K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2018

Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Việt nam phát hiện 147 loài.

1 tháng 5 2018

*Đa dạng về thành phần loài:

- Có số lượng loài lớn .

- Được chia thành 3 bộ: + bộ lưỡng cư có đuôi

+ bộ lưỡng cư ko đuôi

+ bộ lưỡng cư ko chân

* Đa dạng về môi trường sống và tập tính:

- Sự đa dạng được thể hiện ở: + môi trường sống

+ hoạt động

+ tập tính tự vệ

18 tháng 4 2017

2.

I - ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI
Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiểu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm ba bộ :
1. Bộ Lưỡng cư có đuôi. Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
2. Bộ Lưỡng cư không đuôi. Có sô lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phố biến trong bộ : ếch cây , ễnh ương và cóc nhà. Đa số loài hoạt động về ban đêm.
3. Bộ Lưỡng cư không chân. Đại diện là ếch giun , thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lần đêm.
Phân biệt 3 bộ Lưỡng cư bằng những đặc điếm đặc trưng nhất.
II - ĐA DẠNG VỀ MỒI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH

5 tháng 5 2017

đa dạng về thành phần loài:

- số lượng loài lớn

- chia thành 3 bộ:

+ bộ lưỡng cư có đuôi

+ bộ lưỡng cư ko đuôi

+ bộ lưỡng cư ko chân

đa dạng về môi trường sống và tập tính:

- sự đa dạng thể hiện ở:

+ môi trường sống

+ hoạt động

+ tập tính tự vệ

9 tháng 4 2020

1. ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI

  • Lưỡng cư phân làm 3 bộ:
    • Bộ Lưỡng cư có đuôi: có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau
    • Bộ Lưỡng cư không có đuôi: thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước
    • Bộ Lưỡng cư không chân: thiếu chi, có thân dài, có mắt, miệng có răng

2. ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH

  • Lưỡng cư phân bố ở nhiều môi trường sống khác nhau: suối nước nóng (cá cóc Tam Đảo), trên cây (ếch cây), trên cạn (cóc nhà), trong hang (ếch giun), ...
  • Chúng có tập tính đa dạng:
    • Đa số hoạt động ban đêm, một số ít hoạt động ban ngày (cá cóc Tam Đảo, ếch giun, ...)
    • Tập tính ẩn nấp trong hang, bụi cây, ... khi gặp nguy hiểm
    • Tập tính bảo vệ trứng
    • ...
9 tháng 4 2020

Hỏi đáp Sinh học

4 tháng 3 2022

Tham khảo

C1: 

Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh

Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra

Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể

Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ

Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

 

C2: 

Trên thế giới có khoảng  6500 loài bò sát. ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài, Chúng có da khô, vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn. Bò sát hiện nay được xép bôn bộ : bộ Đầu mỏ , bộ Có vảy (chủ yếu gồm những loài sông ở cạn), bộ Cá sáu (sống vừa ở nước vừa ở cạn) và bộ Rùa gồm một số loài rùa cạn, một số loài rủa nước ngọt (sống vừa ở nước vừa ở cạn), ba ba sống chủ yếu ở nước ngọt, rùa biến sống chủ yếu ở biển

 

C3:    

- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng 

   - Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng muỗi, ruồi,…

   - Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

   - Là vật thí nghiệm trong sinh học 

   - Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

 

C4: 

 - Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.

   - Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

   - Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời.

   - Tỷ lệ sống sót của con non cao hơn.

4 tháng 3 2022

câu 1

thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra

lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể

mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng v...v

câu 2

hiện nay trên thế giới đã phát hiện được khoảng 6500 loài bò sát v...v

câu 3 

giúp tiêu diệt sâu bọ , có giá trị về thực phẩm , làm vật thí nghiệm v...v

câu 4 thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng , có được phát triển an toàn hơn và điều kiện sống thích hợp hơn, tỉ lệ sống sót cao hơn

 

1.Trình bày các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng vừa thích nghi ở nước vừa thích nghi ở cạn.2.Sự  đa dạng của lớp lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng.3.Nêu vai trò của lưỡng cư với tự nhiên và đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư.4.Đời sống, cấu...
Đọc tiếp

1.Trình bày các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng vừa thích nghi ở nước vừa thích nghi ở cạn.

2.Sự  đa dạng của lớp lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng.

3.Nêu vai trò của lưỡng cư với tự nhiên và đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư.

4.Đời sống, cấu tạo ngoài và hình thức di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài.

5.Sự đa dạng của Bò sát.

6.Các loài khủng long.

7.Đặc diểm chung và vai trò của lớp Bò sát.

8.Trình bày đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

9.Giải thích đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

10.Phân biệt kiểu bay vỗ cách và kiểu bay lượn .

11.Trình bày các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống 

12.Nêu đặc điểm chung và vai trò của chim

13.Nêu những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.

14.Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

3
27 tháng 2 2022

TK

10.

 - Kiểu bay vỗ cánh:
     +đập cánh liên tục
     +khả năng bay dựa vào chủ yếu sự vỗ cánh
-Kiểu bay lượn
     +cánh đập chậm rãi ko liên tục
     + cánh dang rộng mà ko đập
     +khả năng bay chủ yếu dựa vaò sự năng đỡ của ko khí và sự thay đổi của luồng gió

11.

- Thân hình thoi ( giảm sức cản của không khí khi bay )

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng ( làm đầu chim nhẹ )

- Chi trước biến thành cánh ( quạt gió, cản không khí khi hạ cánh ) 

- Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt ( giúp chim bám chặt vào nơi chim đứng)

- Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng ( tăng diện tích cánh chim khi dang ra )

- Lông tơ giữ nhiệt và làm ấm cơ thể.

12.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHIM

Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. Tim 4 ngăn, máu tỏ tươi đi nuôi cơ thể. Trứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ Là động vật hằng nhiệt.

VAI TRÒ CỦA CHIM

Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người. Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim cho lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện đế săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...)

Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...). Tuy nhiên có một số loài chim có hại cho kinh tê nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá...

 

 

23 tháng 3 2022

bn tách riêng từng lớp đv riêng nha chứ nhiều quá

23 tháng 3 2022

liệt kê khéo mk chết mà bạn cũng khó nhìn 

30 tháng 3 2017
Lớp bò sát:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
_ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
_ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí
_ Phổi có nhiều vách ngăn
_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.
_ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng

Lớp chim:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
30 tháng 3 2017

* Lưỡng cư

1. Bộ Lưỡng cư có đuôi. Đại diện là Cá cóc Tam Đảo (hình 37.1.1) có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
2. Bộ Lưỡng cư không đuôi. Có sô lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phố biến trong bộ : ếch cây (hình 37.1.2), ễnh ương (hình 37.1.3) và cóc nhà (hình 37.1.4). Đa số loài hoạt động về ban đêm.
3. Bộ Lưỡng cư không chân. Đại diện là ếch giun (hình 37.1.5), thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lần đêm.
* Bò sát

Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cố’ dài, màng nhĩ nam trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thế vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc. giàu noãn hoàng.

* Chim

Mành có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

* Thú

-là đv có xương sống,có tổ chức cao nhất
-mình có lông mao bao phủ
-tim 4 ngăn,2 vòng tuần hoàn,máu đi nuôi cơ thể là máu pha
-bộ răng phân hóa thành 3 phần : răng cửa,răng nanh,răng hàm
-bộ não phát triển biểu hiện rõ ở đại não và tiểu cầu não
-có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
-là đv hằng nhiệt

25 tháng 3 2018

Biện pháp bảo vệ sự đa dạng của lưỡng cư, bò sát, thú:

- Hạn chế tác động tiêu cực của phát triển du lịch, thủy điện đến hệ sinh thái, môi trường sống của các loài động vật và đa dạng sinh học ở địa phương.

- Xử lý rác thải, nước thải vệ sinh từ đầu nguồn…

- Tổ chức gây nuôi và bảo tồn những loài quý hiếm ( ếch giun, cá cóc Tam Đảo , ... )

- Không săn bắt quá mức, trái phép.

- Bảo vệ môi trường sống của chúng.

- Tuyên truyền, giải thích cho mọi người về vai trò và các biện pháp bảo vệ lưỡng cư, bò sát và thú.

- Quy định chặt chẽ về việc sử dụng, săn bắt và bảo tồn các laofi lưỡng cư, bò sát và thú.

- Báo ngay cho các cơ quan chính quyền khi thấy hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn và buôn bán lưỡng cư, bò sát và thú.