Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng nhanh hàng năm là hậu quả của biến đổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người. Một cơn bão bụi thông thường mang theo từ 20 - 30 triệu tấn bụi. Tác động của các cơn bão bụi sa mạc lan rộng khắp trái đất. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra trên diện rộng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia và là mối đe dọa chính đến cộng đồng dân cư sống bên rìa các sa mạc, đã góp phần biến đất đai ở đó trở thành hoang phế. Chỉ trong 30 năm qua, khu vực lòng chảo sông Tarm của Trung Quốc đã mất gần 13.000km2 đất nông nghiệp vì bị nhiễm mặn.
Vũ khí tối thượng trong cuộc xâm lăng của sa mạc chính là sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng nóng lên gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật một cách không thể phục hồi. Lượng nước mưa tại các khu vực sa mạc giảm mạnh trong hơn 2 thập kỷ qua trong khi nhiệt độ tại hầu hết khu vực này tăng từ 5-7oC. Điều này sẽ đẩy nhanh tình trạng bốc hơi nước và gây ra bão cát.
Việc cấp bách trong cuộc chiến này là làm thế nào kiềm chế hiện tượng khí hậu nóng lên, tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi, đồng thời tiết kiệm các nguồn tài nguyên nước và phát triển những khu vực rìa sa mạc.
Câu 2:
Các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc: chăn nuôi và săn bắt. - Chăn nuôi: tuần lộc, chó (để kéo xe). - Săn bắt: tuần lộc, hải cẩu, gấu trắng, đánh bắt cá.
- Đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác vì điều kiện khai thác rất khó khàn: + Về tự nhiên: khí hậu quá lạnh, đất đóng băng quanh năm, mùa đông kéo dài,... + Về xã hội: thiếu nhân công, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại,...
- Các dòng biển nóng:
+ Dòng biển Ghi-nê
+ Dòng biển Mô-dăm-bích
+ Dòng biển Mũi Kim
- Các dòng biển lạnh:
+ Dòng biển Ca-na-ri
+ Dòng biển Ben-ghê-la
+ Dòng biển Xô-ma-li
Các khoáng sản chính của châu Phi :
- dầu mỏ
-khí đốt
- sắt
-man - gan
-Crôm
-mi-ken
- Cô-ban
-đồng
-kim cương
- vàng
- chì
- uranium
-phốt phát
Chúng phân bố chủ yếu ở phía Nam và phía Bắc của Châu Phi
-Vị trí tiếp giáp :
+Phía bắc : Giáp địa trung hải
+Phía tây : Đại tây dương
+Phía nam : Ấn độ dương
+Đông bắc : Ngăn cách với châu Á bởi kênh đào xuy - ê
- Nguyên nhân :
+Cát lấn
+Biến động khí hậu toàn cầu
+Tác động của con người
- Biện pháp khắc phục :
+Khai thác nước ngầm hoặc dẫn nước vào hoang mạc bằng kênh đào
+Trồng và bảo vệ rừng ngăn cát bay và cải tạo khí hậu
Đặc điểm nổi bật về kinh tế của trung và nam mĩ
1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
- Có 2 hình thức sở hữu:
+ Đại điền trang
+ Tiểu điền trang
- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí
b. Các ngành nông nghiệp:
* Ngành trồng trọt:
- Các nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả như: cà phê, ca cao, chuối, mía… để xuất khẩu
- Ngành trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.
- Nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực.
* Ngành chăn nuôi và đánh cá:
- Một số nước phát triển chăn nuôi theo qui mô lớn.
- Đánh cá: phát triển mạnh ở Pê – ru.
2. Công nghiệp:
- Các nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất là: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la.
+ Các ngành công nghiệp chủ yếu: cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm...
- Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng phục vụ xuất khẩu.
- Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và sơ chế nông sản.
-Các nước vùng núi An-đét và eo đất Trung Mĩ dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có: quặng kim loại
-Các nước vùng biển Ca-ri-bê nằm trong vành đai nhiệt đới có điều kiện phát triển nộng nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp và cây ăn quả…
Đặc điểm nổi bật về kinh tế của Trung và Nam Mĩ :
1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp :
- Có 2 hình thức sở hữu:
+ Đại điền trang
+ Tiểu điền trang
- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí .
b. Các ngành nông nghiệp:
* Ngành trồng trọt:
- Các nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả như: cà phê, ca cao, chuối, mía… để xuất khẩu
- Ngành trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.
- Nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực.
* Ngành chăn nuôi và đánh cá:
- Một số nước phát triển chăn nuôi theo qui mô lớn.
- Đánh cá: phát triển mạnh ở Pê – ru.
2. Công nghiệp:
- Các nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất là: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la.
+ Các ngành công nghiệp chủ yếu: cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm...
- Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng phục vụ xuất khẩu.
- Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và sơ chế nông sản.
-Các nước vùng núi An-đét và eo đất Trung Mĩ dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có: quặng kim loại
-Các nước vùng biển Ca-ri-bê nằm trong vành đai nhiệt đới có điều kiện phát triển nộng nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp và cây ăn quả…
Chúc bạn học tốt!! ^_^
Các cảng biển: la-gôt; A-bit-gian; Đa-ca; Ca-xa-blan-ca; an-gie; mon-ba-xa; đuôc-ban; kêp-tao.
Vai trò: giúp phát triển thương nghiệp Châu Phi, phục vụ cho việc xuaát nhập khẩu.
Là: la-gôt; A-bit-gian; Đa-ca; Ca-xa-blan-ca; an-gie; mon-ba-xa; đuôc-ban; kêp-tao
Vai trò: giúp phát triển thương nghiệp Châu Phi, phục vụ cho việc xuất nhập khẩu.