K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:

-Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột

-Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật

-Hiệu quả kinh tế

-Đảm bảo đa dạng sinh học

Hạn chế: Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh. Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển. Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.

* Ưu điểm :

+ tiêu diệt sinh vật gây hại

+ kh gây ô nhiễm môi trg , an toàn cho con người

* Nhược điểm :

+ nhiều loại thiên địch đc di nhập kh quen khí hậu địa phương nên pt kém

+ thiên địch kh tiêu diệt triệt để đc sinh vật gây hại

+ sự tiệu diệt loài sinh vật gây hại này tạo đk cho sinh vật khác pt

+ có thiên địc vừa có lợi , vừa có hại

Tham khảo:

- Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm:

+ Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại).

+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

- Mục đích: hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

Các biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học

Tên sinh vật gây hại

Tên thiên địch

Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại

- Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian gây bệnh

- Ấu trùng sâu bọ

- Sâu bọ

 

- Chuột

- Gia cầm

 

- Cá cờ

- Cóc, chim sẻ, thằn lằn, sáo

- Mèo, rắn sọc dưa, diều hâu, cú vọ, mèo rừng

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại

- Trứng sâu xám

- Xương rồng

- Ong mắt đỏ

- Loài bướm đêm

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại

- Thỏ

Vi khuẩn Myoma và Calixi

15 tháng 2 2018

- Một số ví dụ làm tăng diện tích hoang mạc:

    + Ở một số khu dân cư trên hoang mạc Xa-ha-ra, do chặt phá cây xanh quá mức để lấy củi đun nấu, cát đã lấn dần vào khu dân cư, mở rộng hoang mạc.   (1 điểm)

    + Ở một số đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam ít mưa, mùa khô kéo dài, đất đai bị khai thác cạn kiệt, không được chăm sóc làm cho vùng đất trồng trọt trở thành hoang mạc.   (1 điểm)

- Một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc:

    + Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng khoan hay bằng kênh đào.   (1 điểm)

    + Trồng cây gây rừng chống cát bay, cải tạo khí hậu,...   (1 điểm)

Lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng nhanh hàng năm là hậu quả của biến đổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người. Một cơn bão bụi thông thường mang theo từ 20 - 30 triệu tấn bụi. Tác động của các cơn bão bụi sa mạc lan rộng khắp trái đất. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra trên diện rộng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia và là mối đe dọa chính đến cộng đồng dân cư sống bên rìa các sa mạc, đã góp phần biến đất đai ở đó trở thành hoang phế. Chỉ trong 30 năm qua, khu vực lòng chảo sông Tarm của Trung Quốc đã mất gần 13.000km2 đất nông nghiệp vì bị nhiễm mặn. Vũ khí tối thượng trong cuộc xâm lăng của sa mạc chính là sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng nóng lên gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật một cách không thể phục hồi. Lượng nước mưa tại các khu vực sa mạc giảm mạnh trong hơn 2 thập kỷ qua trong khi nhiệt độ tại hầu hết khu vực này tăng từ 5-7oC. Điều này sẽ đẩy nhanh tình trạng bốc hơi nước và gây ra bão cát. Việc cấp bách trong cuộc chiến này là làm thế nào kiềm chế hiện tượng khí hậu nóng lên, tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi, đồng thời tiết kiệm các nguồn tài nguyên nước và phát triển những khu vực rìa sa mạc.

     
10 tháng 12 2020

do hiện tượng cát lấn

biến đổi khí hậu toàn cầu

tác động của con người

biện pháp :

đưa nước vào những hoang mạc bằng giếng khoan hay canh đào

trồng cây gây rừng khai thác nước ngầm

VD :

con người chặt phá rừng nên các loại gió màu mạnh ko cs vật cản , gây ah tới vc lan ra của hoang mạc ( cát lấn ) .

1 số khu vực đất đai đồng bằng do bị khai thác nặng nề và ko đc chăm sóc lại nên hình thành thêm hoang mạc

tham khảo

16 tháng 4 2017

Ưu điểm:

-Mang lại hiệu quả cao; tiêu diệt những loài sinh vật có hại

-Không gây ô nhiễm môi trường

Hạn chế:

-Nhiều loài thiên địch được di nhập do không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

-Thiên địch không tiêu diệt triệt để các sinh vật có hại mà chỉ kiềm hãm sự phát triển của chúng

-Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này sẽ tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

16 tháng 4 2017

Ưu điểm
- Tiêu diệt sinh vật gây hại
- Không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho con người
Hạn chế
- Nhiều loài thiên địch được di nhập không quen khí hậu địa phương nên phát triển kém
- Thiên địch không tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại
- Sự tiêu diệt loài sinh vật gậy hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
- Có thiên địch vừa có lợi, vừa có hại

8 tháng 10 2016
1.- Bùng nổ dân số gây ra hậu quả: Tạo sức ép đối với việc làm, dịch vụ công cộng, nhà ở, môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội...- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình,giảm tỉ lệ sinh2. * Dân cư sinh sống chủ yêu ờ Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á ...
_Những nơi giao thông thuận tiện, Đông Bằng, đô thị khí hậu ấm áp
_Vì thuận tiện cho việc buôn bán làm ăn có điều kiện sống và giao thông thuận tiện
8 tháng 10 2016

3.

- Khác nhau về mật độ dân cư:  nông thôn, mật độ dân số thấp; ở thành thị, mật độ dân số cao.

- Khác nhau về hình thức tổ chức sinh sông: ở nông thôn, sống thành làng mạc; ở đô thị, sống thành phố xá.

- Khác nhau về hoạt động kinh tế chủ yếu: ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp; ở đô thị, dựa vào công nghiệp và dịch vụ.

4. 

* Các kiểu môi trường ở đới nóng:

- Môi trường xích đạo ẩm

- Môi trường nhiệt đới

- Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Môi trường hoang mạc

* Đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

- Thời tiết diễn biến thất thường. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

+ Nhiệt đới gió mùa có tính chất thất thường, thể hiện:

+ Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn

+ Lượng mưa tuy nhiều nhưng không đều giữa các năm .

+ Gió mùa mùa đông có năm tới sớm, có năm tới muộn, có năm rét nhiều, có năm rét ít 

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

+ Nhiệt độ TB năm > 20 độ C .

+ Biên độ nhiệt Trung bình 80C

+ Lượng mưa TB > 1500mm, mùa khô ngắn có lượng mưa nhỏ.

+ Thời tiết có diễn biến thất thường, hay gây ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán. 

* Thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp​: Do nhiệt độ và độ ẩm cao nên sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành quanh năm, có thể xen canh gối vụ nhiều loại cây.

16 tháng 2 2017

- Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng khoan hay bằng kênh đào.

- Trồng cây gây rừng chống cát bay, cải tạo khí hậu.

Một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc:

- Khai thác nguồn nước ngầm bằng giếng khoan sâu hoặc kênh đào.

- Trồng cây gây rừng để chống nạn cát bay, cải tạo khí hậu.

- Cải tạo hoang mạc.

2 tháng 6 2017

Trả lời:

Có hai biện pháp cơ bản:

- Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng nước cổ truyền, bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh mương dẫn nước để khai thác hoang mạc.

- Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa.

10 tháng 1 2022
Nguyên nhân làm các hoang mạc ngày càng bị mở rộng:Do cát lấnBiến đổi của khí hậu toàn cầuTác động tiêu cực của con người: chặt phá cây cối, phát triển không theo quy hoạch.Biện pháp hạn chế sự mở rộng các hoang mạc:Cải tạo hoang mạc thành đất trồngKhai thác nước ngầm cổ truyền hoặc khoan sâu vào lòng đấtTrồng rừng ngăn chặn cát lấn, mở rộng hoang mạc
Mình chỉ biết vậy thôi nhé   :)))
11 tháng 1 2022

cảm ơn bạn