K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2016

Có lợi:
_ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,...
_ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba...
_ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc...
_ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.

Có hại:
_ Rắn độc và cá sấu tấn công nguy hiểm cho con người và vật nuôi

3 tháng 2 2016

- Vai trò của lớp chim :

Chim ăn các loài sâu bọ và các loài gặm nhấm. Có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp

Chim được chăn nuôi ( gia cầm ), cung cấp thực phầm và làm cảnh

Chim cho lông ( vịt, ngan, ngỗng ) làm chăn, đệm và làm đồ trang trí ( lông đà điểu )

Chim được huấn luyện để săn mồi

Chim có vai trò trong tự nhiên : phát tán cây rừng, giúp cho sự thụ phấn của cây

 


 

 

3 tháng 2 2016

- Vai trò của lớp thú là :

Thú có giá trị kinh tế rất quan trong nên thú đã bị săn bắt và buôn bán. Làm cho số lượng thú trong tự nhiên đang bị giảm sút rất nghiêm trọng

Cần phải có ích thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ các loài động vật hoang dã

Tổ chức chăn nuôi các loài động vật có giá trị kinh tế 

Góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay  

3 tháng 2 2016

Vai trò của lớp thú

+ thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý

+ là nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị

+ là vật liệu thí nghiệm

+ là nguồn thực phẩm và có vai trò là sức kéo

+ tiêu diệt gặm nhấm có hại

  

3 tháng 2 2016

- Ích lợi:
+ Có ích cho nông nghiệp: Rắn diệt chuột,....
+ Có giá trị thực phẩm: Ba ba, rùa, ....
+ Làm dược phẩm: Trăn, rắn, ...
+ Sản phẩm mĩ nghệ: Vảy đồi mồi, da cá sấu, ...
- Tác hại: Gây độc cho người: Rắn, ....

3 tháng 2 2016

-Lợi ích:
+ Làm thức ăn cho người
+ Diệt sâu bọ phá hại mùa màng
+ Tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi….
+ Bột cóc làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em
+ Nhựa cóc chế lục thần hoàn chữa kinh giật.
+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học.

- Có hại: không hại gì nhiều đến môi trường và con người nên khỏi liệt kê nhe ok.

3 tháng 2 2016

- Vai trò của lớp lưỡng cư là :

Có ích cho nông nghiệp và chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về đêm

Cung cấp thực phẩm : ếch đồng

Bột cóc giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng, nhựa cóc giúp chữa bệnh kinh giật

Làm vật thí nghiệm : ếch đồng

Hiện nay số lượng lưỡng cư đang giảm sút rất nhiều, do bắt làm thực phẩm và sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu làm ô nhiễm môi trường

=> Cần phải bảo vệ và gây nuôi cá loài động vật có giá trị kinh tế 

3 tháng 2 2016

- Vai trò của động vật không xương sống là :

+ Là cơ thể không có xương sống. Động vật không xương sống có môi trường sống rất đa trạng, hình dáng rất phong phú. Chiếm số lượng động vật mà con người phát hiện được. Một số loài động vật không xương sống gây hại, một số khác có lợi

- Vai trò của động vật có xương sống là :

+ Lớp cá :

Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên, giàu chất đạm và vitamin dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp 

Dầu, gan cá nhám có nhiều vitamin A và D

Chất chiết từ buồn trứng và nội quan của cá nóc 

=> Có thể làm thuốc chữa bệnh thần kinh, kinh giật

Da cá nhám dùng đóng giầy và làm cặp

+ Lớp lưỡng cư :

 Có lợi cho nông nghiệp và chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về đêm

Cung cấp thực phẩm : ếch đồng

Bột cóc giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng. Nhựa cóc giúp chữa bệnh kinh giật

Làm vật thí nghiệm : ếch đồng

Hiện nay số lượng lưỡng cư đang giảm sút rất nhiều, do bắt làm thực phẩm và sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu làm ô nhiễm môi trường

=> Cần phải bảo vệ và gây nuôi các loài động vật có giá trị kinh tế 

+ Lớp bò sát :

Làm thực phẩm : rắn, trăn

Làm vật thí nghiệm : rắn, trăn

Làm cảnh : cá sấu, rắn, trăn

Da cá sấu làm cặp, răng cá sấu làm vòng đeo, ra rắn, trăn dùng đóng giầy

Nộc độc của rắn có thể làm thuốc chữa bệnh mà nó đã gây ra theo phương thức lấy độc trị độc

+ Lớp chim :

Chim ăn các loài sâu bọ và các loài gặm nhấm, có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp

Chim được chăn nuôi ( gia cầm ), cung cấp thực phẩm, làm cảnh

Chim cho lông ( vịt, ngan, ngỗng ) làm chăn. đệm và làm đồ trang trí ( lông đà điểu )

Chim được huấn luyện để săn mồi

Chim có vai trò trong tự nhiên : phát tán cây rừng, giúp cho sự thụ phấn của cây

+ Lớp thú :

Thú có giá trị kinh tế rất quang trọng nên thú đã bị săn bắt và buôn bán. Làm cho số lượng thú trong tự nhiên đang bị giảm sút rất nghiêm trọng

Cần có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ động vật hoang dã

Tổ chức chăn nươi các loài động vật có giá trị kinh tế

Góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay

 

15 tháng 4 2016

nấm có vai trò:

* có lợi

+phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ cho cây hấp thụ và cho đất tốt hơn

vd: các nấm hiển vi trong đất

+sản xuất rượu bia ,chế biến một số loại thực phẩm , làm men nở bột mì

vd: một số nấm men

+ làm thức ăn

vd: nấm rơm,nấm sò,..

+ làm thuốc

vd: mốc xanh ,nấm linh chi

+ dự báo thời tiết

*có hại

gây ngộ độc ,ảnh hưởng xấu đến cây trồng,..

vd: nấm von,nấm than ngô, nấm độc,..

 

14 tháng 4 2016

Nấm giúp:

- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
- Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì
- Làm thức ăn
- Làm thuốc

Chúc bạn học tốt!hihi

17 tháng 2 2016

- Vai trò của lớp chim là :

+ Chim ăn các loài sâu bọ và các loài gặm nhấm. Có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp

+ Chim được chăn nuôi ( gia cầm ), cung cấp thực phẩm và làm cảnh

+ Chim cho lông ( vịt, ngan, ngỗng ) làm chăn, đệm và làm đồ trang trí ( lông đà điểu )

+ Chim được huấn luyện để săn mồi 

+ Chim có vai trò trong tự nhiên : phát tán cây rừng, giúp cho sự thụ phấn của cây  

17 tháng 2 2016

Lớp Chim có số lượng loài phong phú, có khoảng 8.600 loài, phân bố khắp mọi miền trên Trái Đất. Trên suốt 130 triệu năm tiến hoá theo hướng thích nghi với chuyển vận bay nên tất cả các loài chim hiện đại từ chim ruồi chỉ nặng 1,8g đến đà điểu châu Phi to lớn nặng gần 80kg đều có cấu trúc cơ thể đồng dạng. Hình thái và cấu tạo cơ thể chim có đặc điểm sau: 


- Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, chia bốn phần: Đầu, cổ, thân và đuôi. Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh thích nghi để bay. Chi sau biến đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi trong nước. Bàn chân 4 ngón. 


- Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu toàn thân phủ lông vũ, một điều kiện rất cần thiết để cho chim có thể bay được. Chân phủ vảy sừng. 


- Bộ xương hoàn toàn bằng xương. Tuy nhiên để thích nghi với sự bay, xương có cấu tạo xốp, nhiều khoang khí. Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm, xương hàm không có răng chỉ phủ mỏ sừng. Các đốt sống thân có xu hướng gắn lại với nhau, trong khi đó các đốt sống cổ lại khớp với nhau rất linh hoạt. xương sườn nhỏ, xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái. Đai vai và xương chi trước biến đổi thích nghi với sự bay. Đai hông có cấu tạo thích nghi với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng. 


- Hệ thần kinh phát triển cao: Bán cầu não, thuỳ thị giác và tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ. Não bộ uốn khúc rõ ràng. Có 12 đôi dây thần kinh não. 


- Giác quan phát triển: Cơ quan thính giác gồm tai trong, giữa và ngoài, có vành tai đơn giản. Cơ quan thị giác phát triển, là bộ phận định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển. 


- Hệ tuần hoàn khá phát triển: Tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Hệ mạch máu gan thận tiêu giảm. Có 2 vòng tuần hoàn cách biệt, máu không pha trộn, tế bào máu đỏ có nhân. 


- Hô hấp bằng phổi, có hệ túi khí phát triển len lỏi trong nội quan, da và xương. Hệ thống túi khí giúp chim giảm nhẹ trọng lượng, cách nhiệt và đặc biệt là tham gia hô hấp khi chim bay. 


- Cơ quan tiêu hoá biến đổi quan trọng như không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần nội quan đều tập trung về phía trước cơ thể. 


- Hệ bài tiết là hậu thận. Ống dẫn niệu nối với huyệt, không có bóng ***, nước tiểu đặc, sản phẩm bài tiết giống như bò sát là axit uric, được thải ra cùng với phân. 


- Hệ sinh dục phân tính. Con đực có đôi tinh hoàn không bằng nhau, tinh quản đổ vào huyệt, cơ quan giao cấu chỉ có vịt ngan, chim chạy... Con cái chỉ có 1 buồng trứng và một ống dẫn trứng trái, do vậy trọng lượng cơ thể chim giảm đi nhiều. 


- Thụ tinh trong, ấp trứng và chăm sóc con. Trứng nhiều noãn hoàng, có vỏ màng trong và vỏ đá vôi ở ngoài. Phát triển có hình thành màng phôi. Chim non mới nở thường là chim khoẻ mạnh. 

nguồn hocmai.vn 


lớp thú 
Lớp thú (Mamalia) là nhóm động vật có tổ chức cao nhất trong động vật Có xương sống. Chúng da dạng về hình thái, cấu tạo cơ thể cũng như các đặc điểm sinh học, sinh thái... nhưng lại có những nét chung sau: 

 

- Hình dạng rất khác nhau, cơ thể phủ lông mao (một số ít loài không có lông). Vỏ da có nhiều loại tuyến, nhưng nổi bật là có tuyến sữa. 

- Bộ xương có sự tiến hoá cao như: Sọ có 2 lồi cầu chẩm, xương màng nhĩ và xương xoăn mũi do có liên quan đến sự phát triển của thính giác và khứu giác mà phân hoá phức tạp, cổ có 7 đốt, chi có cấu tạo 5 ngón điển hình nhưng có biến đổi để thích nghi với các lối vận chuyển khác nhau. 

- Có cơ hoành đặc trưng, ngăn cách và hình thành xoang ngực và xoang bụng. 

- Răng phân hoá, mọc trên xương hàm. 

- Hệ thần kinh phát triển rất cao, bán cầu não trước có vỏ não lớn và hình thành vòm não mới, có nhiều khe rãnh trên bán cầu não, tiểu não hình thành bán cầu tiểu não. Có đủ 12 đôi dây thần kinh não. 

- Giác quan phát triển mạnh. 

- Tim có 4 ngăn, chỉ có chủ động mạch trái, hồng cầu không nhân, lõm 2 mặt. 

- Phổi có buồng thanh, nhiều phế nang, khả năng trao đổi khí với cường độ cao 
Là động vật đẳng nhiệt, khả năng điều hoà thân nhiệt cao. 

- Hậu thận, ống dẫn niệu mở vào bóng đái, ống dẫn niệu - sinh dục và ống tiêu hoá đổ vào hai lỗ khác nhau. Huyệt chỉ tồn tại ở thú Có huyệt. 

- Phân tính, có cơ quan giao phối, dịch hoàn nằm lọt xuống bìu ngoài xoang bụng. Có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn và 1 tử cung, 1 âm đạo. 

- Trứng nhỏ, thụ tinh trong và phát triển trong tử cung. Đối với thú cao thì phôi có liên hệ mật thiết với cơ thể mẹ qua màng phôi là màng ối, màng đệm, túi niệu tạo thành nhau thai. Nuôi con bằng sữa. 

24 tháng 3 2016

Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng. 
_ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển. 
_ Con được nuôi bằng sữa mẹ, không phụ thuộc vào lượng thức ăn tự nhiên

25 tháng 4 2016

Đối với thực vật :

+ Chim giúp phát tán quả và hạt

+ Chim ăn sâu bọ giúp bảo vệ cây trồng

Đối với con người :

+ Làm thực phẩm

+ Lông chim có thể làm chăn đệm, làm đồ trang trí

+ Làm cảnh giúp con người giải trí 

+ Một số loài chim được con người huấn luyện để săn mồi như chim ưng, đại bàng...

haha Không biết đúng ko _ Chúc bạn học tốt haha

23 tháng 1 2017

- Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm (hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người).

- Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh.

- Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

- Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô,...).

- Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...).