Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076. Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt.
Tham khảo:
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.
Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.
Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.
Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã.
Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.
Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.
Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.
Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.
Bài làm
Nhà Lý dời đô về Thăng Long ( Đại La ) vì:
- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.
- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
# Học tốt #
Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:
- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.
- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
Bài nói mẫu:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Đó là những ca từ thật đẹp trong sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giản đơn mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà đi vào lòng người chính là cách mà người nhạc sĩ ấy gửi gắm đến bao người về quan niệm sống tốt đẹp. Đó là tạo nên cái ấm áp của tình người trong cuộc sống… Và chính bởi tình yêu thương đó đã thôi thúc những “thiên thần” giữa đời thường có những hoạt động từ thiện ấm áp.
Từ thiện chính là những việc làm tốt, việc làm thiện xuất phát từ trái tim mỗi người. Còn những hành động đẹp, giúp đỡ người khác mà không xuất phát từ tâm, có vụ lợi, toan tính thì sẽ không được coi là từ thiện, đó chỉ là sự “bố thí” mà thôi. Từ thiện là những hành động tự nguyện, không có ép buộc. Hoạt động này được thực thông qua việc quyên góp tiền bạc hoặc các vật phẩm có giá trị sử dụng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, những hành động giúp đỡ, an ủi về mặt tinh thần cũng được coi là hình thức từ thiện đặc biệt. Những hành động đó dù không giúp giải quyết khó khăn về vật chất nhưng sẽ giúp cho tinh thần của người nhận trở nên ấm áp hơn và cảm nhận được tình người sâu sắc hơn. Việc làm từ thiện có thể là hành động xuất phát từ những cá nhân đơn lẻ hoặc từ một nhóm người, tập thể, một cộng đồng hoặc cũng có thể thông qua tổ chức nào đó. Dù là xuất phát từ đâu thì hành động này cũng đáng được trân trọng.
Không ai có thể định nghĩa chính xác được hai chữ “yêu thương”, chỉ biết rằng, đó là sự cảm nhận, cảm nhận từ trái tim, từ ánh mắt, từ những sự sẻ chia…tình yêu thương luôn có một sức mạnh vô hình và vô biên nhất, và là điều chia sẻ quý giá nhất, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Tình yêu thương có thể khơi gợi, nuôi dưỡng và tiếp thêm sức mạnh tinh thần to lớn cho biết bao sự sáng tạo và những điều kỳ diệu của cuộc sống.
Những ngày cuối tháng 6, Facebook râm ran hình ảnh những cái rổ trọc lốc, nón lá lật ngửa được người dân ở quận 4 đặt trước cửa nhà. Giữa thành phố hoa lệ, ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến nhiều người chới với. Rất nhiều người ra đi vì Covid-19 nhưng lại không có người thân bên cạnh tiễn biệt, chứng kiến cảnh đó chị Giang Kim Cúc đã nghĩ rằng, tại sao mình không thay mặt cho gia đình các nạn nhân để đưa tiễn họ đoạn đường còn lại. Từ suy nghĩ ấy, dự án “Mai táng 0 đồng” được thành lập và đi vào hoạt động. Trong đội có 40 thành viên, trong đó có 9 thành viên là nữ. Trong những ngày này các thành viên trong đội đã xa nhà nhiều tháng không được về nhà với gia đình. Các thành viên coi nhau như ruột thịt chia sẻ với nhau từng câu chuyện, từng cảm xúc và từng lời động viên. Họ là những người phụ nữ kiên cường trong tháng ngày lịch sử của đất nước, họ cho đi mà không cần nhận lại điều gì. Những “bóng hồng” vẫn ngày đêm túc trực từng cuộc điện thoại, tự tay mai táng cho những người xa lạ và đưa họ về bên gia đình như một niềm an ủi cuối cùng. Có quá nhiều nước mắt và nỗi đau trong những ngày gian khó này. Nhưng, bù lại, tình người chưa bao giờ trỗi dậy mạnh mẽ đến thế. Những “thiên thần” bóng đêm, có thể chẳng ai biết họ là ai, từ đâu đến, đã xuất hiện trước mỗi phận người không may “nằm xuống” trong cơn cuồng phong của đại dịch.
Có lẽ khi giới hạn về sự yêu thương chạm mạnh đến trái tim của con người, nó khiến người ta có đủ niềm tin và nghị lực để làm nhiều điều sáng tạo nhất cho cộng đồng. Với mong muốn có thể giúp được người nghèo khó, bán vé số có thêm được bữa cơm ấm bụng, anh Hoàng Tuấn Anh, ngụ quận Tân Phú đã tận dụng những nguyên liệu có sẵn từ công ty để sáng chế ra chiếc máy phát gạo tự động. Trong mùa dịch này, rất nhiều người đã mất việc làm hoặc không thể tìm được việc làm duy trì nhu cầu sống cơ bản của mình đó là ăn, thì những máy ATM này có thể giúp người nghèo vượt qua được giai đoạn khó khăn này, trước mắt giúp họ duy trì sự sống. Cũng mong rằng những mạnh thường quân sẽ tiếp sức cho hành động ý nghĩa và nhân văn này để máy có thể thường xuyên tiếp gạo cho người nghèo. Anh chia sẻ “Nhìn những nụ cười, niềm vui của người dân khó khăn khi cầm từng bịch gạo bước ra khỏi cây ATM, nhìn những bao gạo liên tiếp được các mạnh thường quân mang đến, chúng tôi luôn tin tưởng một điều rằng, “dòng chảy” của những hạt gạo sẽ không bao giờ ngừng.”
Máu của ai cũng có màu đỏ, con người ai cũng đều có nhu cầu được hạnh phúc. Con người đều có mong muốn đó giống nhau nhưng chịu số phận khác nhau. Người sung sướng, người nghèo khổ. Người bất hạnh, người may mắn. Việc đi làm từ thiện là giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Đi từ thiện chính là giúp người, giúp họ vượt qua khó khăn, bệnh tật đau khổ. Làm cho tâm mình trở lên thanh thản, làm cho cuộc sống thêm vui vẻ. Làm từ thiện, cũng là làm cho chính bản thân mình.
Tuy vậy không phải ai cũng làm từ cái tâm của mình. Có những người làm từ thiện chỉ vì danh tiếng được lên báo vì sự nổi tiếng của bản thân mình chứ không phải thật sự muốn giúp đỡ. Tuy được gọi là làm việc tốt nhưng việc tốt lại sai cách, làm vì lợi ích riêng của bản thân. Có những bài báo nói về việc dở khóc dở cười của việc quyên góp chẳng hạn quyên góp quần áo như đi dạ tiệc hở hang cho người phụ trên vùng núi. Họ không nghĩ nơi họ muốn giúp đỡ cần gì chỉ biết quyên góp lấy lợi cho họ. Vì vậy việc từ thiện cần được tìm hiểu và tổ chức bài bản để đem lại lợi ích tốt nhất. Bên cạnh đó nhiều người còn vô cảm thờ ơ với những mảnh đời khó khăn xung quanh mình.
Từ thiện là hành động đẹp, mang một nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó thể hiện tình yêu thương, sự sẻ chia đối với mọi người. Hãy trân quý những tấm lòng cao cả, hãy hành động ngay từ bây giờ để giúp những hoàn cảnh éo le vượt lên nghịch cảnh, số phận để vươn tới những niềm hy vọng, xây dựng một xã hội nơi nơi ngập tràn lòng yêu thương, thấm đượm tình người.
Ngày hôm nay của bạn sẽ là một ngày như thế nào tùy thuộc vào bạn. Cũng giống như công việc của một nhà điêu khắc, bạn phải tự kiến tạo một ngày mới cho mình khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện. Tất cả tùy thuộc vào cách nghĩ của bạn. Bạn sẽ chọn nghĩ gì cho ngày hôm nay? Bạn có chọn yêu thương và cho đi? Và bạn có muốn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng yêu thương với một câu nói: Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi!
Bài viết tham khảo:
Ngày nay khi xã hội phát triển hơn thì nagỳ càng xuất hiện nhiều nhưungx tổ chức cá nhân chung tay giúp đỡ cộng đồng mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội. Các hoạt động thiện nguyện đã thực sự lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, hay mang mùa xuân ấm áp đến với những mảnh đời còn nhiều gian khó, tiếp thêm nghị lực để họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những đoàn người lên vùng cao mang áo ấm sách vở đến với các em nhỏ còn khó khan, hình ảnh những thầy cô giáo bám bản để mang con chữ đến với các em học sinh. Hay như trong đợt đại dịch Côvit 19 vừarồi đã không ít những tổ chức, cá nhân cùng chung tay để chống dịch. Đó là những nghĩa cử cao đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phát huy.
Câu 2
Chèo là một trong những loại hình đặc sắc của sân khấu truyền thống Việt Nam, cần được tôn vinh không chỉ như hiện vật tĩnh mà còn cần được bảo tồn, phát triển song song với sự phát triển của xã hội. Cũng như một số loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo khác của Việt Nam, nghệ thuật chèo cổ không còn phù hợp với cuộc sống đương đại, nhất là với giới trẻ. Nhằm kéo khán giả đến với nghệ thuật chèo, thời gian qua, các nghệ sĩ đã cố gắng đưa đề tài đương đại vào chèo. Nhưng làm thế nào để đưa vào nghệ thuật chèo những đề tài hiện đại, gần gũi hơn với cuộc sống hiện tại mà vẫn giữ được cốt cách và những nét đẹp truyền thống độc đáo của chèo lại là vấn đề không đơn giản.Chèo là loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với người dân ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ. Những vở chèo vốn chứa đựng chất trí tuệ, thâm thúy, ý nhị và rất Việt Nam. Chính vì vậy, khi đưa đề tài hiện đại vào chèo, người dàn dựng phải hết sức khéo léo thì mới không làm mất đi bản chất này của chèo. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, từ tác giả kịch bản, đạo diễn đến diễn viên phải nắm được cấu tứ kịch bản và hiểu nguyên tắc của chèo. Một vở chèo khi dàn dựng phải hội tụ được các yếu tố: Tích truyện, tính cách nhân vật và sự kiện có thể sánh ngang với các vở chèo cổ đã từng bám rễ trong tiềm thức của khán giả yêu môn nghệ thuật này.
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam ngày nay, bên cạnh những vấn đề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một vấn đề gây nhức nhối làm ô nhiễm môi trường do ý thức con người gây ra, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ ngắm cảnh, do lười ra chỗ thùng rác mà người ta cũng tiện tay vứt rác xuống bờ hồ.
Xả rác bừa bãi là thói quen từ lâu của nhiều người. Hiện tượng này có cả trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì tiện tau mở của sổ vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường khi đang trên xe. Hay một số người ý thức kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Nhiều người đi du lịch các nước phát triển về khoe: Ôi đi Singapore sạch lắm, ôi qua Mỹ sạch lắm, họ đi du lịch không tiếc tiền. Nhưng chính tại nơi mình sống, họ lại tiếc 30 - 50 ngàn đồng tiền đổ rác, đem rác ném lung tung, gây ra một vấn nạn rác ô nhiễm.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, hành vi vứt rác bừa bãi là một hành động xấu, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, thể hiện sự vô văn hóa. Vì vậy, hãy nâng cao ý thức, mỗi người hãy tiện tay mang rác đến đúng thùng rác và nơi quy định để vứt, giúp giữ cho môi trường sống luôn trong lành, sạch đẹp.