K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2018

tác dụng-mở rộng kiến thức cho người dân

​-có thêm kiến thức về các nghành mà người ta chọn

-mọi người thoát được nạn mù chữ

5 tháng 2 2020

Tác dụng của giáo dục thời phong kiến:

- Đưa con người sống trong khuôn phép, đạo đức.

- Thúc đẩy sự học hành, mở mang kiến thức.

- Ổn định xã hội.

- Hình thành nên nền giáo dục Nho học cùng chế độ khoa cử, tuyển chọn nhân tài.

Giáo dục thời phong kiến không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế vì

- Giáo dục Nho học là chủ yếu, đạo nho trọng nông ức thương, hạn chế thương nghiệp.

- Hướng con người hài lòng với cuộc sống, thanh cao, không kích thích sự tiêu dùng, phát triển.

Tuy nhiên, nói giáo dục phong kiến không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển là chưa hoàn toàn chính xác, thực tế thời phong kiến, kinh tế các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên vẫn có sự phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Nền kinh tế phát triển hay không phụ thuộc nhiều yếu tố giáo dục Nho học chỉ là 1 trong số các yếu tố.

2 tháng 1 2022

C

28 tháng 11 2017

Đáp án C

23 tháng 2 2021

1)

* Thời Đinh, Tiền Lê:

- Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

- Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

* Thời Lý, Trần, Hồ:

- Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.

- Nhà Lý:

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.

+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.

+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

- Nhà Trần:

+ Giáo dục ngày càng mở rộng.

+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

- Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

- Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

- Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

- Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

=> Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

 

23 tháng 2 2021

* Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần vì:

- Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

- Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước.

* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

- Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

 

Tham Khảo

 Văn học giai đoạn này là văn học trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Đến giai đoạn cuối, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa có thành tựu đáng kể.

1. Văn học chữ Hán

- Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.

- Về thể loại, văn học chữ Hán tiếp thu chủ yếu các thể loại văn học từ Trung Quốc gồm: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...

- Ở loại hình nào, văn học chữ Hán cũng cớ những thành tựu nghệ thuật to lớn.

2. Văn học chữ Nôm

- Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

- Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát, hát nói viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc, hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

- Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.

=> Sự tồn tại, phát triển của văn học chữ Hán và văn học chữ nôm cho thấy hiện tượng song ngữ ở văn học trung đại Việt Nam.

26 tháng 3 2022

Tham Khảo

 Văn học giai đoạn này là văn học trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Đến giai đoạn cuối, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa có thành tựu đáng kể.

1. Văn học chữ Hán

- Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.

- Về thể loại, văn học chữ Hán tiếp thu chủ yếu các thể loại văn học từ Trung Quốc gồm: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...

- Ở loại hình nào, văn học chữ Hán cũng cớ những thành tựu nghệ thuật to lớn.

2. Văn học chữ Nôm

- Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

- Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát, hát nói viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc, hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

- Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.

=> Sự tồn tại, phát triển của văn học chữ Hán và văn học chữ nôm cho thấy hiện tượng song ngữ ở văn học trung đại Việt Nam.

26 tháng 12 2019

    - Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ lập ra Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, đóng đô ở Đê – li gọi là Vương triều Hồi giáo Đê li.

    - Hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân Ấn độ theo Hin- đu giáo, tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

    - Ở Ấn Độ, một yếu tố văn hoá mới – Hồi giáo được du nhập vào, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống.

    - Thực tế, Hồi giáo vẫn không hề chiếm ưu thế ở Ấn Độ vốn đã gắn bó mật thiết với Hin-đu giáo và Ấn độ giáo. Tuy nhiên nó đã đứng chân được, ảnh hưởng tới phong cách riêng biệt của một kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Hồi giáo.

    - Cũng từ Ấn Độ, Hồi giáo được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, ở Đông Nam Á.