K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2019

Ngày xửa ngày xưa, tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc. Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào. Chỉ biết rằng:
"Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh".
Thật đúng như vậy, họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
Thuở ấu thơ, tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón, trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé. Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.
Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng. Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con - những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng, chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sống được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước.
Vì thế mà câu thơ này ra đời:
"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu"...
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy, chông, mũi tên, cung tên,... góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, dùng tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẻ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn, những người lớn dùng tăm để xỉa răng được làm từ tôi. Mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre, đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây, bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh. Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết, thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm, xơ xác và khô héo lụi tàn, tôi vẫn được mọi người sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.
Các bạn đã nghe câu: "Tre già măng mọc" chưa? Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con người nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài người, để được người đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như một người nông dân chất phác và mộc mạc, chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hùng hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường, tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường, đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.
"Mai sau, mai sau, mai sau
Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh"...

11 tháng 12 2017

ý nghĩa:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

hiện nay nhân ta vẫn làm bánh chưng để làm j thì ko bt

11 tháng 12 2017

Tự Biết nhé bạn 

TRONG HỌC TỐT NGỮ VĂN LỚP 6 CÓ

18 tháng 12 2017

hay độc và lạ . ngon vct tránh táo bón bổ cho gan dễ tiêu hóa

18 tháng 12 2017

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
8 tháng 4 2022

Tham khảo thôiiiii

Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

29 tháng 8 2016

 

1. Nêu ý nghĩa nhân dân ta về bánh chưng, bánh giầy.

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.2. Kể tóm tắt lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên. 

 

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

29 tháng 8 2016

1. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

31 tháng 1 2018

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

11 tháng 3 2019

giúp mình đi

help me

10 tháng 2 2019

1.Trường mk méo có 

2. Trí tưởng tượng của mk ko cao xa đâu

3.Xl vì méo bt làm

4.Chúc bn may mắn vào ngày mai 

23 tháng 8 2016

- truyện vừa giải thích nguồn gốc bánh trưng bành giầy vừa phản ánh thành tự văn minh nông nghiệp ở thời buổi đầu dựng nước vs thái độ đề cao lao động

- truyện cx suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước

23 tháng 3 2016

Bánh chưng, bánh giầy là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

18 tháng 8 2016

Ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của người Việt Nam:

+ Đề cao lao động người nông ,công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra

+ Nhớ ơn công lao của chàng trai gắn liền với đồng ruộng Lang Liêu đã sáng tạo ra thứ bánh ý nghĩa này

+ Tưởng nhớ trời, đất thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống

18 tháng 8 2016

Tết Nguyên đán (Tết cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay. Ngày Tết là dịp để mọi người thể hiện sự ấm no hạnh phúc, là ngày gia đình sum vầy, quây quần bên nhau: gói chiếc bánh chưng, trông nồi nước luộc… hay đơn giản chỉ là ngồi với nhau trong bữa cơm gia đình ấm áp. Tết cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội (Cúng lễ tổ tiên, Tết thanh minh…); và cũng là thời gian để giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa xóm làng… Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Phương Đông nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.