Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1
Các ngành khoa học kĩ thuật nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ như là việc chế tạo ra máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước,...
- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại (Ví dụ: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau 2 năm sống ở Hà Lan).
- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ như việc vận dụng thành công những kĩ thuật hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ
câu 2
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp là cho vay lãi để thu lợi nhuận, bao gồm cả nước giàu và nghèo.
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Anh là đầu tư trực tiếp cho thuộc địa(xây dựng nhà máy xí nghiệp...) do vốn đầu tư ít mà thu lãi nhanh. Hơn nữa còn do Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới nên đầu tư cho thuộc địa sẽ là lợi thế của Anh.
Tham khảo:
- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ như là việc chế tạo ra máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước,...
- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại (Ví dụ: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau 2 năm sống ở Hà Lan)
CN có kĩ thuật luyện kim được cải tiến, máy chế tạo công của đời.
-Sắt thép, than đá, dầu mỏ được sử dụng nhiều.
-Động cơ hơi nước được ứng dụng rộng rãi.
GIAO THÔNG VẬN TẢI có tàu thủy, xe lửa chạy bằng hơi nước ra đời.
THÔNG TIN LIÊN LẠC có máy điện tín (giữa TK 19)
NN sử dụng phân hóa học, máy kéo chạy bằng hơi nước ra đời, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập.
QUÂN SỰ có nhiều vũ khí mới được sx như đại bác, súng trường, ngư lôi,...
Phần trên là những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật, còn về khoa học thì bạn chỉ cần xem lại là có mấy loại, ý nghĩa của từng loại và các thuyết cũng như những người đứng đầu thuyết đó là được (SGK/phần 2).
Cuối lời mình chúc bạn thi thật tốt
Tham khảo!
. Khoa học tự nhiên
- Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Lô-mô-nô-xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
- Puốc-kin-giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật (1837).
- Đác-uyn nêu thuyết tiến hóa và di truyền.
Khoa học xã hội
- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được hoàn thành với các đại biểu là Phoi-ơ-bách, Hê-ghen.
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là Xmít và Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-môn, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh).
- Tiêu biểu nhất là chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng.
. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật
Văn học và nghệ thuật đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.
* Văn học:
- Pháp, Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xơ đã kịch phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.
- Đức, Si-lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh tự do của nhân dân.
- Anh, Bai-rơ dùng văn trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán bất công.
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán với các tên tuổi: Ban-dắc (Pháp), Thác-cơ-rê, Đích-ken (Anh),…
* Nghệ thuật:
- Âm nhạc: Mô-da (Áo), Bách và Bét-tô-ven (Đức), Sô-panh (Ba-lan),... Các tác phẩm của họ phản ánh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.
- Hội họa: Đa-vít, Đơ-loa-croa (Pháp) gắn bó với cách mạng và quần chúng.
Sau cách mạng công nghiệp, từ đầu thế kỉ thứ XX nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học- kĩ thuật.
Những ngành khoa học cơ bản như Sinh học, Hóa học,... đạt được những tiến bộ phi thường.
Những thành tựu đầu thế kỉ XIX đến thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không giúp đời sống được nâng cao.
Mặt trái của khoa học- kĩ thuật:
Những thành tựu khoa học đó lại được sử dụng để chế tạo vũ khí giết người hàng loạt
bổ sung thêm: ^_^
Vật lí học ra đời trên thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối cua nhà bác học người Đức Anh-xtanh
-Ưu điểm:
+Về lĩnh vực Vật lý,sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại,đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein đã để lại dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không thời gian.Mặt khác,các phát minh lớn về Vật lý học của thế kỉ XX,từ năng lượng nguyên tử đến lade,bán dẫn,...đều có liên quan tới lí thuyết này.
+Về các lĩnh vực khác như Hóa học,Sinh học,các khoa học về Trái Đất (Hải dương học,Khí tượng học,...) đều đạt những thành tựu to lớn.
+Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX đã đưa vào sử dụng như vô tuyến,điện tín,điện thoại,rađa,hàng không,điện ảnh,phim có tiếng nói hoặc phim màu,...
→Giúp cuộc sống vật chất và tinh thần của con người tốt đẹp hơn.
-Nhược điểm:
+Là phương tiện chính gián tiếp gây ra chiến tranh đầy thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
Bước vào thế kỉ XX, trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. Có thể nói, các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn... đều có liên quan đến lí thuyết này.
Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học...) đều đạt được những thành tựu to lớn.
Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu...
Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Nhưng mặt khác, chính những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX
Bước vào thế kỉ XX, trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. Có thể nói, các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến
lade, bán dẫn... đều có liên quan đến lí thuyết này.
Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học...) đều đạt được những thành tựu to lớn.
Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu...
Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Nhưng mặt khác, chính những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.