Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trồng và chăm sóc cây xanh
kết hợp dũa khai thác và trồng rừng
bảo vệ các loại động vật
ko đánh bắt hải sản bằng các phương pháp hủy diệt
Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".
Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?
Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tưởng tượng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.
Đố các bạn đây là cái gì?
Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng dồi dào, đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm 30 - 90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim... đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng - thiên nhiên hoang dã.
Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,... rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,....
Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.
Ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào?
Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phú thì nhưng chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường người dân và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh. Tiếp theo đó là những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là tính mạng của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc. Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.
Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loại động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đem vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.
Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.
Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi "phủ xanh đồi trọc".
Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi để hạt tiếp xúc nảy mầm dễ và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.
Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi là "hành tinh xanh" "Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi".
Đề bài: Em hãy viết một bai văn thuyết minh về vai trò cây xanh trong việc bảo vệ môi trường.
Xã hội ngày càng hiện đại, nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống sức khỏe của con người. Từ lâu, các nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường đã không ngừng tìm kiếm những biện pháp tích cực để đi đến kết luận: trợ thủ đắc lực nhất giúp chúng ta bảo vệ môi trường trong sạch chính là cây xanh.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,… Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên như vật lí, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít chịu nhiều tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi rừng biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước,… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để ở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Trong môi trường sống tự nhiên đó của con người, cây xanh có vai trò cực kì quan trọng. Nó điều hòa không khí nhờ khả năng hấp thu năng lượng mặt trời, xả hơi nước mát vào không khí, hấp thu các khí độc hại trong môi trường, đồng thời nhả khí oxi vào môi trường.
Cây xanh là cái máy điều hòa tự nhiên tuyệt vời nhất: Nó hấp thu và phản xạ năng lượng mặt trời chiếu xuống đất làm giảm sức nóng của trái đất, hấp thu khí cacbonnic, gây hiệu ứng nhà kính. Cái máy điều hòa không khí nhân tạo chỉ có thể làm mát trong nhà và thải khí nóng vào môi trường. Mặt khác, chúng cần năng lượng để hoạt động nên nó càng làm cho môi trường nóng lên, chưa kể đến các khí chạy máy lạnh còn hủy hoại tầng ôzôn. Như vậy, máy lạnh chỉ là thiết bị làm mát tạm thời trong một phạm vi rất nhỏ mà thôi, trong khi cây xanh lại chính là caí máy điều hòa không khí vĩ đại của chúng ta. Những số liệu tin cậy của các nhà vệ sinh học kết luận rằng, ngồi dưới bóng cây bàng ta bớt được bốn lần cái nắng cháy da buổi trưa hè trên đường nhựa. Các tầng lá cây xanh có tác dụng cản 50% bụi đường, tính ra trong một vụ hè, một trăm cây xanh ở đường phố đã giữ lại 340kg bụi để giũ xuống mặt đường sau mỗi trận mưa. Cây cối còn là hàng rào cách li tiếng động, hấp thụ và hắt lại những sóng âm thanh hỗn tạp để khỏi làm chấn động thần kinh. Người ta ví rất đúng: cây xanh là lá phổi của hành tinh chúng ta. Không có cây xanh thì chẳng mấy chốc muôn loài sẽ ngạt thở. Cây xanh ngăn cản và lọc khí độc trong không khí. Trong rừng thông, rừng bá thông không khí dường như vô trùng. Lượng vi trùng gây bệnh trong không khí ở nông thôn có nhiều cây xanh hay rừng ít hơn ở thành phố khoảng 10 lần. Cây xanh nhả ra các ion âm rất có lợi cho sức khỏe chúng ta qua đường hô hấp. Các ngôi nhà, đường sá, trường học được bao phủ cây xanh sẽ vô cùng có lợi cho sức khỏe con người. Tâm hồn chúng ta sẽ trở nên dịu lắng, thanh thoát, minh mẫn, sảng khoái. Ngược lại, thiếu cây xanh, không những bệnh tật dễ hoành hành , sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà tâm hồn con người cũng có nguy cơ bị chai cứng, dễ sinh các tổn thương về tinh thần. Đối với con người trên hành tinh chúng ta, cây xanh là một vị thần hòa giải tuyệt vời.
Cây xanh là nguồn nhiên liệu và năng lượng quý giá cho cuộc sống. Trồng, chăm sóc cà bảo vệ cây xanh chính là hành động thiết thực nhất nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Đó vừa là lời khuyến cáo của các nhà khoa học vừa là nguyện vọng thiết tha, chân thành của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay. Trồng một cây xanh cho mình, cho ngôi nhà của mình chẳng khó gì. Trồng một cây xanh cho hôm nay cũng là trồng một cây xanh cho thế hệ mai sau.
Nguồn: Kênh tri thức
Thuyết minh về vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường sống?
Tính từ năm 1990 đến nay, thế giới đã mất đi 3% diện tích rừng nghĩa là mỗi năm mất 13 triệu ha rừng do chặt phá tràn lan. Nhưng mối năm, có đến 6 triệu ha rừng có nguy co bị phá huỷ. Hiện tại, có 76 nước trên thế giới không còn rừng nguyên sinh. Các bạn của tôi ơi! Liệu những con số này có đáng làm các bạn ngạc nhiên?
Ai chả biết rừng là ngôi nhà tự nhiên của các loài chim muông. Thiếu đi rừng, muông thú sẽ lang thang để rồi rơi vào tay những người thợ săn. Theo báo cáo mới nhất của UICN, có 16,306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16,118 loài công bố năm ngoái. Loài khỉ orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông-Nam đảo Maurice, trong khu vườn quốc gia PNBRG. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này. Hay ngay như trong đất nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chú voi trên tivi, sách báo hay trong các vườn thú, vườn quốc gia. Nhưng bạn có biết, Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 100-110 con?... Tất nhiên, có những con số ở đây bạn thấy còn nó rất lớn. Nhưng hãy thử nghĩ lại một chút. Đó là con số của cả một quốc gia, thậm chí của cả một thế giới thì có còn lớn nữa không? Đây là những con số thật sự đáng tiếc!
Mà không chỉ với các loài động thực vật, nếu mất đi rừng, sẽ xảy ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, xói lở đất. Các bạn ơi, các bạn hãy thử nghĩ mà xem. Ngưòi nông dân vất vả cả năm trời được có 2 vụ lúa. Vậy mà chỉ một lần lũ về là cuốn sạch mất một vụ rồi. Thử hỏi nỗi khổ tâm ấy ai thấu? Hay dải đất miền Trung thân thương của Tổ quốc năm nào cũng phải chịu khổ vì nước lũ, các hộ dân khó mà tạo được cuộc sống ổn định. Như thế có thiệt thòi hay không? Vâng, xin nói lại rằng tôi và rất nhiều người ở đây chưa từng tham gia chặt phá rừng. Nhưng chúng ta có dám chắc rằng chúng ta chưa từng dung những sản phẩm của rừng xanh? Có những nhu cầu cơ bản quan trọng, nhưng lại có những nhu cầu chỉ để thoả mãn mục đích cá nhân. Hầu hết mọi người đều ưa dung đồ gỗ hơn, nhất là những loại gỗ quý. Vậy thì tại sao không từ bỏ một chút lợi ích cá nhân mà cứu lấy môi trường này- ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?
Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Trong mỗi chúng ta, có ai có thể sống thiếu phổi? Cũng như vậy, chúng ta không thể sống thiếu rừng, thiếu cay xanh.
Cây cối với vai trò vô cùng quan trọng trong môi trường sống của chúng ta.
Vai trò trước hết có thể nói là tạo ra môi trường sống!
Thật vậy, trong sinh giới (thế giới sống), chúng là sinh vật sản xuất ra gần như toàn bộ chất hữu cơ mà từ trong đó là thức ăn của các động vật, tiếp đó động vật lại là thức ăn của các động vật ăn thịt ở cấp cao hơn trong chuỗi thức ăn,...
Toàn bộ sinh giới có quan hệ chặt chẽ về mặt dinh dưỡng mà cây cối (thực vật) đã sản xuất ra nguồn hữ cơ cơ bản đầu tiên.
Không chỉ là cỗ máy tạo ra môi trường sống mà nó còn vận hành, bảo tồn và phát triển môi trường sống. Sự sản sinh các chất thải từ con người và động vật trong trao đổi chất với môi trường đặc biệt là CO2 lại được cây xanh sử dụng để tái tạo chất hữu cơ. Việc tái tạo này đã sử dụng không chỉ CO2 mà còn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời tích lũy trong các hợp chất hữu cơ tạo thành từ đó làm cho nhiệt độ trái đất không tăng cao mà còn dự trữ năng lượng cho con người và động vật sử dụng làm thức ăn, bảo tồn năng lượng (dầu mỏ, than đá có nguồn gốc từ thực vật).
Nói tóm lại cây cối hay thực vật là một cỗ máy sinh học tuyệt vời mà chúng ta cần phải bảo vệ, triệt để khai thác một cách hợp lí sao cho có ích cho cuộc sống không chỉ của chúng ta mà toàn bộ sinh giới, không chỉ cho hôm nay mà còn cho mai sau.
Bạn hãy trồng một cây xanh trong góc vườn, hay trong một chậu cây trên thềm cửa sổ, dù chỉ một hành động nhỏ bạn cũng cho thế giới xanh hơn, nhìn chúng bạn sẽ thấy quy luật tuần hoàn và ý nghĩa cuộc sống.
Mỗi khi tiêu dùng một sản phẩm bạn hãy nhớ nó đa phần là có nguồn gốc hữu cơ hoặc sinh ra có liên quan hoặc sử dụng đến nguyên liệu hữu cơ mà nguyên liệu hữu cơ này lại bắt nguồn từ cây xanh, hãy biết tiết kiệm hợp lí vì tương lai của trái đất, vì tương lai thế giới.
Đề bài: Thuyết minh về cây xanh và môi trường
1. Yêu cầu của đề bài
- Về nội dung: Đề văn yêu cầu học sinh thuyết minh về mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường, trong đó chủ yếu trình bày được vai trò của cây xanh, tác dụng của nó trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trướng sống của con người. Từ đó xác định trách nhiệm của mỗi người trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
- Về cách thức làm bài: Bài viết yêu cầu tạo lập văn bản thuyết minh, nội dung bài là những tri thức, sự hiểu biết của người viết về vai trò của cây xanh đối với môi trường. Bằng những kiến thức của mình, học sinh cần biết vận dụng các phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp, kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong các bài văn để đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất.
2. Gợi ý lập dàn ý
a) Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần thuyết minh, đó là mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường.
- Nêu khái quát suy nghĩ của bản thân.
b) Thân bài
-Giới thiệu khái niệm môi trường, các yếu tố cấu thành môi trường.
- Cây xanh và những công dụng chủ yếu
- Mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường: Vì sao có cây xanh? Cây xanh có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người, đối với việc giữ gìn bảo vệ môi trường (tăng vẻ mĩ quan, cân bằng hệ sinh thái, duy trì nguồn khí trong lành, đảm bảo sức khỏe của con người,…)
- Con người cần làm gì để bảo vệ môi trường, cây xanh?
c) Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ những gì bản thân mình có thể làm để đóng góp phần bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
Bài làm
Rừng và cây trực tiếp hoặc gián tiếp đều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và đã có nhiều hoạt động tác động tích cực lên hệ sinh thái rừng và cây trồng, nhưng sự suy thoái của rừng vẫn đang tiếp tục diễn ra với một tốc độ đáng lo sợ. Để góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, ở nước ta từ lâu đã có tục lệ đẹp "Mùa xuân là Tết trồng cây"...
Thực tế đã chứng minh cây có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước. Các khu rừng trồng làm giảm sụt lở và xói mòn đất. Sự che phủ của rừng và cây ở đầu nguồn góp phần tích cực bảo vệ, cân bằng nước cho sản xuất nông nghiệp. Cây cối thường được trồng trong các đô thị hoặc làng xã để làm giảm bụi, giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ các công trình xây dựng lịch sử. Nhiều loài cây cũng đã được trồng để lấy dược liệu và lá, cành, vỏ cây rừng được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Cây Nim (Agadirachta) thường được trồng gần nhà để chống muỗi. Cây Mô-rin-ga thường được trồng xen với cây khác để thanh lọc nước. Cây che bóng và là nơi ẩn nấp cho người, gia súc khi đang làm việc trên các cánh đồng. Đây là một cách làm rẻ, đơn giản để làm giảm cơn nóng bức trên đồng ruộng.
Không có cây thì không có rừng, nhưng rừng không phải chỉ là một tập hợp của những cây rừng. Mỗi một khu rừng là một hệ sinh thái có ảnh hưởng qua lại, chứa đựng bên trong hàng triệu sinh vật sống khác nhau, có nhiều loài trong đó cho đến nay khoa học vẫn chưa mô tả hoặc chưa khám phá được.
Rừng và cây ảnh hưởng tích cực đối với môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng diện tích rừng bị phá hoại, sự suy thoái của rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ rất cao. Theo điều tra mới đây của Tổ chức Lương – Nông thế giới (FAO), rừng bị tàn phá là do: Thiếu lương thực và nghèo đói do tốc độ gia tăng dân số, chiến tranh, thảm hoạ khí hậu; Nhiều quốc gia thiếu trách nhiệm, không có biện pháp để bảo vệ rừng; Không quản lý được việc khai thác rừng; Không rõ ràng về quyền sử dụng đất đai, pháp luật và hệ thống thuế liên quan; Thiếu hiểu biết và ý thức trách nhiệm; Thiếu cơ chế chính sách, quyền hạn, phương pháp để thực hiện chính sách; Quan tâm quá yếu việc phát triển nông thôn dựa vào sự tham gia của người dân.
Để bảo vệ rừng và sự đa dạng tài nguyên rừng, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã xây dựng các chiến lược phát triển rừng, trong đó bảo vệ nghiêm ngặt rừng quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên. Bất kỳ khách du lịch nào đến tham quan khu vực này đều phải chấp nhận và chịu sự kiểm soát của viên chức nhà nước. Đa dạng sinh học là khía cạnh quan trọng nhất trong khu vực này với mục đích là giữ gìn hệ sinh thái cho thế hệ con cháu mai sau.
Tại Việt Nam, theo chiến lược phát triển rừng, đến năm 2020, diện tích rừng cần phát triển là 16 triệu héc-ta (gồm cả rừng cao su), rừng sản xuất hơn tám triệu héc-ta và rừng phòng hộ cùng với rừng đặc dụng gần tám triệu héc-ta. Việt Nam nằm sát biển mà hai phần ba diện tích thuộc vùng đồi núi nhiều và lại trong vùng nhiệt đới nhưng không thể xây dựng lâm phận quốc gia bằng khoảng gần 70% diện tích như Nhật Bản hiện nay. Nguyên nhân, do nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và do mật độ số dân của Việt Nam hiện rất cao. Quỹ đất quốc gia còn phải ưu tiên để làm nhiều việc khác, như xây dựng đô thị, sản xuất lương thực, v.v.. và xây dựng khu công nghiệp. Nếu chỉ dừng lại như vậy, thì không thể tạo được đột phá trong việc xây dựng lâm phận quốc gia. Vấn đề quan trọng là hơn tám triệu héc-ta rừng sản xuất ấy sẽ làm thâm canh khoảng bốn triệu héc-ta (hơn hai triệu héc-ta rừng tự nhiên và 1,5 triệu héc-ta rừng trồng thâm canh) ở vùng trọng điểm để cung cấp gỗ, tre, v.v.. làm hàng xuất khẩu, sản xuất bột, giấy v.v.. và tạo ra một số mặt hàng đặc sản rừng. Trong gần tám triệu héc-ta rừng còn lại, thì sẽ có khoảng sáu triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường và khoảng hai triệu ha rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu di tích lịch sử.
Theo ý kiến của các nhà khoa học lâm nghiệp, cần tập trung xây dựng các khu rừng phòng hộ trọng điểm quốc gia (khoảng ba triệu héc-ta), như rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện. Trong hai triệu héc-ta rừng đặc dụng thì tập trung xây dựng hệ thống vườn quốc gia (Tam Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng, v.v...), các khu bảo tồn có đặc trưng nhiệt đới cao và khu di tích lịch sử trọng điểm, không dàn trải. Đây chính là điểm đột phá, tránh lãng phí trong đầu tư lâm nghiệp và là con đường hợp lý để nâng cao năng suất lao động, năng suất rừng, v.v...
Đối với công tác xây dựng rừng, cần phải làm có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, vì hiện nay chúng ta không còn ở giai đoạn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nữa. Cần khẩn trương xây dựng các khu rừng công nghiệp thâm canh gồm cả rừng tự nhiên có năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu sản xuất đồ gỗ và làm nguyên liệu để chế biến ván nhân tạo, giấy, bột giấy. Hàng hóa đặc sản rừng thì trồng, tạo ra và chế biến, tìm thị trường cho sản phẩm quế, hồi, sa nhân, thảo quả, trầm, mật rắn, mật ong v.v…
Dàn ý:
I- MỞ BÀI
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
II- THÂN BÀI
– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
III- KỂT BÀI
– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
thuyduong
Đề bài: Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.Dàn ý:
I- MỞ BÀI
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
II- THÂN BÀI
– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
III- KỂT BÀI
– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sốngTuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!
Tham khảo
Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại. Bởi vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Hiểu đơn giản, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng đem lại rất nhiều lợi ích đối với tự nhiên, cũng như con người.
Trước hết, rừng chính là một phần của tự nhiên. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị. Nếu rừng bị phá hủy, các loài này sẽ đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, rừng giúp điều hòa khí hậu. Như chúng ta đã biết cây xanh có khả năng quang hợp. Bởi vậy, có thể ví rừng như một nhà máy thu nhận khí các-bon-níc và và sản xuất ra khí ô-xi… Cùng với đó, rừng còn giúp điều tiết lượng nước, tăng độ phì nhiêu và chế ngự dòng chảy giúp ngăn sự bào mòn của đất. Từ đó, rừng giúp phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, ở các vùng đồi núi, hiện tượng sạt lở đất sẽ diễn ra nhiều hơn, nghiêm trọng hơn. Đối với đồng bằng ven biển, những cánh rừng có vai trò giúp che chở cho đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.
Tiếp đến, với sự phát triển kinh tế, rừng chính là một nguồn lợi to lớn. Nơi đây đã cung cấp gỗ làm vật liệu xây dựng như lim, trầm…; nguồn dược liệu quý tạo ra các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng…; nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người như mộc nhĩ, nấm hương…. Thậm chí, con người có thể phát triển cả các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên; cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây…
Cuối cùng, rừng còn rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ an ninh - quốc phòng. Với một đất nước có ba phần tư diện tích là đồi núi, rừng chính là biên giới tự nhiên với các nước láng giềng. Vì vậy, việc bảo vệ rừng sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, đảm bảo an toàn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh, những cánh rừng rộng lớn đã giúp bộ đội của ta ngụy trang trước kẻ thù. Nơi đây đã có biết bao chiến sĩ vô danh đã nằm xuống, vì nền độc lập của đất nước. Những cánh rừng đã đi vào lời thơ, câu hát để ghi nhớ cho ngày tháng đau thương mà hào hùng của đất nước:
"Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!"
(Theo chân Bác, Tố Hữu)
Rừng quan trọng là vậy, nhưng lại đang bị con người tàn phá một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần có trách nhiệm và ý thức bảo vệ rừng. Từ các cấp chính quyền cần ban hành bộ luật, quy định trong vấn đề bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm các hành vi phá hoại rừng. Đến mỗi cá nhân cần có những việc làm tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng to lớn như tích cực trồng cây xanh, không đốt rừng để làm nương rẫy, khai thác rừng khoa học…
Tóm lại, việc bảo vệ rừng là cần thiết và cấp bách. Bởi đó chính là bảo vệ cuộc sống của con người, cũng là bảo vệ trái đất xinh đẹp này.
Loài người chúng ta, từ thời “Ăn lông ở lỗ” đến xã hội văn minh ngày nay lúc nào cũng được sự che chở của “mái nhà thiên nhiên” mà sống vui, sống khỏe và phát triển không ngừng. Cho nên nói đến thiên nhiên ta cảm thấy nó rất gần gũi thân thương. Bởi “thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên”.
Chân lí ấy đã được khẳng định hùng hồn qua thực tế cuộc sống của con người chúng ta.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thiên nhiên là gì ? Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Thiên nhiên còn là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông... Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người để bảo vệ và giúp ích cho con người.
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo. thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uổng, quần áo để mặc, khí trời để thở... đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó cung cấp điện năng khổng lồ.
Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy bụi khói, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thây vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe liếng suôi róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở. ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nôn cao rộng mênh mông như trời như biển.
Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn... làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người. Thiên nhiên quá là nguồn sáng tạo của thơ ca nghệ thuật, là nguồn nghiên cứu phát minh của khoa học kĩ thuật.
Thiên nhiên có ích như thế, cần thiết với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý. Văn chương nghệ thuật bao giờ cũng trân trọng yêu quý thiên nhiên. Các nhà hội họa, nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ đều dành cho thiên nhicn một tinh cảm đặc biệt... Những bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã nâng giá trị vốn có của thiên nhiên lên một bậc. Đọc thơ của các thi sĩ ta càng thấy thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ. Nguyễn Trãi thì:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Còn Nguyễn Du lại là:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Đọc thơ Hồ Chí Minh ta lại thấy thiên nhiên thực sự là con người, là bạn đồng tâm, đồng chí, từ ánh trăng qua cửa sổ phòng giam hay núi rừng Việt Bắc, đến bóng cây cổ thụ, nhành hoa, tiếng suôi giữa rừng đêm.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người hạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.
Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ đã từng viết:
Con người không có tình yêu
Như trái đất này không có lá.
Vâng, tình yêu cần thiết cho con người như thế nào thì thiên nhiên cũng cần thiết cho con người như thế ấy. Chính vì vậy mà thật chính xác khi nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Thật vậy, những cánh rừng bát ngát xanh từ bao đời nay đã gắn bó với con người như một người bạn tốt. Rừng ví như một lá phổ khổng lồ để thanh lọc bầu không khí của con người. Nhịp thở đều đặn, kiên nhẫn của rừng cũng chính là nhịp thở khoẻ mạnh của mỗi thân thể cường tráng của chúng ta. Rừng còn là một bức bình phong vĩ đại, một vành đai vững trắc để tránh gió bão từ biển khơi cuồng nộ cuốn vào hòng phá tan cuộc sống của chúng ta. Cũng nhờ vành đai ấy mà đất đai không bị sạt lở, cuốn trôi ra biển. Cuộc sống con người chỉ thực sự yên bình khi ngoài kia, những cánh rừng được phủ xanh bát ngát, vẫn rì rào cùng gió ngàn muôn thuở. Chưa hết, rừng còn chứa đựng trong lòng nó biết bao tài nguyên quý giá. Bên cạnh nguồn cung cấp gỗ quý phục vụ xuất khẩu, sinh hoạt của con người. Rừng còn là nguồn dược liệu vô cùng quan trọng. Biết bào loài thực vật đã trở thành những bài thuốc có giá trị chữa bệnh cho con người. Rừng còn là xứ sở của những loài động vật phong phú, đa dạng, đóng góp biết bao lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Những mỏ khoáng sản mà con người tìm thấy từ sâu thẳm trong lòng đất cũng đã nói với chúng ta rằng: sự có mặt của rừng là một phần không thể thiếu trong sự sống và phát triển nhiều mặt của con người.
Còn nhớ, trong những năm chiến tranh ác liệt, rừng cũng đã không ngại dâng hiến sức vóc của mình để che chở cho con người và góp phần lập chiến công. “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Rừng cũng đã phải gánh chịu những mất mát, hi sinh, những tổn thất nặng nền như dân tộc chúng ta: những trận bôm rung trời chuyển đất, những đợt đại bác liên hồi và tàn bạo, nhất là chất độc màu da cam … đã làm bao cánh rừng cụt ngọn, cháy két, nham nhở vết thương. Nhưng, kì diệu thay, cũng như con người Việt Nam, rừng vẫn không chịu đầu hàng, kiêu hãnh vươn lên trong tư thế kiên cường, bất khuất. Những cánh rừng đi ra từ chiến tranh dần hồi sinh, mạnh mẽ, giàu sức sống hơn xưa. Rừng đã cùng chúng ta đánh giặc. Rừng lại tiếp tục cùng ta dựng xây một Việt Nam ngày càng lớn mạnh không ngừng.
Nhưng, tại sao vẫn nghe thấy tiếng kêu cứu khẩn thiết từ đại ngàn vọng lại ? Vâng, lại bắt đầu từ chính tham vọng của con người. Tất nhiên, không phải là tất cả nhưng dù chỉ một bộ phận nhỏ thôi cũng gây lên bao đau đớn cho người bạn của chúng ta. Chỉ vì lợi nhuận, một số kẻ không chiến thắng nổi lòng tham đã tàn phá sức vóc cường tráng của rừng. Nạn đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn rất bừa bãi. Những loại thú quý hiếm ngày một khan hiếm dần. Và hậu quả thế nào, hẳn chúng ta đã thấm. Thiên tai xảy ra liên miên. Con người chứ không ai khác lại là nạn nhân của cơn cuồng nộ dữ dội từ thiên nhiên. Thiên nhiên nổi dậy, giận dữ, điên cuồng chính là sự trừng phạt cho hành động phản bội, thiếu ý thức dựng xây của chính con người ấy thôi… Không biết, những kẻ thiếu lương tri và trách nhiệm có một phút nào tự vấn lương tâm khi chứng kiến những trận cuồng phong của thiên nhiên ?
Rừng đang kêu cứu, những con người có lương tâm cũng đang kêu cứu. Cứu lấy rừng và cũng chính là cứu lấy cuộc sống của con người. Lời kêu cứu đang rất dòng dã, thúc giục. Mỗi người chúng ta hay cùng nhau góp sức bởi: bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng
Rừng là một yếu tố thuộc về tự nhiên, đối với cuộc sống của con người có tác động vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của con người. Tuy nhiên, hiện nay, rừng đang bị tàn phá nặng nề, không có quy hoạch do lòng tham của con người. Việc tàn phá rừng gây ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đe dọa đến cuộc sống của con người. Bởi vậy, mỗi cá nhân trong cộng đồng cần phải có ý thức bảo vệ ừng, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Cùng với đất, nước, không khí, rừng là một yếu tố thuộc về tự nhiên, tuy nhiên hiện nay rừng lại chịu tác động mạnh mẽ bởi những hành động chủ quan của con người. Trước hết, ta có thể nói về vai trò của rừng, đối với cuộc sống của con người hay thế giới tự nhiên thì rừng đều đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người cũng như những loài sinh vật trong tự nhiên. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, cung cấp khí oxi, hấp thụ khí các bon níc, làm cho không khí trở nên trong lành, giúp cho con người hô hấp, duy trì sự sống.
Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật, thực vật như: hưu, nai, sư tử…như vậy, rừng không chỉ là môi trường sống của các loài sinh vật mà còn là nơi cân bằng hệ sinh thái, duy trì sự đa dạng của thế giới sinh vật. Về kinh tế, rừng còn cung cấp những tài nguyên thiên nhiên có giá trị, đó là gỗ, vật liệu cho thủ công mĩ nghệ, cho y học…
byRừng có vai trò to lớn đối với cuộc sống của con người, góp phần cân bằng, điều hòa, duy trì sự tồn tại cũng như phát triển của con người. Vai trò to lớn, trọng yếu là vậy nhưng ngày nay, vì những lợi ích vật chất tầm thường, con người đã tàn phá rừng khiến cho rừng bị thiệt hại một cách nặng nề, tình trạng này kéo dài sẽ đe dọa đến cuộc sống của chính con người. Rừng bị tổn hại có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan nhưng quan trọng hơn hết đó là do hành vi tàn phá của con người gây nên. Vào mùa hạ, khi nhiệt độ lên cao, thời tiết khô dẫn đến cháy rừng. Tuy nhiên, đó chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ dẫn đến thực trạng tàn phá rừng hiện nay.
Con người vì mục đích kinh tế, vì lợi ích của bản thân mà chặt phá rừng bừa bãi, phá rừng lấy gỗ hay để săn bắt những động vật quý hiếm trong rừng. Những hành vi này gây ra những hậu quả khôn lường mà con người trong cả một cộng đồng sẽ phải gánh chịu, không có rừng những thiệt hại mà mỗi mùa thiên tai về khiến cho con người thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Nước lũ không có sức cản của rừng cuốn trôi đi những căn nhà, tài sản, thậm chí cướp đi chính mạng sống của con người.
Rừng bị tàn phá cũng như lá phổi xanh của loài người bị tổn hại, không khí ô nhiễm không được thanh lọc càng trở nên ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Mất rừng, các loài sinh vật cũng mất đi nơi cư trú, làm thiệt hại lớn về tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều loài bị tuyệt chủng. Một nguyên nhân khác dẫn đến rừng bị tàn phá như ngày nay, đó chính là do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người.Những người dân miền núi đã đốt rừng làm nương, vô tình làm mất đi sự phong phú vốn có của rừng.
Như vậy, để bảo vệ rừng cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta thì Đảng và nhà nước cần đề ra những biện pháp thiết thực, nghiêm khắc và có tính răn đe đối với những hành vi chặt phá rừng bừa bãi. Tăng cường lực lượng kiểm lâm giám sát để bảo vệ rừng. Mặt khác, ta cần trồng rừng trên những vùng đất trống đồi núi trọc để gây rừng, hạn chế tác hại của các loại thiên tai bất thường.
Nhà nước cần giao đất, giao rừng cho người dân để hạn chế tình trạng di canh, di cư, đốt rừng làm nương của cư dân miền núi. Có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng rừng. Nâng cao công tác tuyên truyền đến những người dân cả nước. Đối với mỗi cá nhân cần có ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền để bạn bè và người thân cùng thực hiện.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Để bảo vệ cuộc sống của mình thì ngay từ bây giờ, mỗi cá nhân cần phát huy ý thức tự giác trong bảo vệ và phát triển rừng.
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích).
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới.
Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
tác dung : Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình ferali, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau
Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.
cách bảo vệ rửng :
Cách nhanh chóng và đơn giản nhất lúc này là hãy giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của rừng thông qua việc chia sẻ thông tin trên trang Web của Ngày Môi trường thế giới (http://unep.org/wed), tổ chức hoặc tham gia các hoạt động bảo vệ rừng hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.
Các quốc gia nên xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích sử dụng rừng một cách bền vững; xây dựng các vành đai bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng và khuyến khích tái tạo rừng tại các khu vực bị hoang hóa.
Các công ty tư nhân có cơ hội để đầu tư vào “nền kinh tế xanh”, bên cạnh đó xây dựng ý thức trách nhiệm xã hội cho người tiêu dùng. Hãy trở thành người tiên phong trong việc chuyển hướng các chính sách của công ty tới nền kinh tế tăng trưởng bền vững!
Cộng đồng cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc giám sát độc lập các tổ chức có liên quan đến rừng, nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng và hưởng ứng các sáng kiến bảo vệ rừng.
Cũng như các công ty tư nhân, mỗi cá nhân cũng có thể trở thành người tiêu dùng thông thái thông qua việc chọn mua các sản phẩm được chứng nhận bảo vệ môi trường. Điều này đồng nghĩa với việc khi mua các vật dụng, đồ gỗ, giấy hay bất kỳ sản phẩm nào, bạn hãy kiểm tra liệu sản phẩm đó có đảm bảo tiêu chí thân thiện với môi trường hay không, xem sản phẩm đã được dán nhãn sinh thái hay chưa.
Điều quan trọng hơn cả, bảo vệ rừng không chỉ là một hành động đơn lẻ mà phải là chuỗi hành động có tính thường xuyên, liên tục và lâu dài với mục tiêu thay đổi phong cách sống.
Phong cách sống mới của bạn đòi hỏi bạn phải luôn ý thức được vai trò của rừng trước mỗi sự lựa chọn, mỗi quyết định tiêu dùng và từng hành động cụ thể
Diện tích rừng trên toàn trái đất chiếm khoảng gần 4 tỉ héc-ta (2015), trải dài gần 30% diện tích bề mặt trái đất, đóng vai trò chủ đạo trong hệ sinh thái của trái đất. Chúng ta đều phải dựa vào rừng để tồn tại, không khí chúng ta đang thở, sản phẩm gỗ từ rừng có mặt trong mọi sinh hoạt cuộc sống hằng ngày như gỗ, giấy, bàn ghế, ...v.v. Các vai trò lớn nhất của rừng có thể kể đến bao gồm:
Rừng là cội nguồn của các dòng chảy:
Dù chúng ta có phủ nhận hay không, dòng chảy đều bắt đầu từ vùng cao đến vùng thấp, mà rừng chính là cội nguồn đầu tiên hình thành nên các dòng chảy con sông lớn và các nhánh sông trải dài hàng nghìn km xuyên qua các quốc gia, cung cấp nguồn nước đi kèm với hệ sinh thái thủy hải sản cho con người sống ven sông. Chính ven các con sông lớn là nơi hình thành nên các nền văn minh đầu tiên của loài người.
Rừng bảo vệ đất chống xóa mòn:
Không những cung cấp nước cho chúng ta, rừng còn "điều tiết" lượng nước mỗi khi mưa lớn, rễ cây giúp hấp thụ phần lớn lượng nước, bám đất chống xòa mòn do tác động của dòng chảy. Những nơi không có rừng bảo vệ mỗi khi mưa lớn rất dễ xảy ra hiện tượng lũ quét.
Rừng giúp chúng ta thở:
Rừng cung cấp hơn một nửa lượng Ôxy trên trái đất nhờ vào quá trình quang hợp của cây hấp thụ Cacbon điôxít và thải ra Ôxy. Có thể hơi viễn vông nhưng nếu một ngày nào đó, lượng cây trên trái đất không còn tồn tại nữa thì thật nguy hiểm. Đó cũng là lý do vì sao người ta thường nói "Rừng nhiệt đới Amazon là lá phổi xanh của trái đất".
Rừng không đơn giản chỉ là cây không:
Rừng là nơi ở của rất nhiều loại động vật, loài thú khác nhau hoặc gia súc chăn nuôi của hàng triệu con người sống ở vùng núi, du mục, ... Các món ăn sơn vị ở đâu mà có nhỉ? Không phải từ vùng núi săn bắt rồi đem xuống vùng hạ buôn bán thì còn ở đâu? Rừng cũng giống như mẹ cho chúng ta ăn lúc chúng ta còn nhỏ.
Rừng điều hòa khí hậu:
Cacbon đioxít chính là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính làm khí hậu toàn cầu nóng lên, rừng giúp chúng ta hấp thụ chúng, làm trái đất bớt nóng hơn thì chẳng phải giúp chúng ta điều hòa khí hậu thì còn gì nữa.
Rừng cung cấp thuốc:
Coi phim Trung Hoa bạn có thể thấy, các thần y đều ẩn danh trên núi không ha. Thật là vậy, các dược phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều được chiết xuất phần lớn từ các loài cây rừng. Một số loại thần dược từ rừng ai ai cũng biết như nấm Linh Chi, Nhân sâm, ...
Rừng còn vô số các vai trò lớn nhỏ khác để mà kể hết ra cũng khó. Mình nghĩ bao nhiêu đó là đủ để cho thấy tầm quan trọng của rừng với môi trường và con người mặc dù nó đang ngày càng bị chặt phá, thu hẹp, ...v.v.