K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
30 tháng 1 2021

I. Mở bài

 

- Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. Nêu quan điểm, nhận định về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

 

II. Thân bài

 

1. Nêu khái niệm thuốc lá

 

- Sản phẩm phổ biến trong xã hội

 

- Được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện.

 

2. Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội

 

+ Hút thuốc lá trở thành thói quen của nhiều người (đặc biệt là nam giới).

 

+ Người hút thuốc lá rất nhiều và ngày càng gia tăng (có thể nêu dẫn chứng số liệu).

 

+ Số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày của một người hút thuốc lá rất cao ở các nước đang phát triển.(trong đó có Việt Nam).

 

+ Đối tượng hút thuốc lá ngày càng mở rộng ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi,…(người trưởng thành, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên,…).

 

3. Nguyên nhân hút thuốc lá:

 

- Áp lực trong công việc yêu cầu hút thuốc để giảm bớt căng thẳng (do thuốc lá có các thành phần gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo,…)

 

- Thói quen.

 

- Giá một số loại thuốc lá tương đối rẻ (dẫn chứng cụ thể).

 

- Tác hại, ảnh hưởng của thuốc lá rất chậm (chỉ bộc phát sau thời gian sử dụng lâu dài).

 

- Tâm lý thích khẳng định: hút theo trào lưu hoặc bị lôi kéo hút (chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên).

 

- Các điều luật, quy định hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá chưa hoàn thiện (tính răn đe chưa cao, biện pháp xử phạt chưa cụ thể,…)

 

4. Tác hại của việc hút thuốc lá:

 

- Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày,…).

 

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em,…).

 

- Gây khó chịu cho những người xung quanh (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá).

 

- Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút hút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).

 

5. Lời khuyên:

 

- Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

 

- Có nhiều phương thức hữu hiệu tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá.

 

- Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá.

 

- Các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá trước mặt con em, hạn chế chúng tiếp xúc với thuốc lá).

 

- Các cơ quan nhà nước nên có những quy định và biện pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của việc hút thuốc lá.

 

III. Kết bài

 

- Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

 

- Đưa ra thông điệp, lời nhắn nhủ cho mọi người.

Giúp mình ạ .Mình cảm ơn: Câu 1 (3,0 điểm):Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới đây:Quê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheLà hương hoa đồng cỏ nộiBay trong giấc ngủ đêm hè.Quê hương là vàng hoa bíLà hồng tím giậu mồng tơiLà đỏ đôi bờ dâm bụtMàu hoa sen trắng tinh khôiQuê hương mỗi người chỉ mộtNhư...
Đọc tiếp

Giúp mình ạ .Mình cảm ơn: 

Câu 1 (3,0 điểm):

Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè.

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ…

                                         (Đỗ Trung Quân, Bài học đầu cho con, trích Cỏ hoa cần gặp).

a. Việc sử dụng các hình ảnh cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, giậu mồng tơi, bờ 

dâm bụt, hoa bí, hoa sen trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì ?

b. Chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả biểu đạt của nó trong hai câu thơ sau:

Quê hương mỗi người chỉ một 

   Như là chỉ một mẹ thôi.

Câu 2 (2,0 điểm):

Kết thúc đoạn thơ ở ngữ liệu Câu 1 tác giả viết:

Quê hương nếu ai không nhớ…

Em hãy viết tiếp vào dấu chấm lửng (…) ở cuối câu thơ trên để hoàn thành một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc sống con người.

0
Giúp mình ạ .Mình cảm ơn: Câu 1 (3,0 điểm):Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới đây:Quê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheLà hương hoa đồng cỏ nộiBay trong giấc ngủ đêm hè.Quê hương là vàng hoa bíLà hồng tím giậu mồng tơiLà đỏ đôi bờ dâm bụtMàu hoa sen trắng tinh khôiQuê hương mỗi người chỉ mộtNhư...
Đọc tiếp

Giúp mình ạ .Mình cảm ơn: 

Câu 1 (3,0 điểm):

Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè.

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ…

                                         (Đỗ Trung Quân, Bài học đầu cho con, trích Cỏ hoa cần gặp).

a. Việc sử dụng các hình ảnh cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, giậu mồng tơi, bờ 

dâm bụt, hoa bí, hoa sen trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì ?

b. Chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả biểu đạt của nó trong hai câu thơ sau:

Quê hương mỗi người chỉ một 

   Như là chỉ một mẹ thôi.

Câu 2 (2,0 điểm):

Kết thúc đoạn thơ ở ngữ liệu Câu 1 tác giả viết:

Quê hương nếu ai không nhớ…

Em hãy viết tiếp vào dấu chấm lửng (…) ở cuối câu thơ trên để hoàn thành một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc sống con người.

0
Giúp mình ạ .Mình cảm ơn:Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới đây:Quê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheLà hương hoa đồng cỏ nộiBay trong giấc ngủ đêm hè.Quê hương là vàng hoa bíLà hồng tím giậu mồng tơiLà đỏ đôi bờ dâm bụtMàu hoa sen trắng tinh khôiQuê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ...
Đọc tiếp

Giúp mình ạ .Mình cảm ơn:

Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè.

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ…

                                         (Đỗ Trung Quân, Bài học đầu cho con, trích Cỏ hoa cần

Kết thúc đoạn thơ tác giả viết:

Quê hương nếu ai không nhớ…

Em hãy viết tiếp vào dấu chấm lửng (…) ở cuối câu thơ trên để hoàn thành một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc sống con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1
23 tháng 11 2021

Quê ai ko nhớ sẽ ko thành người

Que hương đối với mỗi người đều rất quan trọng đó là nơi chôn rau cắt rốn nơi sinh ra chúng ta nơi chúng ta cất tiếng khok chào đời báo hiệu chung sta đã đến thế giới này quê hương thật vĩ đại nơi gieo giắc chúng ta thành người để chúng ta có những tuổi thơ đẹp đẽ như thả diều hát hò huýt sáo .,,,,,,v..v..mong bn tick cho mình 

 

1 tháng 6 2016

Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”

Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở giới sinh viên. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?


Đáng tiếc là phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học.

Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm hiểu và nghiên cứu, mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém.

Theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học tự nghiên cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.

Bạn Nguyễn Văn Sơn ( sinh viên Học viện âm nhạc Huế) cho biết: “ thời gian rảnh có biết làm gì đâu, thôi thì cứ ngủ cho đỡ tiêu tốn năng lượng, đỡ đói bụng!”. Mọi người trong xóm trọ của Sơn cho biết, có ngày Sơn ngủ bỏ ăn, bỏ cả đến lớp và tất nhiên sách vở chẳng bao giờ đụng vào.

Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé! 

Lãng phí sức khỏe

Bên cạnh những bạn sinh viên hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.

Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.

Sinh viên hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.

Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.

Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó. 


SV tham gia hiến máu, một hành động nhân đạo (nguồn Internet) 

Lãng phí tài nguyên và tiền bạc

Tài nguyên mà sinh viên thường xuyên lãng phí là điện và nước.

Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít sinh viên sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.

Hay một việc như để bóng điện hành lang của dãy phòng trọ suốt cả ngày lẫn đêm, họ cho đó là chuyện nhỏ nên tình trạng này cứ diễn ra như “ chuyện thường ngày ở huyện”. Vì điện ở hành lang thường không bị chủ trọ tính tiền nên sinh viên để tháo khoán mà không mảy may suy nghĩ, vì cho rằng nó không gây thiệt hại gì cho mình.

Bên cạnh đó là lãng phí nước. Nước ở nơi công cộng như trường học, công viên… thì sinh viên cứ “xả” thoải mái mà không hề đắn đo, cứ nghĩ rằng “của chùa” thì dùng bao nhiêu cũng được. Và nhiều sinh viên còn có lối suy nghĩ rất “ hẹp” khi đáp lại hành động tăng giá tiền nước hàng tháng của chủ trọ là phải xả nước thật nhiều, không dùng cũng xả lênh láng cho xứng với số tiền mà mình phải trả và cho bõ tức khi chủ trọ cứ tăng tiền nước hằng tháng.

Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.

Trong lúc các bạn không tắt điện phòng học, các bạn hãy nghĩ đến nơi khó khăn vẫn chưa có điện, nếu mỗi chúng ta biết tiết kiệm một tí thì sẽ rất có lợi cho nhiều người khác. Lúc các bạn xả nước một cách vô tội vạ chỉ vì tức chủ trọ tăng tiền nước, các bạn hãy nghĩ đến những nơi vùng sâu, vùng xa chưa một lần được sử dụng nước sạch…

Đang là sinh viên nên chi tiêu hàng tháng chủ yếu là do bố mẹ cấp, thế nhưng một số các bạn đang tiêu tiền hết sức phung phí. Trong khi nhiều sinh viên tiêu tiền rất tiết kiệm, và còn đi làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống thì một số khác lại đang làm ngược lại.
Rất nhiều bạn phung phí tiền bạc trong những việc như nhậu nhẹt, chơi game, cá độ , chơi số đề hay tặng quà bạn khác giới một cách lãng phí…

Nguyễn Đức Trung ( sinh năm 1988, sinh viên Cao đẳng công nghiệp Huế) làm cho mọi người trong xóm trọ phải sợ với cách tiêu tiền của bạn. Bố Trung là chủ thầu xây dựng trong Đà Nẵng, cậy gia đình mình khá giả, Trung luôn tiêu tiền không biết tiếc. Trung cho biết một tháng tiêu hết khoảng 6 triệu, tiêu còn nhiều hơn một gia đình bình thường trong một tháng. Mà số tiền đó là để cá độ bóng đá, chơi lô đề và nhậu nhẹt với đám bạn. Một tuần ít nhất cũng nhậu bốn buổi, mà toàn những món sinh viên không dám mơ như baba, thịt thỏ hay thịt trăn…Trung vừa cười vừa nói : “bố mẹ nhiều tiền mà, mình phải tiêu bớt chứ”.

Không phải ai cũng có tiền để tiêu khủng như Trung, nhưng cũng không ít bạn sinh viên đang ném tiền vào những trò cá độ, nhậu nhẹt, lô đề…để rồi đến lúc hết tiền lại vay mượn, mang máy tính, xe đi cắm hay thậm chí cả trộm cắp…

Một số bạn thích chơi trội, thích chứng tỏ mình qua việc nhân dịp sinh nhật hoặc ngày lễ nào đó mua tặng cho bạn gái những món quà đắt tiền, độc đáo mà không ai có. Như một số bạn tặng vòng tay, nhẫn vàng hay một số bạn khác thì mua một trăm bông hồng xếp hình trái tim, hay là một trăm thỏi sôcôla…

Các bạn tiêu tiền mà không hề nghĩ đến bố mẹ mình đã phải vất vả như thế nào để làm ra những đồng tiền đó, mà lại tiêu vào những việc không đáng. Trong khi bố me đang oằn lưng ra để kiếm tiền nuôi các bạn ăn học, hy vọng nhiều ở các bạn thì các bạn lại tiêu tiền một cách vô tội vạ...

Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.

Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.

Đừng lãng phí tiền bạc vì để có được số tiền đó, bố mẹ bạn đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức, nước mắt …Và trên hết, các bạn hãy biết quý trọng, đừng lãng phí tất cả những điều trên vì chính bản thân bạn, vì tương lai của bạn, gia đình và cả tương lai của xã hội và đất nước…

1 tháng 6 2016

Trong toàn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là báu vật quý nhất trong cuộc đời con người. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn những sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì điệu của cuộc sống. Đây là món quà to lớn, ai cũng được trao tặng nhưng không phải ai cũng biết gìn giữ, dang đôi tay đón nhận. Ngày nay, lắm lúc ta phải trầm tư một mình, suy nghĩ về thời gian – về món quà kì diệu của cuộc sống

Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”

Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở học sinh. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?


Đáng tiếc là phần lớn h/s chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số h/s sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số h/s dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.
Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé! 

Lãng phí sức khỏe

Bên cạnh những bạn h/s hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.

Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.

H/s hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.

Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.

Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó.Lãng phí tài nguyên và tiền bạc
Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít h/s sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.
Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.
Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.

Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.
Đừng lãng phí thời gian vì thời gian rất quý gia và trôi qua rất nhanh .

 
 
15 tháng 2 2022

Tham khảo

Nhà trường và gia đình có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của một con người. Con người khi sinh ra và lớn lên phần lớn sẽ được sự dưỡng dục của cha mẹ, ông bà và thầy cô. Gia đình như một tổ ấm, một trường học đầu tiên của con người. Gia đình là nơi đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng thực hiện chức năng về tình cảm và giáo dục đạo đức, lối sống cho con người.  Gia đình dạy con tình yêu thương, dạy con sự kính trọng, dạy con sự lễ phép,.. Nhà trường dạy con tri thức, dạy con kiến thức về cuộc sống xung quanh. Từ đó con người có thể trở thành một con người có tài có đức để phát triển cuộc sống sau này. Để trưởng thành trên con đường sau này con cần có sự giáo dục về nhân cách của gia đình và nhà tường. Gia đình và nha trường đều có vai trò quan trọng trong việc giúp con người trưởng thành, chúng gắn bó, bổ trợ cho nhau trên con người đưa một đứa trẻ trở thành một con người có tài có đức cống hiến cho xã hội.

15 tháng 2 2022

GIÚP VỚI CÁC BẠN ƠI(~T0T)~

5 tháng 11 2021

THAM KHẢO:
Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động vứt rác bừa bãi của con người.

Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao? Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.

 

Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị. Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.

Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.

Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm biogas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.

5 tháng 11 2021

Hiện nay, hiện tượng vứt rác ở nơi công cộng không chỉ xảy ra ở đất nước Việt Nam chúng ta mà còn là ở tất cả các nước trên thế giới. Mỗi người chỉ vứt một lần mà trên thế giới có hơn 7 tỷ người thì chugs ta nghĩ sao về việc vứt rác bưuaf bãi như vậy. Theo tôi như vậy là làm ảnh hưởng đến mỗi trường công cộng. Vì môi trường công cộng là một môi trường sống đối với tất cả mọi người chứ không riêng mình ai nên việc vứt rác bừa bãi là ko nên. Tại sao không vứt rác đúng theo quy định 3R tại nơi công cộng để những loại rác có thể được táo chế lại và làm đưuocj nhiều thứu hơn mà phải vứt rác bừa bãi như vậy. Trong khi chúng ta vứt rác có nghĩ đến những người lao công, họ vất vả quét từng ngõ ngách, con phố có khi đến chục lần nhưng họ không hề than trách vì họ là những người có ý thức tốt muốn bảo vệ mọi người khỏi một môi trường bị ô nhiễm. Thế tại sao chúng ta không làm một người tốt như họ mà lại đi xả rác bừa bãi. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường công cộng mà còn ảnh hưởng đến bầu khí quyển của trái đất  và rất nhiều những điều tiềm ẩn nhưng ta đâu thể hiểu rõ. Sau bài đọc này tôi sẽ mong muốn mọi người sẽ là 1 người có ý thức hơn nữa để bảo vệ môi trường công cộng ko bị ô nhiễm. Thứ nhất là vì sức khỏe của chúng ta và thứ hai là vì mọi người xung quanh có một cuộc sống tưới đẹp hơn nhé!

( Mik mới lớp 6 chưa học đến và ngôn từ ko đc như các các bạn lớp 9 có thể bài văn kô hay bạn nhé!)

24 tháng 1 2020

Gợi ý

+ Phải luôn có ý thức về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, sẵn lòng hi sinh cho Tổ quốc khi đất nước gọi tên, không được phép trốn tránh hay sợ hãi

+ Cảnh giác và đề phòng với các thế lực thù địch có ý đồ chống phá Đảng và nhà nước ta, phải giữ lập trường tư tưởng chính trị đúng đắn.

+ Chăm ngoan học hành, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để tương lai trở thành những cá nhân ưu tú đóng góp vào sự phát triển của đất nước

+ Nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ công lao của các thế hệ cha anh đi trước, luôn bồi dưỡng và củng cố tấm lòng yêu nước, lòng yêu hòa bình

+ Tham gia vào các công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, đặc biệt là nuôi dưỡng tâm hồn một cách tích cực, hướng thiện,...

26 tháng 1 2020

Nhắc đến các phẩm chất của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến tình yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó. Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.

27 tháng 10 2018

Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.

             Hok tốt

27 tháng 10 2018

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu . Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm…… Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

Chúc bạn học tốt