K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2020

Vì các khu vực này có khí hậu khác nhau nên sản phẩm nông nghiệp cũng khác nhau. Ở phía Bắc có khí hậu lạnh trồng chủ yếu là lúa mì, phía Nam khí hậu ấm hơn trồng ngô, lúa mỳ và chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây có khí hậu khô hạn, chủ yếu là hệ thống núi Cooc đi e nên chủ yếu phát triển chăn nuôi, phía Đông có khí hậu thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp và chăn nuôi.

k giúp mik nha

15 tháng 6 2020

Sự khác biệt về phân bố dân cư giữa Bắc Mĩ và Nam Mĩ

13 tháng 5 2020

Mình cần gấp

13 tháng 5 2020

tìm trên mạng đi, thế mà cũng hải hỏi trong này

1 tháng 2 2020


- Khí hậu Bắc Mĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự tương phản rõ rệt giữa hai miền địa hình núi già phía Đông và núi trẻ phía Tây.
+ Hệ thống Cooc-đi-e phía Tây như bức tường thành chắn gió Tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào nội địa, có vai trò như hàng rào khí hậu giữa miền ven biển phía Tây – sườn đón gió có mưa nhiều, sườn Đông và cao nguyên nội địa ít mưa.
+ Dãy A-pa-lat ở phía Đông thấp hẹp nên ảnh hưởng của Đại Tây Dương đối với lục địa Bắc Mĩ vào sâu hơn.
+ Miền đồng bằng trung tâm cấu trúc như một lòng máng khổng lồ tạo nên một hành lang cho các khối khí lạnh từ Bắc Băng Dương tràn sâu xuống phía Nam, các khối khí nóng từ phía Nam tràn lên dễ dàng gây sự nhiễu loạn thời tiết trong toàn miền đặc biệt là gió xoáy, lốc, vòi rồng…

8 tháng 3 2018

Bài 1:1. địa hình 
* Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến 
* Khác nhau : 
- Bắc mĩ : 
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. 
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. 
- Nam Mĩ : 
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin 
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi 
2. Sự phân bố dân cư : 
* Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển. 
* Khác: 
- Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt. 
- Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
3. Quá trình đô thị hóa : Qúa trình đô thị hóa ở trung Mĩ và Nam Mĩ xảy ra khi kinh tế chưa phát triển, Còn ở Bắc Mĩ thì quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa

8 tháng 3 2018

bÀI 2:so sánh thảm thực vật sườn tây, đông dãy An- đét ở độ cao 0- 1000m - Phía tây An-đét : Thực vật nửa hoang mạc. Vì phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát ven bờ xua khối nước nóng trên mặt xa bờ, do đó làm khí hậu khô, mưa ít -> hình thành thảm thực vật nửa hoang mạc ở ngay độ cao 0 – 1000m. - Phía đông An-đét: Rùng nhiệt đới Vì phía đông do ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc mang hơi ẩm của dòng biển nóng Guy-a-na chảy ven bờ đông bắc đại lục Nam Mĩ, làm khí hậu nóng ẩm -> tạo điều kiện cho rừng rậm nhiệt đới phát triển từ độ cao 0 – 1000m. -> Phía tây An-đét, ít mưa. khí hậu khô hơn phía đông