Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một trong những phẩm chất ngàn đời của dân tộc Việt Nam từ xa đến nay là đức hi sinh
Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác
Người đời đã ghi nhớ, khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước. Trong lịch sử, không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê, đã liều mình cứu chúa. Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi, cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến, Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc gia đình chọn con đường, đầy kho khăn, nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc sống cho toàn dân. Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất, nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân. Họ là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người
Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết.
Nếu như xã hội khôpng có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết "sống vì mọi người" hay " một người vì mọi người, mọi người vì một người".
Trường học giống như một xã hội thu nhỏ. Đó là nơi mà mỗi người có thể tìm thấy cho mình những trải nghiệm riêng, bài học mới lạ, kết bạn với những người xung quanh … Và kỉ luật học đường sẽ giúp chúng ta tiếp cận với xã hội bên ngoài một cách đúng đắn và tích cực hơn.
Kỷ luật học đường là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được nhà trường đưa ra cho các giáo viên và đặc biệt là học sinh. Khi đến trường, mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Kỷ luật học đường là một công cụ hữu ích giúp mỗi học sinh tăng cường ý thức giữ nề nếp kỉ luật trong trường học.
Nghị luận về kỉ luật học đường trong nhà trường hiện nay
Kỉ luật học đường hình thành nếp sống có kỷ cương, phép tắc trong từng cá nhân. Trường học là nơi cung cấp tri thức đồng thời tạo ra môi trường thân thiện để học sinh có thể trao đổi, chia sẻ cho nhau. Bởi vậy, việc bản thân học tập và biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra là một điều cần thiết khi sống trong một môi trường tập thể. Biết và thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta là những người có kỷ luật. Vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gian lận trong thi cử, … đó là những biểu hiện của một con người có kỉ luật. Kỉ luật là yếu tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện nhân cách của người học sinh. Sống có kỉ luật, chúng ta sẽ được nhiều bạn bè và thầy cô yêu quý. Ngược lại, những người vô kỉ luật sẽ bị nhiều người ghét bỏ và xa lánh.
Thực tế hiện nay, nhiều bạn học sinh đã và đang không nghiêm túc thực hiện các nội quy, nguyên tắc mà nhà trường đã đề ra. Tình trạng quay cóp, chép phao, gây gổ, đánh nhau, bạo lực học đường, … gia tăng nhanh chóng. Nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời, thì trường học vốn là một nơi có môi trường thân thiện sẽ trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh và là cơn ác mộng của các bạn học sinh.
Nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và quản lí chặt chẽ để cho các hành vi tiêu cực trên không tái diễn. Những hình thức kỉ luật, răn đe, nhắc nhở, … cần được thực hiện thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó, các bạn học sinh cũng nên chung tay giúp đỡ để những cá nhân vô kỉ luật nhìn ra khuyêt sđiểm, sai sót của bản thân để sửa chữa và hòa đồng cùng thầy cô, bạn bè.
Nỗ lực học tập là cách để chúng ta trang bị kiến thức khi bước vào đời. Kỉ luật học đường giúp cho chúng ta hoàn thiện nhân các của bản thân. Tiếp thu kiến thức và thực hiện nghiêm túc những phép tắc, nội quy nhà trường chính là bước đệm vững chãi cho chúng ta bước trên con đường tiến tới tương lai.
@@ Học tốt
Nguồn lazi
Chúng ta đang sống trong Thế kỉ XXI – thế kỉ của sự văn minh, tiến bộ vượt bậc của loài người , thế kỉ của công nghiệp hóa – hiện dại hóa. Chúng ta cũng dần hòa nhập với những bôn ba, phù hoa của thế giới ngày nay. Bên cạnh đó. Để hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp, ta còn cần phải biết tạo cho ta một lối sống nền nếp. Vậy để có thể tạo nên lối sống ấy, ta cần phài làm gì? Đó là ta phải nghêm túc chấp hành những nội, những luật lệ được đặt ra ngay khi còn bé.Xã hội là một thể thống nhất, trong xã hội những gia đình là những thành phần nhỏ hình thành nên xã hội đó, vậy những gia đình ấy tốt hay xấu đều có ảnh hưởng đến bộ mặt của xã hội nói chung nhất.Dân gian xưa có câu: “Dạy con tử thưở còn thơ “ Quả không sai, muốn tập cho mình một lối sống có nề nếp, ta cần tập từ nhỏ. Đối với việc học tập, ta cần chấp hành tốt các các nội quy của nhà trường một cách nghiêm túc. Có người hỏi rằng “nghiêm túc là sao?” Cũng xin thưa “ Nghiêm túc có nghĩa là thực hiện đúng, thực hiện tốt và đủ các nội quy đã được đặt ra. Đó cũng không theo nghĩa là cần thực hiện đúng trước mặt thầy cô rồi sau đó thực hiện trái lại, không tôn trọng nội quy.Tóm lại, muốn có một lối sống nề nếp, muốn là một công dân tốt, muốn là người được mọi người yêu quý, tin tưởng , ngay từ bây giờ ta phải chấp hành nghiêm túc những nội quy mà nhà trường đã đặt ra.Việc chấp hành nghiêm túc những nội quy ấy cũng là hành trang tạo lập cho ta những kĩ năng sống tốt trong đoạn đường dài mai sau.
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
đây nha bạn
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời con người là tình mẫu tử, nó là mối keo sơn gắn kết người sinh thành ra chúng ta. Trong cuộc sống cũng như trong thơ văn, tình mẫu tử luôn được nhắc đến với thái độ kính trọng, trân trọng nhất. Tuy không được nhắc nhiều đến trong thơ văn, trong cuộc sống, thế nhưng, tình phụ tử cũng là một thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào! Nó cũng cao cả, sâu nặng, nghĩa tình như tình mẫu tử vậy.
Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, như trời như biển mà có cố gắng cả đời chúng ta cũng chẳng thể trả hết. Nếu như tình mẫu tử là sợi dây liên kết giữa người mẹ và con mình thì tình phụ tử lại là mối liên kết giữa cha và con. Tuy được thể hiện theo từng khía cạnh, cũng như biểu hiện khác nhau nhưng chung quy lại đều là một thứ tình cảm sâu nặng tựa trời biển.
Tình cảm phụ tử - phụ là cha, tử là con, nó gợi cho chúng ta sự gắn bó khăng khít, sự thủy chung, yêu thương bao dung, bền chặt. Nếu như mỗi lần nhắc tới mẹ, ta lại cảm thấy một sự nhẹ nhàng, ấm áp, dịu êm thì nhắc tới cha, ta lại cảm thấy một sự ấm áp khác lạ. Đó là sự ấm áp đầy nam tính, dù không dịu dàng như mẹ nhưng lại khiến ta an tâm và tin tưởng biết nhường nào! Phải, tình phụ tử cũng là tình cảm thiêng liêng bậc nhất của cuộc đời người, nó đóng một vai trò thật đặc biệt trong đời sống của chúng ta. Mẹ sinh thành ra ta, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi nuôi dạy ta nên người. Mẹ là người lo cho ta giấc ngủ ngon, sớm khuya bên cạnh thì cha lại là người trụ cột trong gia đình, có tầm nhìn cao rộng hơn, mạnh mẽ hơn, giúp bảo vệ gia đình, bảo vệ mẹ, bảo vệ ta. Cha là người vất vả hy sinh công sức, thời gian bên ngoài xã hội lo cho gia đình vì miếng cơm, manh áo. Cha cũng sẽ là người nghiêm khắc với ta hơn bởi cuộc đời đã tôi luyện cho cha thành một người cứng cỏi như thế. Có lẽ vì vậy, tình phụ tử không êm dịu, nhẹ nhàng như tình mẫu tử mà nó mạnh mẽ, can đảm hơn rất nhiều.
Tình phụ tử sẽ giúp chúng ta bước qua sóng gió cuộc đời, nó cũng như tình mẹ vậy, vô cùng mãnh liệt, vô cùng vững bền. Cha cũng như mẹ, luôn lo lắng cho ta, luôn bao dung cho ta mọi lỗi lầm cùng như sai trái. Nếu như mẹ ân cần khuyên bảo, nhẹ nhàng răn dạy chúng ta để chúng ta đi đúng con đường đời thì cha lại khác. Cha rất nghiêm khắc với ta, có thể thẳng thắn khuyên răn chúng ta bằng những lời lẽ cứng cỏi, giáo dục chúng ta bằng sự nghiêm khắc của mình. Tình phụ tử khác với tình mẫu tử, bởi tình mẫu tử luôn được bộc lộ ra một cách tình cảm nhất, rõ ràng nhất nhưng tình phụ tử lại rất ít được biểu lộ, nó chỉ tồn tại thầm kín trong tâm hồn ta, chảy thật mạnh mẽ trong tim của ta.
Có mẹ có cha trên đời thì là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của chúng ta. Vậy mới nói, tình phụ tử, tình mẫu tử đối với mỗi người mà nói trong cuộc sống thật sự vô cùng quan trọng. Có cha trong đời, ta sẽ được chở che bằng đôi vai rộng, bằng tấm lưng lớn. Cha sẽ chăm sóc ta, dạy ta sự can đảm, sự mạnh mẽ và trưởng thành. Vâng, có cha, cuộc đời thật hạnh phúc biết nhường nào!
Tôi đã từng chứng kiến một câu chuyện về một người cha đưa đứa con nhỏ của mình băng rừng vượt suối để lên tới bệnh viện. Anh ở tận Tây Nguyên xa xôi, nhưng vì đứa con bệnh nặng, chẳng thể chữa trị tại quê nhà, vậy nên anh lặn lội mang con tới tận Sài Gòn để mong có được sự chữa trị tốt nhất. Trên người anh chỉ vỏn vẹn vài triệu bạc vừa bán được chút cà phê, mang cả lên đây chờ con khám bệnh. Nhìn gương mặt, thân hình của anh, tôi thấy được sự vất vả, nắng gió, cực nhọc, nhưng tình phụ tử, tình yêu con đã giúp anh vượt qua tất cả, mang con đến với những gì tốt đẹp nhất mà anh có thể cho nó. Phải, chẳng có gì bằng tình yêu mà cha mẹ dành cho con cái của mình được. Họ có thể chịu khổ, nhưng họ sẽ dành cho con mình những gì tốt đẹp nhất mà họ có được.
Hay các bạn có đọc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Đó là hình ảnh một người cha đau khổ, con không nhận ra vì ông đã xa nó đi chiến đấu khi nó còn quá nhỏ, nhưng ông vẫn dành cho nó sự yêu thương nhất. Dù rằng bị con chối từ nhưng đối với ông, tình phụ tử đã khiến ông không một phút giây nào thôi nhung nhớ tới đứa con nhỏ ở quê nhà. Ông trân trọng từng phút từng giây bên con.
Cha đối với chúng ta mà nói, luôn yêu thương chúng ta bằng những cách đặc biệt nhất. Ta đi sai đường, mắc lầm mắc lỗi thì cha mẹ chính là người đau lòng nhất. Có thể nói, nếu không có cha trong cuộc đời này, đó là một thiệt thòi vô cùng to lớn của chúng ta. Tình phụ tử của cha sẽ giúp chúng ta đi đúng con đường của mình giữa hàng trăm con đường ở cuộc đời bộn bề sóng gió này. Cha sẽ chỉ dạy, sẽ hướng chúng ta tới những gì tốt đẹp nhất mà cha có thể mang tới. Rồi khi vấp ngã, cha sẽ nâng ta dậy, dạy ta những bài học quý, chỉ cho ta cách thức đứng lên giữa cuộc sống bon chen này. Phải, có cha, điều đó thật tuyệt vời biết bao nhiêu.
Vậy nên mỗi chúng ta hãy luôn tâm niệm trong lòng tình phụ tử thiêng liêng này, phải luôn luôn trân trọng và giữ gìn nó một cách cẩn thận nhất. Hãy lắng nghe người cha yêu quý của mình, chăm sóc theo cách tốt nhất mà mình có thể. Và chúng ta càng phải cố công học tập thật tốt hơn nữa, ngoan ngoãn để không phụ lòng mong mỏi và niềm tin mà cha chúng ta đã đặt vào chúng ta.
Tuy hiện nay, đâu đó vẫn xuất hiện một vài tin tức đáng buồn về tình phụ tử. Một người đàn ông ở Hà Nội cùng vợ của mình đã đuổi người cha già hơn tám mươi tuổi của mình ra ngoài đường trong đêm khiến người cha ấy phải ngủ ngoài lề đường. Thật sự một người con lại có thể đối xử với người cha đã nuôi nấng mình như vậy sao? Đó là một hành vi ngược đãi cha mẹ thực sự đáng lên án vô cùng. Cha mẹ chúng ta dù già yếu nhưng vẫn là người chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta từ thuở còn thơ, đừng bao giờ cảm thấy phiền vì phải chăm sóc cha mẹ của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-tinh-phu-tu-46249n.aspx
Tình phụ tử - một tình cảm thiêng liêng và quý báu trong cuộc đời chúng ta. Nó cũng cảm động, cũng sâu nặng như tình mẫu tử vậy. Cha cũng yêu thương, cũng chăm sóc, dạy dỗ ta như mẹ. Tình phụ tử sâu nặng quá đỗi mà chúng ta cả đời chẳng thể nào có thể đền đáp lại được "Tình cha ấm áp như vầng thái dương, ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn. Suốt đời vì con gian nan, ..."
tự cắt khúc nào hay mà ghi nha
Học tốt nha
Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.
Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.
Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.
Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.
“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.
Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.
Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.
#Châu's ngốc
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.
Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
tk:
Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ. Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hoà mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế. Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nghi-ve-tinh-dong-chi-a81383.html#ixzz7FiopkWPe
Tham khảo:
Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ. Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hoà mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế.
Tham khảo :
Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:
“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"
Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.
Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.
Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.
Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.
Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.
Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :
"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.
Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều mối quan hệ thân sơ, nhiều cung bậc tình cảm giữa con người với nhau. Tất cả hoà quyện vào nhau, hình thành nên nhiều khúc tình cảm tâm tình : tình cảm gia đình, tình yêu, tình bạn ... . Tuy rằng, tình cảm bạn bè không thiêng liêng, cao cả bằng tình cảm gia đình, không nồng nàn, mãnh liệt như tình yêu, nhưng ai cũng cần có một tình bạn chân thành để có thể cùng nhau chia sẽ bao niềm vui và nỗi buồn. Nếu trên thế gian này không có tình bạn thì sẽ tẻ nhạt biết bao. Có thể nói tình bạn đã tiếp thêm cho chúng ta nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, những tình bạn thời học sinh là những tình cảm hồn nhiên, trong sáng và đẹp đẽ biết bao.
Có khi nào ngồi buồn, bạn tự hỏi mình Tình bạn là gì chưa ? Tình bạn friendship. Nếu dịch sát nghĩa từ tiếng Anh, theo như tôi hiểu, là con thuyền của tình bạn. Mỗi chiếc thuyền lớn là một sự gắn kết của biết bao mảnh ghép nhỏ bé. Nếu không có sự liên kết bền chặt thì những mảnh ghép mãi mãi chỉ là những miếng gỗ vô dụng không hơn không kém Và tình bạn cũng như con thuyền kia, cũng được xây dựng từ những mảnh ghép của sự thông cảm, hiểu biết và chia sẻ. Nếu lỡ một ngày nào đó, một trong hàng ngàn, hàng vạn mảnh ghép nhỏ bé đấy mất đi, hay mai một, đấy là lúc luyển tiếc thay một tình bạn tình bạn bị tan vỡ chỉ vì một chuyện nhỏ. Cũng như những chiếc thuyền lớn, thường xuyên cần được tu sửa. Đấy là khi bạn đã quá mệt mỏi với biết bao lo toan, suy nghĩ giữa những bon chen của cuộc sống và dường như cảm thấy không còn thời gian dành cho những người bạn của mình. Đừng vội trách bạn không chia sẻ, không quan tâm để rồi sẽ làm cho mình xa bạn hơn thôi. Hãy tạm quên đi tất cả và quan tâm hơn đến những người bạn của mình. Đừng để những mối mọt phiền muộn, hiểu lầm làm hư mục, rạn nứt tình bạn. Nếu có người từng ví tình yêu như những chuyến tàu, sẽ đi ngang qua cuộc đời ta hoặc đưa ta đi đến những chặng dừng khác nhau thì tình bạn chân thành sâu sắc sẽ như những chiếc thuyền vững chắc, cùng ta vượt qua tất cả bão tố, sóng gió của cuộc đời Luôn luôn thầm lặng và bền bỉ . Như vậy, một tình bạn sẽ chẳng thể bền vững nếu như thiếu đi những chia sẻ, đồng cảm và hiểu nhau cũng như 1 chiếc thuyền không thể đối mặt với phong ba, bão táp nếu thiếu đi bất kỳ một mảnh ghép nào, dù là một mảnh ghép rất nhỏ.
Tình bạn được xây dưng từ những giọt kết tinh tình cảm của bạn bè. Đó là người có thể thay đổi cuộc sống của bạn dù chỉ là một phần nhỏ nào đó, là người có thể làm cho bạn cười đến ngặt nghẽo đến nỗi bạn không thể dừng lại, làm cho bạn tin rằng thế giới này thật tốt đẹp, và có thể người đó đã ngồi hàng giờ để thuyết phục bạn rằng thật sự cánh cửa cuộc đời vẫn chưa đóng lại với bạn và nó đang cho bạn mở ra . Người bạn ấy có thể giúp bạn vượt qua những giây phút khó khăn của cuộc sống, lúc buồn và cả những lúc rối trí hay những lúc khi bạn ngã qụy và thế gíơi quanh bạn dường như qúa đen tối và trống rỗng. Người bạn ấy sẽ nắm lấy tay bạn và nói với bạn rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Và nếu bạn đã tìm thấy một ngừơi bạn như thế, bạn đã cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ, bởi vì bạn không cần lo âu, bạn đã có một tình bạn mãi mãi trong cuộc đời và nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bạn sẽ không còn những ngày tháng cô đơn, tẻ nhạt mà sẽ luôn tươi cười, sống một cuộc sống đầy hạnh phúc và ấm áp trong vòng tay bè bạn .
Người bạn bình thường có thể chưa bao giờ thấy bạn khóc, nhưng người bạn thật sự sẽ luôn là đôi vai cho bạn tựa vào mỗi khi bạn buồn khổ. Người bạn bình thường tỏ ra khó chịu khi bạn trễ hẹn, nhưng người bạn thật sự sẽ hỏi xem bạn mắc kẹt chuyện gì. Người bạn bình thường lắng nghe những vướng mắc của bạn, nhưng người bạn thật sự sẽ giúp bạn giải quyết những vướng mắc đó. Người bạn bình thường luôn là khách khi đến thăm bạn, nhưng người bạn thật sự thì luôn tự phục vụ mình khi đến nhà bạn. Người bạn bình thường cho rằng tình bạn sẽ chấm dứt sau những lần cãi cọ, còn người bạn thật sự lại tin rằng tình bạn sẽ càng thân thiết hơn sau những cuộc tranh cãi như vậy. Người bạn bình thường luôn mong muốn bạn sẽ giúp đỡ họ, người bạn thật sự luôn có mặt khi bạn cần sự giúp đỡ. Vậy người bạn thật sự là ai? Là người vẫn gắn bó với bạn ngay cả khi tất cả những người bạn khác xa lánh bạn. Có người nói có một người bạn là điều dễ dàng. Làm một người bạn tốt là một điều khó.
Bước đầu tiên để có một tình bạn đẹp là làm bạn với chính bản thân bạn. Khi chúng ta thật sự yêu thương bản thân mình, chúng ta sẽ tạo được sự lôi cuốn đối với người khác. Vì chúng ta không chú trọng nhiều tới cá nhân chúng ta nên chúng ta sẽ quan tâm đến người khác nhiều hơn. Chúng ta sẽ có niềm tin để dành thời gian cho người bạn của mình vì chúng ta muốn có những giây phút yên bình, vui vẻ bên bạn ấy chứ không phải chúng ta cần người ấy để làm những điều có lợi cho bản thân. Sự gần gũi, thân mật thì quan trọng hơn nhiều so với khoảng thời gian cả hai tiếp xúc nhau. Hãy quyết tâm dành cho nhau những giờ phút vô cùng đặc biệt và đáng nhớ, đừng ngại ngần gì cả. Nếu bạn muốn tình bạn được phát triển, hãy bỏ đi nỗi sợ người ta không muốn làm bạn với bạn. Mời họ ăn trưa hoặc tổ chức một buổi họp nhóm và cùng nhau ăn tối. Khi bạn bè giận nhau, nên là người gọi điện trước nhất. Bạn của bạn cũng đang nóng lòng muốn làm lành với bạn.
Hãy cư xử với bạn của bạn như là cư xử với chính bản thân bạn. Quan tâm người khác hơn là chờ đợi người ấy quan tâm mình. Hãy thông cảm, tránh than phiền về nhau, cũng như việc ngồi lê đôi mách và chỉ trích nhau, hãy luôn nghĩ về những người yêu thương bạn. ... Với mỗi người làm bạn khóc, sẽ có ba người làm bạn cười, và một nụ cười sẽ tồn tại thật lâu, thật lâu nhưng giọt nước mắt thì chỉ tồn tại trong một lúc. Nếu ai đó có một điều gì đó tội lỗi, đừng để nó hằn sâu vào bạn. Vì thế để có thể hành động một cách đích xác, hãy nghĩ đến những người yêu thương bạn và đừng để điều gì làm hỏng cái thứ tình cảm cao đẹp ấy
Niềm vinh quang của tình bạn không phải là ở vòng tay giang ra, không phải là ở nụ cười thân mật, cũng không phải là sự vui vẽ bên nhau, đó là nguồn cảm hứng thiêng liêng mà ngươì này cảm nhận được khi phát hiện có ai đó tin tưởng ở mình và vui sướng với sự tin tưởng đó trong tình bạn hữu. Với 1 người bạn thật tình, mình có thể nói thật lòng về 1 điều ngốc ngếch nào đó bởi vì bạn là 1 người đáng tin cậy. Khi niềm vui đến với bạn , nó sẽ lan qua bạn. Ngọn đèn của bạn tôi sáng lên bao nhiêu thì đèn của tôi cũng sáng lên bấy nhiêu. Có tình bạn là có được chiếc chìa khoá mở vào tâm hồn của ngươì khác. Hãy tin cậy người đã giúp bạn vượt qua nỗi sầu muộn, những ngày đen tối hơn là những ngươì chung vui với bạn, những ngày huy hoàng thịnh vượng vì đó mới chình là tình bạn thật sự. Tình bạn sẽ xoa dịu đi mọi lo lắng, xua tan đi mọi buồn phiền và khuyên nhũ ta khi bất hạnh.Tình bạn chân thành là 1 cái cây mọc chậm và phải thử thách nó, phải chịu đựng nhiều nghịch cảnh trước khi được kêu bằng danh hiệu đó. Không ai toàn điện cả và bạn bè là phần mà mình còn thiếu. Tình bạn lí tưởng chỉ có những người bạn tốt và những ng có cùng đức tính tốt. Hãy duy trì một cuộc sống tốt đẹp với bạn bè, đó là ưu điểm của tình bạn. Bạn mới là bạc, bạn cũ là vàng.
Mỗi khi nhắc tới hai tiếng tình bạn thân thương đó, trái tim nhỏ bé của tôi lại xao xuyến hẳn lên. Trăm hoa đẹp nhất bông hồng, không bằng tình cảm trong thời học sinh. Tình bạn thật trong sáng và đẹp đẽ biết bao. Tình bạn cao cả hơn vật chất, luôn tồn tại trong tâm hồn mỗi con người chúng ta, đó là những ngôn lửa hồng ấp ám giúp chúng ta đoàn kết, yêu thương nhau hơn. Nó còn là một vị thuốc tinh thần giúp chúng ta vượt qua mọi sự khó khăn, nguy hiểm, giúp chúng ta luôn hướng tới cái đẹp, cái tốt - một vị thuốc không thể thiếu trong đời người. Việc kết bạn đã khó nhưng giữ gìn được 1 tình bạn thuỷ chung còn khó hơn. Nếu ta biết coi trọng nó, thì tình bạn luôn đâm hoa, kết trái, không bào giờ tạn lụi.Chính vì vậy, khi chúng ta đã có một tình bạn chân chính, thì ta đã là người hạnh phúc nhất rồi. Đúng như Gióoc giơ Hê be đã viết Sống không có bạn là chết cô đơn.