 2006, chiếm 12,7% dân số cả nước). 
a. Vị trí địa lí và lãnh thổ 
- Đặc điểm: 
+ Bắc trung Bộ là vùng có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang. 
+ Phía bắc giáp với ĐBSH, phía nam giáp DHNTB, phía tây giáp CHDCND Lào, phía Đông hướng ra biển Đông. 
+ Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường bộ, đường sắt và nhiều tuyến đường ngay đông tây từ cảng biển đến nước bạn Lào), gần tuyến đường hàng hải quốc tế. 
Vị trí của vùng giống như chiếc cầu nối giữa phần phía Bắc với phần phía Nam nước ta, giữa Lào với biển Đông ( có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây mở rộng mới giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan. 
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng. 
+ Đất đai: ở trung du miền núi có đất feralit, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả; đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển thích hợp đối với cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. 
+ Diện tích rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên, rừng có nhiều loài gỗ quí, ngoài gỗ còn có nhiều đặc sản dưới tán rừng và tài nguyên động vật phong phú, có giá trị kinh tế (như song, mây,

28 tháng 2 2016

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp sẽ góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

- Về kinh tế:

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, hoàn thiện và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế.

- Về xã hội:

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần định canh, định cư cho các dân tộc thiểu số và hạn cho được việc tàn phá rừng.

- Về môi trường:

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển vốn rừng, giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn các nguồn tiền quý hiếm, điều hoà chế độ nước của các sông, hạn chế tác hại của lũ.

+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chặn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

4 tháng 3 2017

Giải thích: Mục 2, SGK/156 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B

1 tháng 9 2023

Chọn B. Tạo cơ cấu kinh tế chung và tạo thể liên hoàn giữa các vùng.

20 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ

− Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, tỉnh nào trong vùng cũng có biển, đồng bằng phía đông và vùng đồi phía tây, mỗi vùng có điều kiện phát triển kinh tế cho mỗi ngành nhất định.

− Vùng núi: Diện tích rừng lớn. Trong rừng có nhiều loài gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền…), nhiều lâm sản, chim, thú, có giá trị.

− Ở các đồng bằng: Đất cát pha thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…); một số nơi có đất phù sa tốt thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa.

− Vùng biển: Tỉnh nào cũng giáp biển, gần ngư trường vịnh Bắc Bộ giàu nguồn lợi sinh vật; bờ biển có nhiều đầm phá, cửa sông… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

b) Việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao?

− Thủy lợi. Do ở đây thường xuyên xảy ra hạn hán (về mùa khô, nếu giải quyết tốt khâu thủy lợi thì có thể nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất nông nghiệp và thay đổi cơ cấu cây trồng.

− Chống lại nạn cát bay, ngăn chặn sự di chuyển của các cồn cát do gió lấn chiếm diện tích đất nông nghiệp ở phía đông các đồng bằng ven biển.

− Sự dụng đất cát biển để nuôi thủy sản theo quy mô công nghiệp đang là vấn đề lớn, cần phải chú trọng vì bên cạnh những lợi ích kinh tế − xã hội trước mắt, còn tác động đến môi trường đất cát biển trong thời gian lâu dài.

25 tháng 11 2017

- Nghề rừng phát triển đã làm tăng độ che phủ rừng, có tác dụng:

+ Hạn chế xói mòn đất.

+ Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.

+ Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi.

+ Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,...

- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

28 tháng 2 2016

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp sẽ góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

- Về kinh tế:

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, hoàn thiện và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế.

- Về xã hội:

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần định canh, định cư cho các dân tộc thiểu số và hạn cho được việc tàn phá rừng.

- Về môi trường:

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển vốn rừng, giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn các nguồn tiền quý hiếm, điều hoà chế độ nước của các sông, hạn chế tác hại của lũ.

+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chặn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.