K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2023

Hiện nay, xã hội phát triển, có rất nhiều mối quan hệ giữa người với người. Mọi người thường dùng rượu, bia để làm thứ xúc tác dễ dàng mở đầu câu chuyện tình cảm, công việc, gia đình....Nhiều bạn trẻ vị thanh niên cũng rất thích và trở nên nghiện rượu bia hay các đồ uống có cồn. Được biết, nếu uống lượng rượu bia phù hợp, nó có những chuyển hoá có lợi. Nhưng khi sử dụng quá nhiều, sẽ làm cho con người rơi vào trạng thái không tỉnh táo, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc như tai nạn giao thông, đánh nhau, bạo lực gia đình,...Vì thế hãy sử dụng đồ uống có cồn vừa đủ, đúng lúc đúng chỗ, giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

3 tháng 8 2023

Tham khảo:
Hậu quả của sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông: Rượu bia khiến hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Từ đó dẫn tới việc lái xe không an toàn, không còn xử lý tình huống được như ý muốn nữa gây mất an toàn giao thông. Cụ thể, do không kiểm soát được nhận thức và hành vi bởi tác động của chất kích thích trong cơ thể, người sử dụng rượu bia thường không làm chủ được tay lái, có xu hướng phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu đèn và hay ngủ gật khi đang điều khiển phương tiện dễ dẫn đến người điều khiển tự gây tai nạn (do tông vào dải phân cách, gốc cây, trụ điện, các xe khác đang dừng đỗ…) hoặc gây tai nạn với các phương tiện khác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các thương tật nặng nề, cái chết đau lòng cho người tham gia giao thông. Ý kiến cá nhân của em về việc này: Đã uống rượu bia thì không lái xe.

4 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp.
- Cần tìm kiếm và phát triển các sản phẩm thay thế an toàn, như các sản phẩm hữu cơ, các sản phẩm sinh học, các phương pháp canh tác xanh,...để giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.
- Tận dụng thiên địch.

4 tháng 8 2023

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dùng những thuốc sản xuất theo công nghệ và quy trình sinh học, sử dụng những thuốc có nguồn gốc xuất xứ và kiểm định, có chế tài xử lí nghiêm khắc càng hành vi sử dụng thuốc BVTV quá mức quy định,...

3 tháng 8 2023

loading...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Một đơn vị cồn tương đương 10 mL (hoặc 7,89 gam) ethanol nguyên chất.

→ Hai đơn vị cồn tương đương 20 mL (hoặc 15,78 gam) ethanol nguyên chất.

Rượu 40° là 100 mL rượu có 40 mL ethanol nguyên chất.

Vậy mỗi người trưởng thành không nên uống quá số mL rượu 40° một ngày là:

20 x 100 : 40 = 50 mL

4 tháng 8 2023

Tham khảo:
a) Giấm ăn là dung dịch acetic acid loãng khoảng 2 - 5%.
Kim loại bị gỉ sét do kim loại bị oxygen trong không khí oxi hóa thành các oxide.
Giấm ăn có tính acid, có khả năng hòa tan được các oxide này nên sẽ giúp loại bỏ vết gỉ sét.
b) Lên men rượu cần ủ kín còn lên men giấm lại để thoáng do:
Khi lên men rượu cần ủ kín vì men rượu hoạt động không cần oxygen không khí, nó chuyển hoá đường thành rượu và khí carbonic.
Trong trường hợp không ủ kín rượu tạo thành sẽ tác dụng với oxi ngoài không khí tạo giấm: C2H5OH + O2  → CH3COOH + H2O
Còn khi lên men giấm thì cần oxygen để oxi hoá rượu thành giấm.

3 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm –OH liên kết với nguyên tử carbon no.
- Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n + 1OH (n≥1).
- Bậc của alcohol là bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm –OH.
So với hydrocarbon và dẫn xuất halogen có phân tử khối tương đương, các alcohol thường có nhiệt độ sôi cao hơn và dễ tan trong nước.
- Tính chất hoá học:
loading...

27 tháng 3 2019

Đáp án: B

Metanol gây độc do uống, hít, thấm qua da. Ngộ độc cấp thường có biểu hiện: đau đầu, mệt, buồn nôn, giảm thị lực, nặng hơn sẽ bị mù, co giật, giãn đồng tử, suy sụp tuần hoàn, suy hô hấp, rồi tử vong. Metanol còn gây ngộ độc mạn như giảm thị lực.

12 tháng 11 2017

Đáp án: B

Metanol gây độc do uống, hít, thấm qua da. Ngộ độc cấp thường có biểu hiện: đau đầu, mệt, buồn nôn, giảm thị lực, nặng hơn sẽ bị mù, co giật, giãn đồng tử, suy sụp tuần hoàn, suy hô hấp, rồi tử vong. Metanol còn gây ngộ độc mạn như giảm thị lực.

3 tháng 8 2023

CH3CH2OH (ethanol).

3 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,.. nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng
. - Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,..độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
      Lựa chọn và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để bảo đảm an toàn, hiệu quả bằng cách thay thế thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, không sử dụng các phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hóa học.