Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung: Con người luôn dựa vào thiên nhiên nhưng phải luôn đấu tranh chống chọi với thiên tai từ thiên nhiên, thủy tinh là đại diện cho thiên tai (lũ lụt). Sơn tinh là đại diện cho lâm tặc, nhìn sính lễ của sơn tinh dâng cho vua mà thấy tội cho núi rừng, không biết bao nhiêu động vật đã bị săn, cây cối bị hạ. Ám chỉ việc phá hoại rừng của con người, hậu quả của việc phá rừng chính con người phải gánh chịu.
Nghệ thuật : Sử dụng nhiều biện pháp so sánh, nhân hóa.
Nghệ thuật ;
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa , so sánh
Nội dung ;
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm
-Thể hiện sức mạnh của nhân dân ta khi chống lại thiên tai lũ lụt
-Ca ngợi công lao của vua Hùng
Nội dung : truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt của tự nhiên đồng thời thể hiện sức mạnh và ước vọng của người Việt cổ từ ngàn đời nay đó là chế ngự thiên tai, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt : tự sự
nêu nội dung của bài sơn tinh thuỷ tinh
đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Trả lời: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt ở Miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Phương thức biểu đạt: tự sự
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm;
+ Ước mơ chế ngự và chiến thắng thiên tai của con người;
+ Bài ca trị thủy trong buổi đầu dựng nước của các vua Hùng.
à...
- giải thích hiện tượng thiên tai, mưa bão,...
- khát khao chiến thắng và chế ngự thiên nhiên của con người
- ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua hùng
1. Sơn Tinh, Thủy Tinh
a, Ý nghĩa
- Giải thích được nguyên nhân của hiện tượng bão lũ, lũ lụt hàng năm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Thể hiện sức mạnh cùng với mơ ước chiến thắng thiên nhiên của người Việt xưa.
- Ngợi ca, suy tôn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
- Xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật mang tính tượng trưng và khái quát cao.
b, Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (các vị thần với nhiều phép lạ, những món sính lễ quý hiếm không thể gặp được ở cuộc sống bình thường...)
- Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, mang đậm chất dân gian.
2. Thánh Gióng
a, Ý nghĩa
- Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).
- Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.
- Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.
- Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.
- Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.- Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.
b, Nghệ thuật
Chi tiết tưởng tượng kì ảo, khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường):Đặt chân lên vết chân trên mặt đất thì có thaiMang thai 12 tháng mới sinhĐứa trẻ lên 3 tuổi không biết nói, biết cười, biết đi nhưng lại tự nhiên nói và hành động được như người bình thườngTrẻ con lớn lên nhanh như thổi, trong chốc lát thành người trưởng thànhBiến ngựa sắt thành ngựa sốngSức khỏe phi thường, một mình nhổ cả bụi tre, chống cả đội quânCưỡi ngựa bay về trời...Lối kể chuyện dân gian:Lối kể chuyện theo trình tự thời gianCốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Thánh Gióng - sinh ra với những đặc điểm khác thường, có sức mạnh tài năng phi thường, trổ tài để cứu nguy cho nhân dân, đất nước, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì trở về trời.Nêu ý nghĩa ,nghệ thuật các văn bản Sơn Tinh ,Thủy Tinh ; Thánh Gióng ;Thạch Sanh ; Em bé thông minh
Ý nghĩa , nghệ thuật của Văn bản :
Sơn Tinh Thủy Tinh
Giải thích nguyên nhân cũa hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên cũa ngươi Việt Cổ
- Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước cũa các vua hùng
- Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao
Thánh Gióng
Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.Em bé thông minhTruyện Em bé thông minh là kiểu truyện về trí khôn trong truyện cổ tích sinh hoạt. Nó ít có hoặc không có yếu tố kì ảo, các tình tiết và cách xử lí rất gần gũi với đời thường nhằm khẳng định trí tuệ, và mơ ước về người tài của nhân dân.Truyện đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người.
*Ý nghĩa của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh :
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
* Nghệ thuật :
- Văn bản sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh .
- Tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện “Thánh Gióng”
Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
“Sáu đời Hùng vận vừa suy,
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người,
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo bào cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Đền thiêng còn dấu cố viên,
Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây.”
(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”)
Hay:
“Nhớ xưa thứ sáu Hùng Vương
Hai mươi tám tướng, tướng cường nữ nhung
Xâm thượng cậy thế khoe hùng
Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh.
Trời cho thánh tướng giáng sinh
Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay
Mới lên ba tuổi thơ ngây
Nghe vua cầu tướng ngày rày ra quân
Gọi sứ phán bảo ân cần
Roi vàng ngựa sắt đề binh tức thì
Thánh vương khi ấy ra uy
Nửa chiều sấm sét, tức thì giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Giúp vua dẹp nước đã yên
Quốc dân hương lửa ức niên phụng thờ.”
(Bài hát dân gian Hội Gióng)
- Tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
“Lại nghe trong thủa Lạc Hùng
Mị Châu có ả tư phong khác thường,
Gần xa nức tiếng cung trang.
Thừa long ai kẻ đông sàng sánh vai?
Bỗng đâu vừa thấy hai người,
Một Sơn Tinh với một loài Thủy Tinh,
Cầu hôn đều gửi tấc thành,
Hùng Vương mới phán sự tình một hai.
Sính nghi ước kịp ngày mai,
Ai mau chân trước, định lời hứa anh.
Trống lầu vừa mới tan canh,
Kiệu hoa đã thấy Sơn Tinh chực ngoài.
Ước sao lại cứ như lời,
Xe loan trăm cỗ đưa người nghi gia.
Cung đàn tiếng địch xa xa,
Vui về non Tản, oán ra bể Tần.
Thủy Tinh lỡ bước chậm chân,
Đùng đùng nổi giận, đem ân làm thù.
Mưa tuôn gió thổi mịt mù,
Ào ào rừng nọ, ù ù núi kia,
Sơn thần hỏa phép cũng ghê,
Lưới giăng dòng Nhị, phen che ngàn Đoài.
Núi cao sông cũng còn dài,
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.
(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”)
PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
Tinh anh dấu được khí kiền khôn,
Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.
Nghe tiếng Hùng vương bẻn nảy việc,
Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.
Vợt vàng ngựa sắt hằng di để,
Làng Gióng non Trâu miếu hãy còn.
Tự điển trời nam ngôi đệ nhất,
Âm phò quốc thế vững bằng non.
(Lê Thánh Tông)
Bài thơ ca ngợi cốt cách, tài đức của người anh hùng Phù Đổng - Thánh Gióng.
Ý nghĩa của truyện:Sơn Tinh Thủy Tinh
- Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
- nội dung và Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng. Đứa nhỏ hôm qua chưa biết nói, hôm nay nghe tiếng rao cầu hiền đánh giặc của sứ giả vua Hùng Vương thứ tư, nó liền biết nói và tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, là lời xin tình nguyện đánh giặc ngoại xâm. Cái độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước cũng là mới hôm qua trong thời bình, đứa trẻ còn nhỏ mà hôm nay, khi đất nước lâm nguy, nó vươn vai một cái tức thì nó cao lớn mười trượng. Dường như hễ nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó cao lớn bấy nhiêu để thừa sức giết giặc. Giết giặc xong, vị thần làng Phù Đổng cưỡi ngựa lên trời chứ không về triều: ý chí phục vụ vô tư thật là gương mẫu. Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Chúng ta hãy chú ý một chi tiết: Thánh Gióng xuất hiện dưới đời Hùng Vương thứ 18. Thế là trong tâm trí của tố tiên chúng ta, tư tưởng thương nòi yêu nước bắt nguồn từ rất xa trong lịch sử. Hai truyện, một trị thủy vì dân, hai đánh giặc vì nước bổ sung với nhau và làm cho truyện họ Hồng Bàng phát triển được hoàn chỉnh nội dung tư tưởng của nó. Hàng ngàn năm đã qua rồi mà truyện Phù Đổng, truyện Thánh Gióng vẫn giữ nguyên giá trị giáo dục và động viên lớn.
giải thích hiện tượng mưa gió lũ lụt
phản ánh ước mơ của nhân dân ta về chiến thắng thiên tai lũ lụ
ca ngợi công lao trị thủy công lao dựng nước của các vua Hùng của ông cha ta
* ý nghĩa:
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở miền bắc nước ta.
- Thể hiện sức mạnh, ước mơ chiến thắng chế ngự thiên tai của nhân dân ta.
- Ca ngợi, suy tôn công lao dựng nước của các vua Hùng.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo để xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
- Tạo sự việc hấp dẫn; dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn sinh động.
Ghi nhớ (SGK trang 34)