Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chức năng của trạng từ:
- Trạng từ thường là một thành phần bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc cả câu
Vị trí của trạng từ:
1. Đứng sau động từ thường.
2. Đứng trước tính từ.
3. Đứng trước trạng từ khác.
4. Đứng đầu câu, bổ nghĩa cho cả câu.
Lưu ý:Vị trí:Trạng từ thường đứng trước từ hay mệnh đề mà nó cần bổ nghĩa. Nhưng cũng tùy trường hợp câu nói mà ngưới ta có thể đặt nó đứng sau hay cuối câu.
Trả lời câu hỏi:
-Đúng.
Chúc bạn học tốt
1. Định nghĩa:
Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hay cho cả câu.
Vị trí: Trạng từ thường đứng trước từ hay mệnh đề mà nó cần bổ nghĩa. Nhưng cũng tùy trường hợp câu nói mà ngưới ta có thể đặt nó đứng sau hay cuối câu.
2. Phân loại trạng từ
Trạng từ có thể được phân loại theo nghĩa hoặc theo vị trí của chúng trong câu. Tuỳ theo ý nghĩa chúng diễn tả, trạng từ có thể được phân loại thành:
2.1. Trạng từ chỉ cách thức (manner)
Diễn tả cách thức một hành động được thực hiện ra sao? dùng để trả lời các câu hỏi với How?Ví dụ:
1)He runs fast.
2)She dances badly.
3)I can sing very well
Vị trí của trạng từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ hoặc đứng sau tân ngữ (nếu như có tân ngữ).
Ví dụ:
1)She speaks well English. [không đúng]. She speaks English well. [đúng]
2)I can play well the guitar. [không đúng] I can play the guitar well. [đúng]
2.2. Trạng từ chỉ thời gian (Time)
Diễn tả thời gian hành động được thực hiện, dùng để trả lời với câu hỏi WHEN? (Khi nào?)
Các trạng từ chỉ thời gian thường được đặt ở cuối câu (vị trí thông thường) hoặc đầu câu (vị trí nhấn mạnh)
Ví dụ:
1)I want to do the exercise now!
2)She came yesterday.
3)Last Monday, we took the final exams.
2.3. Trạng từ chỉ tần suất (Frequency):
Diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động, dùng để trả lời câu hỏi HOW OFTEN? và được đặt sau động từ "to be" hoặc trước động từ chính.
Ví dụ: John is always on time.He seldom works hard.
2.4. Trạng từ chỉ nơi chốn (Place)
Diễn tả hành động diễn tả nơi nào , ở đâu hoặc gần xa thế nào, dùng để trả lời cho câu hỏi WHERE?
Một số trạng từ nơi chốn thông dụng là here, there ,out, away, everywhere, somewhere... above (bên trên), below (bên dưới), along (dọc theo), around (xung quanh), away (đi xa, khỏi, mất), back (đi lại), somewhere (đâu đó), through (xuyên qua).
Ví dụ: I am standing here. She went out.
2.5. Trạng từ chỉ mức độ (Grade)
Diễn tả mức độ, cho biết hành động diễn ra đến mức độ nào, thường các trạng từ này được đứng trước các tính từ hay một trạng từ khác hơn là dùng với động từ:
Ví dụ:
1)This food is very bad.
2)She speaks English too quickly for me to follow.
3)She can dance very beautifully.
Một số trạng từ mức độ thường gặp: too (quá), absolutely (tuyệt đối), completely (hoàn toàn), entirely (hết thảy), greatly (rất nhiều), exactly (chính xác), extremely (vô cùng), perfectly (hoàn toàn), slightly (hơi), quite (khá), rather (hơn).
2.6. Trạng từ chỉ số lượng (Quantity)
Diễn tả số lượng (ít hoặc nhiều, một, hai... lần...)
Ví dụ:
1)My children study rather little.
2)The champion has won the prize twice.
2.7. Trạng từ nghi vấn (Questions)
Là những trạng từ đứng đầu câu dùng để hỏi, gồm: When, where, why, how: Các trạng từ khẳng định, phủ định, phỏng đoán: certainly (chắc chắn), perhaps (có lẽ), maybe (có lẽ), surely (chắc chắn), of course (dĩ nhiên), willingly (sẵn lòng), very well (được rồi).
Ví dụ:
1)When are you going to take it?
2)Why didn't you go to school yesterday?
2.8. Trạng từ liên hệ (Relation)
Là những trạng từ dùng để nối hai mệnh đề với nhau. Chúng có thể diễn tả địa điểm (where), thời gian (when) hoặc lí do (why):
Ví dụ:
1)I remember the day when I met her on the beach.
2)This is the room where I was born.
3. Trạng từ có chung cách viết với tính từ
Nhiều tính từ và trạng từ trong tiếng Anh có cách viết tương tự vì vậy phải dựa vào cấu trúc và vị trí của chúng để xác định xem đâu là tính từ và đâu là trạng từ.
Ví dụ:
1)A hard worker works very hard.
2)A late student arrived late.
VD nhé:
This book is interesting.
I'm interested in reading books.
Ngày đầu tiên đi học, em ngã xuống bùn lầy ,em vừa đi vừa khóc mẹ bắt đầu "lai trim"
Ngày đầu tiên đi học ,em mắt ướt nhạt nhòa, mẹ tiếp tục "lai trím",chao ôi sao thiết tha
Ngày đầu tiên thế đó,cô giáo hay dìm hàng ,em bây giờ cứ ngỡ, cô giáo là dân chơi
Em bây giờ khôn lớn, bỗng nhớ về ngày xưa, ngày đầu tiên đi học, mẹ cô cùng dìm hàng
Động từ To Be là một trợ động từ (auxiliary verb) liên kết chủ ngữ của câu với một vị ngữ dùng để giới thiệu, mô tả hoặc đánh giá một sự vật, sự việc, con người,...
Các dạng biến thể của động từ To Be
Động từ To Be trong các thì tiếng Anh khác nhau mà bạn sẽ phải chia dựa theo ngôi và thời gian của câu.
Các dạng | Chủ ngữ | Động từ To Be | Ví dụ |
Dạng cơ bản | be | It can be simple. | |
Thì hiện tại đơn | I | am | I am here. |
He/She/It | is | She is here. | |
You/We/They | are | You are here. | |
Thì quá khứ đơn | I/He/She/It | was | I was here. |
You/We/They | were | You were here. | |
Thì tương lai đơn | I/You/He/She/It/We/They | will be | I will be here. |
Dạng tiếp diễn | being | He is being unusual. | |
Dạng hoàn thành | been | It has been fun. |
1. Thì hiện tại đơn với động từ To Be
Công thức:
Dạng câu | Công thức |
Khẳng định (+) | S + am/is/are + O |
Phủ định (-) | S + am/is/are + not + O |
Nghi vấn (?) |
|
Chia động từ To Be:
- Am: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là "I".
- Is: Dùng cho chủ ngữ "He", "She", "It" hoặc bất cứ chủ ngữ số ít nào.
- Are: Dùng cho chủ ngữ "You", "We", "They" và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào.
2. Thì quá khứ đơn với động từ To Be
Công thức:
Dạng câu | Công thức |
Khẳng định (+) | S + was/were +... |
Phủ định (-) | S + was/were + not +... |
Nghi vấn (?) |
|
Chia động từ To Be:
- Was: Dùng cho chủ ngữ "I", "He", "She", "It" hoặc bất cứ chủ ngữ số ít nào.
- Were: Dùng cho chủ ngữ "You", "We", "They" hoặc bất cứ chủ ngữ số nhiều nào.
Cách sử dụng và vị trí của động từ To Be
Động từ To Be được dùng để giới thiệu, mô tả hoặc đánh giá sự vật, sự việc, con người,... Động từ To Be đứng sau chủ ngữ và:
Đứng trước danh từ
Ví dụ: He is a soccer player. (Anh ấy là một cầu thủ bóng đá.)
Đứng trước tính từ
Ví dụ: She is so beautiful. (Cô ấy thật xinh đẹp.)
Đứng trước cụm giới từ (chỉ thời gian/nơi chốn)
Ví dụ: The cup is on the table. (Cái cốc ở trên bàn.)
Đứng trước động từ "V-ing" hoặc động từ "P2"
Ví dụ: He is working. (Anh ấy đang làm việc.)
Danh từ: Noun nha bn
Vị trí của trạng từ:
1. Trước động từ thường (nhất là các trạng từ chỉ tần suất: often, always, usually, seldom....)
VD: They often get up at 6am.
2. Giữa trợ động từ và động từ thường
VD: I have recently finished my homework.
3. Sau động từ "to be/seem/look"...và trước tính từ: "tobe/feel/look"... + adv + adj
Ex: She is very nice.
4. Sau “too”: V(thường) + too + adv
VD: The teacher speaks too quickly.
5. Trước “enough” : V + adv + enough
VD: The teacher speaks slowly enough for us to understand.
6. Trong cấu trúc so....that: V + so + adv + that
VD: Jack drove so fast that he caused an accident.
7. Đứng cuối câu
VD: The doctor told me to breathe in slowly.
8. Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu,hoặc giữa câu và cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy(,)
VD: Last summer, I came back my home country
My parents had gone to bed when I got home.
Trạng từ bổ nghĩa cho từ loại nào thì phải đứng gần từ loại ấy. Quy tắc này thường được gọi là Quy tắc "cận kề".
VD: She often says she visits her grandmother. (Often bổ nghĩa cho "says"). She says he often visits her grandmother. (Often bổ nghĩa cho "visits")
Trạng từ chỉ thời gian trong tình huống bình thường nên đặt nó ở cuối câu (như vậy rất khác với tiếng Việt).
VD: We visited our grandmother yesterday. I took the exams last week.
Trạng từ không được đặt/dùng giữa Động từ và Tân ngữ.
VD: He speaks English slowly. He speaks English very fluently.
Một khi có nhiều trạng từ trong một câu, vị trí của trạng từ nằm ở cuối câu sẽ có thứ tự ưu tiên như sau: [ Nơi chốn - Cách thức - Tần suất - Thời gian]
Những trạng từ chỉ phẩm chất cho cả một câu như Luckily, Fortunately, Eventually, Certainly hoặc Surely ... thường được đặt ở đầu mỗi câu.
VD: Certainly, they will be here this afternoon. Luckily, she didn't live where the war broke out in 1914-1918.
Chức năng của trạng từ:
1. Dùng để bổ nghĩa cho động từ thường. Khi đó, trạng từ sẽ đứng sau động từ. Tuy nhiên, nếu sau động từ đó còn có tân ngữ thì trạng từ có thể đứng trước động từ.
2. Dùng để bổ nghĩa cho tính từ. trong trường hợp này thì trạng từ sẽ đứng trước tính từ.
3. Dùng để bổ nghĩa cho cả câu. Trong trường hợp này thì trạng từ sẽ đứng đầu, giữa hoặc cuối câu và thường được ngăn cách bởi dấu phẩy.
*Note*: Cái này có trên mạng đó, mk chỉ cóp về cho bạn đọc thoi nha!!!!!!