Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thạch Sanh
1. . Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh (ngoài những bức tranh trong sách – hãy tự suy nghĩ về ý nghĩa và tên gọi cho các bức tranh này), có thể chọn chi tiết Thạch Sanh đánh chằn tinh để vẽ. Đây là một trong những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy sự dũng cảm của nhân vật Thạch Sanh, cũng như thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của con người trước những thế lực đại diện cho cái ác. Có thể đặt tên cho bức vẽ là Thạch Sanh đánh chằn tinh.
Chữa lỗi dùng từ
1.
Chúc bn hok tốt ! ❤❤❤
có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)
Câu 5 :
Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :
" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.
Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...
Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.
Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.
Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.
Ý nghĩa chi tiết Niệu cơm :
- Thể hiện khả năng phi thường và tài năng tài giỏi của Thạch Sanh
- Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, cho tư tương yêu hòa bình của nhân dân
- Thể hiện ước mơ cũa nhân dân muốn cuộc sống tuoi đẹp, sản xuất dược nhiều hơn để cuộc sống ấm no , hạnh phúc
Ý nghĩa chi tiết Tiếng đàn:
- Giúp Thạch Sanh giải oan , giải thoát và vạch mặt Lí Thông. Đó là tiếng đàn cũa công lí đem lại sự công bằng của Thạch Sanh
- Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện, cho lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân, là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù
Bai 1:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Bai 3:*Thanh Giong
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
*Thach Sanh
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh
Hay
Thạch Sanh là 1con người vô cùng thật thà, chất phác. Quanh năm chàng chăm chỉ làm lụng để nuôi thân. Nghe theo lời Lý Thông, chàng rời bỏ gốc cây đa về ở chung vs mẹ con hắn rồi lại còn vui vẻ đi canh miếu thờ thay Lí Thông. Không những thế chàng còn là 1 dũng sĩ dũng cảm, quên mìnk vì việc nghĩa , Thạch Sanh ra tay giết chằn tinh, bắn đại bàng cứu công chúa, giải thoát con vua Thủy Tề. Ngoài ra chàng còn là 1 tấm gương về yêu chuộng hòa bình. Chàng dùng tiếng đàn để cảm hóa quân sĩ 18 nước tránh cko họ cảnh máu chảy đầu rơi, đãi họ 1 bữa cơm no trước lúc lui quân. Rồi cuối cùng, phần thưởng chính đáng cũng đến vs Thạch Sanh, chàng được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đây là 1 kết thúc có hậu
Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.
Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.
Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.
Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.
Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.
“Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Đoạn trích kể về chú Dế Mèn khỏe mạnh nhưng hống hách, coi thường người khác. Cũng bởi tính xấu ấy mà nó đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Bài học mà Dế Mèn rút ra cũng chính là lời khuyên dành cho mỗi người.
Dế Mèn sống tự lập từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên, thân hình chú khoẻ khoắn. Dế Mèn rất thích đi phiêu lưu khắp nơi. Chú đi đến đâu cũng đều khiến các con vật nhỏ bé khiếp sợ. Hàng xóm của chú - Dế Choắt lại là một chú dế gầy gò, ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn tỏ ra coi thường bạn hàng xóm của mình. Nhưng cũng chính vì vậy mà Dế Mèn đã phải nhận một bài học “đường đời đầu tiên”.
Câu chuyện bắt đầu khi Dế Mèn luôn coi khinh Dế Choắt. Nó cho rằng mình luôn là người mạnh nhất, một người có tầm nhìn xa trông rộng. Có thể kể đến việc khi Dế Choắt ngỏ ý muốn đào ngách thông sang nhà Dế Mèn để khi gặp chuyện thì có thể giúp đỡ nhau, Dế Mèn đã tỏ vẻ khinh bỉ rồi không chấp nhận. Thái độ đó của nó thể hiện sự ích kỷ, ngạo mạn.
Mọi chuyện chỉ lên đến đỉnh điểm là khi Dế Mèn trêu đùa chị Cốc. Chú ta đã dùng mọi lời lẽ đến nói với Cốc, khiến chị Cốc nổi giận. Sự hung hang đã biến thành sự sợ hãi rồi hèn nhát. Dế Mèn nhanh chóng chui vào hang để Dế Choắt một mình đối mặt với chị Cốc. Chú Dế Choắt tội nghiệp phải chịu nỗi oan ức, bị chị Cốc mổ cho đến kiệt sức. Nhưng Dế Mèn vẫn không ra cứu bạn, nhận lỗi về mình và chịu trách nhiệm về lỗi lầm.
Hậu quả là Dế Choắt đã chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Chỉ lúc đó, Dế Mèn bắt đầu cảm thấy ân hận. Chôn cất Choắt xong xuôi, Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình”. Nó đã nhận được bài học đầu tiên.
Dế Mèn ân hận về cách đối xử của mình với Dế Choắt. Nó hối hận khi đã gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Nó tự trách mình rằng nó là một kẻ có sức mạnh nhưng lại chỉ biết trốn tránh một cách nhát gan. Chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua. Nhận ra bài học đó, nó tự hứa từ nay sẽ sống chan hòa với mọi người.
Như vậy, sau khi đọc xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, người đọc có thể cảm nhận được một bài học ý nghĩa sâu sắc về cách sống. Con người hãy biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
Thái Văn A quê ở xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ông nhập ngũ năm 1962, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1965. Trong Chiến tranh Việt Nam, Thái Văn A là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Tên tuổi của ông gắn liền với hòn đảo này. Ông làm nhiệm vụ quan sát tại đỉnh 63 trên đồi cao nhất đảo để xác định vị trí máy bay hay tàu chiến đối phương, rồi thông báo cho các đơn vị pháo cao xạ bắn vào mục tiêu[1]. Dù có lúc chân đài quan sát bị gãy, đài bị nghiêng, bản thân nhiều lần bị thương, Thái Văn A vẫn không rời vị trí. Trong ba năm làm nhiệm vụ trên đảo, Thái Văn A đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mỹ (riêng tổ trinh sát trực tiếp bắn rơi một chiếc) và xác định các vị trí có bom địch chưa nổ để công binh xử lí (máy bay địch thường trút bom ở đây trước khi về hạ cánh trên tàu sân bay).
Cấp bậc cao nhất của ông trước khi nghỉ hưu là đại tá (năm 1988).
THAM KHẢO NHA!
Bài 1:Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc…Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.
Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.
Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm mầu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.
Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em sang và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.
Bài 2:Em là Hoàng Đức Hải, học sinh lớp 6A trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Tân An, tỉnh Long An, Em là con trai lớn trong nhà. Dưới em là bé út Hoàng Mai, rất hay nhõng nhẽo nên có biệt danh là Mít Ướt. Ba em là bộ đội biên phòng, thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân xí nghiệp may xuất khẩu của tỉnh.
Vì hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nên em sớm biết lo. Buổi sáng, khoảng năm giờ rưỡi, khi chú gà trống nhà bác Mười kế bên cất tiếng gáy vang là em đã thức giấc. Dưới bếp, mẹ em đang nấu bữa sáng. Tập thể dục xong, em chạy bộ khoảng hơn cây số dọc theo quốc lộ. Khí trời mát mẻ, trong lành khiến em thấy khỏe khoắn hẳn ra.
Buổi sáng, tôi không chờ mẹ gọi rồi nhõng nhẽo một hồi lâu như trước nữa, tôi đánh thức mình vào lúc 5 giờ 30 nhờ cô bạn đồng hồ mà mẹ mua cho tôi khi tôi lên lớp 6. Tôi đánh răng, rửa mặt, tập thể dục và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Sau khi ăn sáng xong, tôi khoác trên mình bộ đồng phục mới và hào hứng đi đến trường lúc 6 giờ 30 bằng chiếc xe đạp đã gắn bó với tôi được 2 năm.
Lên lớp 6, chương trình học của chúng tôi không còn như trước, chúng tôi học theo tiết. Buổi sáng tôi thường học 4 tiết, sau mỗi tiết học chúng tôi được giải lao 5 phút. Vì đã rèn luyện thân thể và ăn uống đầy đủ trước khi đến lớp nên tôi học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn.
Tan học, tôi về nhà lúc 10 rưỡi. Đây cũng là lúc mẹ đã chuẩn bị xong bữa trưa cho cả nhà. Tôi ăn cơm cùng gia đình, nghe và chia sẻ những câu chuyện của bố, mẹ và em. Tôi giúp mẹ rửa bát, dọn nhà trước khi nghỉ trưa. Bố tôi thường dặn hai chị em: giờ trưa các con nên nghỉ 1- 2 giờ, nên trong thời gian biểu của cả hai chị em đều có thêm dòng chữ: Nghỉ trưa 12 giờ 30 đến 13 giờ 30.
Sau giấc ngủ trưa, bố mẹ đi làm, tôi đánh thức em dậy, hai chị em tôi học bài. Đây là thời gian tôi xem lại bài lúc sáng được thầy cô truyền đạt, tôi cũng tranh thủ dạy em viết chữ và tập đọc. Khi đã hoàn thành việc học, tôi thường đọc những câu chuyện mà mình yêu thích. Trong giá sách của tôi luôn có: Dế Mèn phiêu lưu ký, Nỗi muộn phiền sau giờ học; Số phận của chú bé đánh trống; góc sân và khoảng trời… Tôi không cảm thấy chán nản bởi: đọc sách với tôi là một niềm đam mê.
Vào 5 rưỡi chiều, tôi và em cùng rửa ấm chén và lau nhà. Trước kia, mẹ thường làm công việc này sau khi ăn xong bữa tối, tôi đã học và làm được những công việc đó để giúp mẹ đỡ vất vả. Hơn nữa, kỳ nghỉ hè vừa rồi mẹ cũng đã dạy tôi nấu cơm, luộc rau. Trước khi mẹ về, tôi cũng đã làm xong những việc phụ đó. Niềm tự hào, vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của bố mẹ tôi sau giờ tan sở.
Tôi ăn tối cùng gia đình lúc 7 giờ 30. Chị em tôi nghỉ khoảng 30 phút sau khi ăn để chuẩn bị học bài. Tôi dành 2 tiếng buổi tối cho bài tập về nhà, bài tập nâng cao và chuẩn bị trước bài ngày hôm sau. Việc học đó giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức hơn và luôn chủ động trước khi đến lớp.
10 giờ 30, tôi bắt đầu đi ngủ, tôi luôn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện: cổ tích có, ngụ ngôn có, chuyện về bà, về mẹ ngày xưa…Nhờ mẹ mà tôi ngủ ngon giấc hơn. Tôi cũng đã kết thúc một ngày như vậy! Chúng ta sẽ lớn lên bằng những hoạt động có nghĩa từng ngày đúng không các bạn?
Bài 4:Tôi là một đứa rất thích học toán, vậy nên sang lớp 8 tôi đã dự thi và đủ điểm vào lớp chọn Toán. Vì là lớp chọn nên các hoạt động phong trào được tổ chức và tham gia rất sôi nổi. Lớp tôi đã từng tham gia rất nhiều các chương trình tình nguyện cho Đoàn trường tổ chức, mỗi hoạt động đó đều để lại trong tôi rất nhiều kỉ niệm. Nhưng có một lần vào dịp 26/3 lớp tôi tổ chức thăm và tặng quà cho bạn Nguyễn Thành An, một học sinh của lớp. Bạn ấy liên tục là học sinh giỏi 4 năm và có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chúng tôi đã đến thăm gia đình bạn và tặng bạn một chiếc cặp đi học. Đó là lần đầu tiên tôi đến thăm gia đình có hoàn cảnh éo le đến như vậy. Thực sự, tôi rất xúc động và lớp tôi đã có một ngày với những trải nghiệm đầy ý nghĩa.
Ngày 26/3 sau khi dự mitting ở trường xong, chúng tôi bắt xe buýt từ trường đến nhà bạn An. Trên xe, chúng tôi nói chuyện rôm rả kể về hồi nhỏ nghịch ngợm như thế nào, mải chuyện quên cả xuống xe. Chúng tôi xuống bến cuối cùng ở Long Biên. Chúng tôi đi bộ theo An về nhà. Chưa bao giờ tôi thấy con đường lại dài đến thế, hết ngõ này đến ngách khác, đến giờ cho quay lại chắc tôi cũng không thể nhớ đường. Ai cũng hỏi An sắp đến nơi chưa, An mỉm cười nhẹ nhàng “sắp đến rồi các bạn ạ, chỉ một đoạn nữa thôi”. Sau 40 phút đi bộ thì chúng tôi cũng đã đến nhà của An. Cảm giác đầu tiên của tôi là, ngoài sự tưởng tượng, tôi chưa bao giờ nghĩ chỗ mà An chỉ chúng tôi được gọi là một ngôi nhà. Chỗ đó chỉ được dựng lên bởi những tấm ván, xung quanh thì che chắn bởi những cái bao tải. Đi vào trong thì có một cái phản và xung quanh thì treo xoong nồi, bàn học của An thì để vào một góc nhà, phía trước được dán mấy tờ lịch cũ. Cả lớp chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng. An đã kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh gia đình bạn ấy. Bố An mất sớm do bị cảm đột ngột. Nhà chỉ có hai mẹ con, hàng ngày mẹ An đi bán rau ngoài chợ, tối về thì đi giúp việc cho ông bà cạnh nhà để kiếm thêm thu nhập. Hai mẹ con đã cố gắng từng ngày, bởi mẹ An luôn muốn An được học hành đầy đủ như các bạn. Mẹ đã dành tất cả sự hy sinh cho An. Nghe câu chuyện của An, tôi thực sự đã không thể kìm được nước mắt. Trước kia tôi đã nghĩ ai cũng như mình, chứ chưa bao giờ nghĩ đến bây giờ mà vẫn có những bạn có hoàn cảnh khó khăn giống như An. Nghĩ lại tôi cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân mình vì tôi có điều kiện sống hơn An nhưng lại không học giỏi bằng An. Bạn ấy thực sự rất đáng khâm phục. An nhận món quà của chúng tôi trong niềm xúc động nghẹn ngào. Nói chuyện với An một lúc thì mẹ An đi chợ về. Bác ấy nở nụ cười trìu mến và chào hỏi chúng tôi. Nhìn thân hình gầy gò của bác ấy tôi thấy thương lắm! Tôi hiểu rằng người mẹ ấy thật vĩ đại, đã hy sinh cả cuộc đời cho tương lai của con. Bác ấy mời chúng tôi uống trà xanh. Những chén trà rất mát và thấm đượm tình người. Ngồi trò chuyện với bác một lúc rồi chúng tôi xin phép ra về. An tiễn chúng tôi trở lại bến xe.
Con đường đến thì dài mà con đường về thì sao ngắn quá! Phải chăng cảm xúc của tôi vẫn còn nuối tiếc nơi đây. Ngồi trên xe buýt, tôi vẫn đang nhớ lại câu chuyện của hai mẹ con An. Nhiều cảm xúc đan xen lẫn lộn trong suy nghĩ của tôi. Một cảm giác buồn man mác, thương cho hoàn cảnh của An. Một cảm giác hổ thẹn với chính mình. Một cảm giác biết ơn cha mẹ và quyết tâm học tập. Chúng tôi đã có một ngày thật ý nghĩa để nhận ra nhiều điều. Tôi chắc chắn, các bạn ai cũng có suy nghĩ giống như tôi rằng rất nể phục bạn An, mong bạn ấy sẽ luôn cố gắng học tập để làm mẹ vui lòng. Còn riêng tôi, tôi sẽ coi An như một tấm gương để làm mục tiêu phấn đấu. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ thấy hài lòng về tôi. Cảm ơn An đã cho chúng tôi thêm sức mạnh!
Bài 5:
Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.
Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.
Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:
– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!
Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:
– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!
Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:
– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.
Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:
– Mẹ, ăn cơm!
Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:
– Ở nhà ai tắm cho con vậy?
Nó ngọng nghịu trả lời:
Chị… ai… (Chị Mai)
Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.
Mẹ nói;
– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!
Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.
Bài 6:
Trong lớp, tôi có tiếng là người biết bố trí công việc hợp lí. Tôi luôn sắp xếp công việc của mình trong ngày hôm đó rồi thực hiện theo kế hoạch. Một ngày hoạt động của tôi diễn ra rất đều đặn, ít khi tôi bị ùn công việc lại đến ngày hôm sau.
Hôm qua cô giáo giao bài tập về nhà rất nhiều, hầu hết các bạn trong lớp đều không hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Đối với tôi thì đó là chuyện nhỏ, tôi không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn làm được nhiều việc hữu ích khác. Bạn Hoàng chạy đến bên tôi và hỏi:
- Bạn làm cách nào mà hoàn thành hết được bài tập cô giao thế, tôi thì còn bừa bộn ra đây?
– Vậy ư? Một ngày hoạt động của mình cũng bình thường như mọi người, như hầu hết các bạn trong lớp thôi. Không tin, mình vắt tắt cho mà nghe nhé! Ví dụ hôm qua, thứ năm, ngày làm việc căng nhất trong tuần của chúng ta. Mình đã dậy sớm, từ lúc 5h. Khi trời còn mờ mờ, tiếng đài truyền thanh của xã vừa dứt bản nhạc hiệu là mình đã dứt khoát ra khỏi chăn ấm, hít thở sâu vài hơi rồi làm vệ sinh cá nhân. Chạy thể dục quanh sân gạch đỏ au, rộng như sân bóng đá vài vòng, rồi vào tắm nước lạnh. Có hôm cao hứng phóng ra sông Nhuệ, ùm một cái, bơi sải hai, ba vòng. Phù sa mát thật tận da thịt, sảng khoái vô cùng. Tranh thủ ăn điểm tâm, vừa nghiền ngẫm những bài đã học kĩ tối qua. 6h30 lên xe, đạp tới trường mất khoảng từ 25 tới 30 phút.
Khi vào lớp học, mình đã chuẩn bị kĩ bài nên khi cô giảng mình hiểu bài rất nhanh. Nhưng mình tính hơi rụt rè nên ít khi dám mạnh dạn xung phong. Ngồi dưới, nhiều lúc rất mong thầy cô gọi lên bảng để có dịp thể hiện, để rồi nhiều khi lại tiếc vì cơ hội đã qua mất…
Tan học khoảng 11h30 thì đã đói mềm người, về đến nhà mẹ đã dọn cơm sẵn chờ, tôi chỉ cất cặp, rửa tay chân thay quần áo rồi ăn cơm. Việc rửa bát anh em mình đã phân công rõ ràng: Mỗi bữa một đứa, nhưng mình hay nhờ vả cô em gái đảm đang, lại hay thương anh, nể anh trai “quyền huynh thế phụ”. Đấy là một tật xấu của mình mà không biết đến khi nào mới sửa được triệt để. Nghỉ trưa độ 30 phút, từ 1h tới 5h, 6h mình thường làm các công việc sau đây, tùy ngày: cắt cỏ, chăn bò, nhổ mạ, bổ củi, chở than tổ ong… Nếu không có việc gì thì học bài, làm bài vào buổi chiều. Đá bóng vào các buổi chiều, với mình là hiếm, tháng độ một hai lần vào chiều thứ bảy hay chủ nhật. Này! Cậu thấy thế nào? Vừa dắt bò chầm chậm dọc bờ ruộng mươn mướt cỏ non vừa học thuộc thơ là nhanh vào lắm! Và rất lí thú nữa.
Gần tối mình thường giúp bố mẹ dọn sân thóc, sân ngô, bơm nước, tưới cây, cho gà ăn, đổ rác… Toàn là việc lặt vặt mà mình cũng luôn tay, luôn chân. Cả nhà vừa ăn tối vừa bật chương trình thời sự trên tivi. Ông bà, bố mẹ quây quần vừa uống nước chè, vừa theo dõi, bàn luận râm ran. Mình và cô em gái ngồi vào bàn học, làm bài một mạch đến 9h mới giải lao. Xem phim, nghe nhạc hoặc trò chuyện với bố mẹ một lúc. Học và làm bài tiếp cho đến 11h thì nghỉ hẳn. Ra sân làm vài động tác cho giãn xương cốt, lại đánh răng, rửa mặt và lên giường đánh giấc đến 5h sáng.
Công việc của tôi trong một ngày thường diễn ra như thế đấy, thời gian là vàng bạc nên tôi không lãng phí thời gian vào những việc không mục đích. Trong mọi công việc nếu ta biết sắp xếp hợp lí thì ta sẽ làm chủ được thời gian, làm được mọi việc theo kế hoạch mình đã định sẵn.
Bài 7:
Em là Trần Đức Tiến, học sinh lớp 8A trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Tân An, tỉnh Long An. Em là con trai lớn trong nhà. Dưới em là cô út Hoàng Mai, rất hay nhõng nhẽo nên có biệt danh là Mít Ướt. Ba em là bộ đội biên phòng, thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân xí nghiệp may xuất khẩu của tỉnh.
Hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nên em sớm biết lo. Buổi sáng, khoảng năm giờ rưỡi, khi chú gà trống nhà bác Mười kế bên cất tiếng gáy vang là em đã thức giấc. Dưới bếp, mẹ em đang nấu bữa sáng cho cả nhà. Tập thể dục xong, em chay bộ khoảng hơn cây số dọc theo quốc lộ. Khí trời mát mẻ, trong lành khiến em thấy khỏe khoắn hẳn ra.
Em bắt tay vào quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các thứ cho gọn gàng, ngăn nắp và nhắc nhở em gái chuẩn bị sách vở. Ăn sáng xong, hai anh em cùng đi học. Ngôi trường khang trang chỉ cách nhà độ chừng cây số.
Buổi trưa, khi mẹ nấu cơm thì em cho gà ăn, thay nước cho chúng và lượm những quả trứng hỏng bỏ vào chiếc giỏ nhựa có lót rơm. Đàn gà mấy chục con, mỗi ngày đẻ hơn hai, chục trứng là nguồn thu nhập đáng kể của gia đình em.
Bữa cơm đơn giản chi có ba món là trứng chiên, đậu đũa xào và canh bí xanh nấu tôm khô. Ba mẹ con ăn rất ngon miệng. Mẹ em tranh thủ chợp mắt. Bé Mai cũng “tranh thủ” nằm gọn trong lòng mẹ. Em ra ngoài hiên, nằm đu đưa trên chiếc võng dù màu xanh lá cây của ba rồi cũng thiu thiu ngủ.
Lúc em thức dậy thì mẹ đã đi làm. Nắng chiều chênh chếch qua khung cửa sổ, in những sọc vàng trên nền gạch. Đã đến giờ tự học. Em xem lại bài học buổi sáng và giải mấy bài tập về nhà. Bé Mai cũng chăm chỉ học. Chỉ khi nào gặp chỗ khó Mai mới hỏi em.
Buổi tối, mấy mẹ con quây quần trò chuyện. Mẹ nhắc nhiều về ba. Chúng em cũng mong Tết tới, ba sẽ được nghỉ phép về thăm nhà. Chỉ nghĩ đến thôi đã thấy vui biết mấy!
Sau mục thời sự và mục Những bông hoa nhỏ trên tivi, em và bé Mai lại ngồi vào bàn học. Chuyện đó đã thành nếp. Em cố gắng rèn cho mình những thói quen tốt như biết quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc làm cộ ích cho bản thân và gia đình. Em thấy mình đã lớn.
bác sĩ Deniel Trương
Bác sĩ Trần Ngọc Lương
bác sĩ James Nguyễn
Bác Sĩ Nguyễn Thanh Tùng
Bác sĩ John Đức
Câu văn thiếu chủ ngữ
Cần thêm từ ngữ
VD: Tôi giật sững người hay Người mà giật sững người chính là tôi. và ...