Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời tiết là trạng thái của bầu khí khí quyển tại một địa điểm trong một thười gian nhất định, có thể là một giờ, một buổi, một ngày hay vài tuần. Thời tiết bao gồm các yếu tố: nhiệt độ không khí, áp suất khi quyển, gió, độ ẩm không khí và các hiện tượng khác như mưa dông, lốc… Thời tiết luôn thay đổi. Ví dụ, trời có thể mưa hàng tiếng lin và sau đó lại hửng nắng.
KHÍ HẬUKhí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm). Khí hậu mang tính ổn định tương đối. Vì vậy bạn có thể nói khí hậu miền Bắc, khí hậu miền Nam, hoặc cũng có thể là khí hậu ôn đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa…
VD: Thời tiết hôm nay lạnh quá... nhưng bạn không thể nói khí hậu hôm nay lạnh quá...
Tick cho mình với nhé!
Chúc Thư Nguyễn Nguyễn học tốt!
- Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v..
- Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó
Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá..
Khác nhau: Thời tiết: Sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng. - Xảy ra trong một thời gian ngắn. ... Khí hậu: Sự lập đi lập lại của tình hình thời tiết.
Hok tốt
* So sánh sự giống và khác nhau của thời tiết và khí hậu :
- Giống : Đều là các hiện tượng khí tượng diễn ra ở một địa phương.
- Khác :
Thời tiết | Khí hậu | |
Khác nhau | - Diễn ra trong một thời gian ngắn. - Phạm vi nhỏ , hay thay đổi. | - Diễn ra trong một thời gian dài , có tính quy luật. - Phạm vi rộng và ổn định |
* Trái Đất có 5 đới khí hậu : 2 ôn đới , 2 hàn đới , 1 nhiệt đới.
* Đặc điểm của các đới khí hậu :
- Nhiệt đới :
+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 23 độ 27 phút Nam .
+ Đặc điểm khí hậu :
Nhiệt độ : Nóng quanh năm
Lượng mưa : Từ 1000mm đến 2000mm
Gió : Tín Phong
- Ôn đới :
+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 66 độ 33 phút Bắc ; 23 độ 27 phút Nam đến 66 độ 33 phút Nam,
+ Đặc điểm khí hậu :
Nhiệt độ : Trung bình
Lượng mưa : Từ 500mm đến 1000mm
Gió : Tây ôn đới.
- Hàn đới :
+ Giới hạn : Từ 66 độ 33 phút Bắc , Nam về 2 cực
+ Đặc điểm khí hậu :
Nhiệt độ : Lạnh quanh năm
Lượng mưa : ↓ 500mmm
Gió : Đông Cực .
- Thời tiết là trạng thái của các yếu tố khí tượng ( như độ ẩm, sương mù, mưa, nắng...) diễn ra tại một thời điểm nào đó trong năm. Khí hậu là các điều kiện khí tượng bình quân diễn ra trong khoảng thời gian dài và mang tính ổn định
- 5 đới khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa hay còn gọi là khí hậu nhiệt đới ẩm là khí hậu tương ứng với nhóm Am theo phân loại khí hậu Köppen. Giống như khí hậu xavan (khí hậu ẩm và khô nhiệt đới), khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình tháng trên 18oC trong mỗi tháng trong năm và có mùa ẩm, khô đặc trưng, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000 - 1.500 mm ở nhiệt đới gió mùa châu Á.
Tuy nhiên, không giống với khí hậu xavan, tháng khô nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng giáng thủy ít hơn 60 mm/tháng, nhưng lớn hơn (100-[tổng lượng giáng thủy{mm}). Quan trọng hơn, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường không có mùa khô đáng kể như khí hậu xavan. Cuối cùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa gặp ít sự thay đổi về nhiệt độ trong năm hơn khí hậu xavan. Đối với khí hậu này, mùa khô nhất thường xảy ra vào đông chí (đầu mùa đông) đối với phía đó của đường xích đạo.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa được tìm thấy phổ biến ở Nam Á và Tây Phi. Tuy nhiên, có những vùng của Đông Nam Á như Việt Nam hay Thái Lan, vùng Caribbean, Bắc và Nam Mĩ có kiểu khí hậu này.
Nhân tố chính kiểm soát khí hậu nhiệt đới gió mùa là hướng gió mùa. Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Ở châu Á, vào mùa hè (mùa mặt trời cao), có một luồng không khí vào bờ. Vào mùa đông (mùa mặt trời thấp),luồng không khí ra bờ (thổi từ lục địa ra)thường xuất hiện. Sự thay đổi về hướng là do sự khác biệt trong cách nước và đất nóng lên.
Những cách thay đổi áp suất mà ảnh hưởng đến sự phân bố theo mùa của lượng giáng thủy cũng xuất hiện ở châu Phi; mặc dù thông thường nó khác với sự hoạt động ở châu Á.
Khí hậu đại dương:
Khí hậu đại dương là kiểu khí hậu phổ biến ở các khu vực bờ biển phía tây ở các vĩ độ tầm trung tại một vài châu lục. Đây là kiểu khí hậu có mùa hè ấm nhưng không nóng, mùa đông mát nhưng không lạnh, biên độ nhiệt độ của kiểu khí hậu này thường hẹp. Những khu vực có kiểu khí hậu này thường không có mùa khô, lượng mưa thường dải rắc đều trong cả năm. Đây là kiểu khí hậu phổ biến ở phần lớn châu Âu, các khu vực bờ biển tây bắc Bắc Mỹ, một phần của Nam Mỹ và châu Phi, đông nam Australia, New Zealand, miền duyên hải đông nam Trung Quốc và một vài khu vực cách ly khác.
Khí hậu đại dương có mùa hè ấm nhưng không nóng, mùa đông mát mẻ nhưng không quá lạnh. Những khu vực có kiểu khí hậu này có biên độ nhiệt độ hẹp hơn các khu vực khác ở cùng vĩ độ và thường không có mùa hè khô như kiểu khí hậu Địa Trung Hải. Khí hậu đại dương phổ biến nhất ở châu Âu, nơi có kiểu khí hậu đại dương trải rộng trên lục địa hơn bất cứ châu lục nào khác.
Kiểu khí hậu tương tự cũng được tìm thấy ở những vùng cao nguyên ở khu vực nhiệt đới. Theo phân loại khí hậu Köppen thì những khu vực này rơi vào kiểu khí hậu Cfb hoặc Cwb. Độ cao so với mặt nước biển khiến những nơi này có ít nhất một tháng nhiệt độ xuống dưới 18 °C (64 °F), vì thế những khu vực này không thực sự thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới. Biến thể này của khí hậu đại dương thường được gọi là "khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới". Khác với tiêu chuẩn của kiểu khí hậu đại dương đúng nghĩa, khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới có mùa đông khô, tuy vậy thì tiềm năng nông nghiệp ở của cả khí hậu đại dương và khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới là tương tự nhau.
Khí hậu hàn đới:
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời, thường xuyên xảy ra bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10⁰C, thậm chí xuống dưới -50⁰C.
Mùa hạ thật sự chỉ dài 2-3 tháng, Mặt Trời di chuyển là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi kéo dài đến 6 tháng. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng nhưng cũng ít khi vượt quá 10⁰C.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp(dưới 500m) và chủ yếu ở dạng tuyết rơi(trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.
Ở Bắc cực, mặt biển đóng một lớp băng dày 10m. Vào mùa hạ, băng vỡ vụn ra thành các tảng băng trôi.Ở châu Nam Cực và đảo Greenland, băng tuyết đóng thành khiên băng dày đến 1500m. Đến mùa hạ, rìa của các khiên băng trượt xuống biển, vỡ ra tạo thành những núi băngkhổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại dẫn đến hiện tượng nước biển dâng.
Khí hậu nhiệt đới ẩm:
Khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Phân loại khí hậu Köppen Cfa hoặc Cwa) là một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm, mùa đông mát và khá lạnh. Đây là kiểu khí hậu phổ biến ở khu vực Đông Á, bao gồm phần phía đông nam lục địa Trung Quốc, những khu vực nhỏ ở dọc eo biển Hàn Quốcvà Nhật Bản (Kyushu, Shikoku, và phần lớn Honshu).Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông dưới 20 độ.
Khí hậu xavan:
Khí hậu xavan hay khí hậu nhiệt đới xavan là kiểu khí hậu được bảngPhân loại khí hậu Köppen xếp ở mục "Aw" và'"As."
Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18°C và thường có một mùa khô rõ rệt, tháng khô nhất có lượng mưa trung bình dưới 60 mm và cũng thấp hơn (100 − [tổng lượng mưa hàng năm ] {mm}/25]). Đây là điều đối nghịch với khí hậu nhiệt đới gió mùa, kiểu khí hậu cũng có lượng mưa dưới 60 mm trong tháng khô nhất nhưng có nhiều hơn (100 − [tổng lượng mưa hàng năm {mm}/25]). Nhìn chung, kiểu khí hậu xavan thường hoặc là có lượng mưa thấp hơn hoặc là có mùa khô rõ rệt hơn khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Khí hậu xavan hay khí hậu nhiệt đới xavan thường được phân bố ởchâu Phi,châu Á và Nam Mỹ. Kiểu khí hậu này cũng được bất gặp ở một số vùng của Trung Mỹ, phía bắc Australia và phía nam của Bắc Mỹ, đặc biệt ở một số khu vực của Mexico và bangFlorida của Mỹ.
-Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn
-Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài tạo thành 1 quy luật
*Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn tại một địa phương xác định và thời tiết luôn luôn thay đổi.
*Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.
* sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu là:
-Thời tiết:
+Sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng.
+Xảy ra trong một thời gian ngắn.
+ Thời tiết luôn thay đổi.
-Khí hậu:
+Sự lập đi lập lại của tình hình thời tiết.
+Xảy ra trong một thời gian dài (Nhiều năm)
+ Có tính: Quy luật
-Thời tiết biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn.
-Khí hậu là dạng thời tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời thời gian dài
thời tiết là hiện tượng khí tượng (như: nắng, mưa, gió, mây)ở một địa phương trong thời gian ngắn.
khí hậu là sự lặp lại của hiện tượng khí tượng trong nhiều năm.
1
- Đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới:
+ Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20"C) và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
+ Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường; lượng nhiệt trung bình; các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.
+ Hàn đới: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy mặt trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10"c, thậm chí xuống đến -50°C; mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít vượt quá 10nc. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ).
2 Không khí trên trái đất lúc 13h mà không nóng lúc 12h vì:
Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên.
3 Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do: Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.
Câu 4 so sánh của nơi nào
- Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ.
Tùy theo tình trạng của ko khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp.
Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Cụ thể là: ở cực là đai áp cao; xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là áp thấp; tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30độ B & N là áp cao; và cuối cùng xuống đến xích đạo là áp thấp. (bạn nên vẽ hình tròn đại diện cho TĐ và vẽ các đai khí áp vào theo đúng thứ tự sẽ dễ nhớ hơn)
Gió Tín phong hay còn gọi là gió Mậu dịch là loại gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt (vĩ tuyến 30 độ) về áp thấp xích đạo. Gió này có hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc và hướng Đông Nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm khá đều đặn theo hướng cố định, là loại gió khô. - Khí hậu rộng hơn thời tiết
- Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v..
- Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó
Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá.. - Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
- - Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.- Đặc điểm tầng đối lưu: + Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng. + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C. + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này. + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,... + Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.
1. Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nêntrọng ượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.
2. Thời tiế là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng trong một thời gian ngắn còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết trong nhiều năm.
3. Độ muối của đại dương và của biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn gốc nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
4. Lớp vỏ khí được chia làm 3 loại:
+Tầng đối lưu.
+Tầng bình lưu.
+Các tầng cao của khí quyển.
- Tầng đối lưu:+ Nằm sát mặt đất, từ 0-16 km, tầng này tập trung đến 90% không khí.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao.
+ Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.
sự khác nhau: thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định, khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.
giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều diễn ra trong một vùng nhất định, đều có các yếu tố: không khí, nhiệt độ, áp suất, lượng mưa,… người ta dựa vào các yếu tố này để phân loại thời tiết và khí hậu.
sự khác nhau:
thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định,
khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.
Tham khảo :
thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định, khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.
Thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định, khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.