K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 9 2023

Ví dụ:

- P(n): “2n lớn hơn 10”, là một mệnh đề chứa biến.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 9 2023

Ví dụ:

“2 là số tự nhiên” – Mệnh đề đúng

“Trong một tam giác, đường cao luôn bằng đường trung tuyến kẻ từ cùng một đỉnh” – Mệnh đề sai.

1. Mệnh đề là câu khẳng định có thể xác định được tính đúng hay sai của nó. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.

2. Mệnh đề chứa biến là câu khẳng định mà sự đúng đắn, hay sai của nó còn tùy thuộc vào một hay nhiều yếu tố biến đổi.

Ví dụ: Câu "Số nguyên n chia hết cho 3" không phải là mệnh đề, vì không thể xác định được nó đúng hay sai.

Nếu ta gán cho n giá trị n= 4 thì ta có thể có một mệnh đề sai.

Nếu gán cho n giá trị n=9 thì ta có một mệnh đề đúng.

3. Phủ định của một mệnh đề A, là một mệnh đề, kí hiệu là ¯¯¯¯AA¯. Hai mệnh đề A và ¯¯¯¯AA¯

có những khẳng định trái ngược nhau.

Nếu A đúng thì ¯¯¯¯AA¯ sai.

Nếu A sai thì ¯¯¯¯AA¯ đúng.

4. Theo mệnh đề kéo theo

Mệnh đề kéo theo có dạng: "Nếu A thì B", trong đó A và B là hai mệnh đề. Mệnh đề "Nếu A thì B" kí hiệu là A =>B. Tính đúng, sai của mệnh đề kéo theo như sau:

Mệnh đề A => B chỉ sai khi A đúng và B sai.

5. Mệnh đề đảo

Mệnh đề "B=>A" là mệnh đề đảo của mệnh đề A => B.

6. Mệnh đề tương đương

Nếu A => B là một mệnh đề đúng và mệnh đề B => A cũng là một mệnh đề đúng thì ta nói A tương đương với B, kí hiệu: A ⇔ B.

Khi A ⇔ B, ta cũng nói A là điều kiện cần và đủ để có B hoặc A khi và chỉ khi B hay A nếu và chỉ nếu B.

7. Kí hiệu ∀, kí hiệu ∃

Cho mệnh đề chứa biến: P(x), trong đó x là biến nhận giá trị từ tập hợp X.

- Câu khẳng định: Với x bất kì tuộc X thì P(x) là mệnh đề đúng được kí hiệu là: ∀ x ∈ X : P(x).

- Câu khẳng định: Có ít nhất một x ∈ X (hay tồn tại x ∈ X) để P(x) là mệnh đề đúng kí hiệu là ∃ x ∈ X : P(x).



 

5 tháng 11 2024

Bao nhiêu năm rồi 

 

22 tháng 11 2017

VD về câu là mệnh đề:

5 là số nguyên tố

Sắt là kim loại.

VD về câu không phải là mệnh đề:

Hôm nay là thứ mấy?

Trời đẹp quá!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 9 2023

Ví dụ:

1. “Tổng ba góc trong tam giác bằng  ” (Phát biểu đúng)

2. “Mọi số tự nhiên đều chia hết cho 10” (Phát biểu sai)

23 tháng 9 2023

"số 10 là một số tròn chục"

"Số tự nhiên bé nhất có 4 chữ số khác nhau là 1023"

16 tháng 9 2018

Ví dụ về tập hợp: Toàn bộ học sinh lớp 10A

a) 3 ∈ Z

b) √2 ∉ Q

4 tháng 7 2017

+ Mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề B ⇒ A.

+ Nếu mệnh đề A ⇒ B đúng thì mệnh đề B ⇒ A có thể đúng hoặc sai.

Ví dụ:

+ Mệnh đề A: “ΔABC là tam giác đều”.

Mệnh đề B: “ΔABC có AB = BC = CA”

Mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề đúng và mệnh đề B ⇒ A cũng là mệnh đề đúng.

+ Mệnh đề A: “ΔABC là tam giác đều”

Mệnh đề B: “ΔABC có AB = BC ”

Mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề đúng nhưng mệnh đề B ⇒ A sai.

2 tháng 4 2017

Mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề B ⇒A.

Ví dụ 1: A ⇒ B = “Nếu một số nguyên chia hết cho 3 thì nó có tổng các chữ số chia hết cho 3”. Mệnh đề này đúng.

Mệnh đề đảo: B ⇒A = “Nếu một số nguyên có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3”. Mệnh đề này cũng đúng.

Ví dụ 2: A ⇒ B = “Nếu một tứ giác là hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc với nhau”. Mệnh đề này đúng.

Mệnh đề đảo: B ⇒A = “Nếu một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì tứ giác ấy là một hình thoi”. Mệnh đề này sai.


4 tháng 8 2019

Đáp án: C

Khẳng định C chứa biến và với mỗi giá trị của x cho ta 1 mệnh đề đúng hoặc sai nên C là mệnh đề chứa biến.

11 tháng 9 2019

Đáp án D