Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Thuận lợi:
- Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. (0,5 điểm)
- Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. (0,5 điểm)
- Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. (0,5 điểm)
* Khó khăn:
- Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần… (0,5 điểm)
- Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt… (0,5 điểm)
- Thuận lợi :
+ Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.
+ Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
- Khó khăn :
+ Thiên tai thường xuyên xảy ra : bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần…
+ Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt…
Tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế là:
* Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng, đất đỏ badan ở các đồi núi, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình.
- Trừ Lào, còn các nước khác giáp biển. Phát triển các ngành kinh tế biển, khai thác sinh vật biển, hàng hải, khoáng sản, du lịch,…
- Có rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm ướt xung quanh năm.
- Nằm trong vành đai sinh khoáng, giàu khoáng sản.
* Khó khăn:
- Thiên tai, động đất, song thần, bão, lũ lụt.
- Địa hình cao về phía đông, thấp về phía tây. Dòng sông Ê-nit-xây chia LB Nga thành hai phần rõ rệt:
+ Phần phía Tây: đại bộ phận là đồng bằng (đồng bằng Đông Âu và Tây Xi-bia) và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính. Đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành được ở dải đất miền Nam. Đồng bằng này tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Dải núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu..).
+ Phần phía đông: phần lớn là núi và cao nguyên; có nguồn khoáng sản (than đá, dầu mỏ, kim cương, vàng, sắt, kẽm, thiếc, vônfram), lâm sản và trữ năng thuỷ điện lớn.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.
- Diện tích rừng đứng đầu thế giới (886 triệu ha), chủ yếu là rừng lá kim.
- Nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt (tưới nước, thuỷ điện,...). Nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
- Hơn 80% lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hoà hơn phía đông, phía bắc có khí hậu cực lạnh giá, chỉ có 4% diện tích lãnh thổ (ở phía nam) có khí hậu cận nhiệt.
- Khó khăn : Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá.
Thuận lợi :
- Có nhiều đồng bằng rộng lớn như đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi – bia thuận lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
- Có loại đất tốt như đất đen là loại đất tốt nhất cho phát triển trồng trọt.
- Khí hậu : đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
- Sông ngòi : có nhiều song và hồ lớn có giá trị về nhiều mặt : thủy điện, giao thông, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp,…
- Tài nguyên rừng : có diện tích rừng lớn nhất thế giới, chủ yếu là rừng tai ga.
- Khoáng sản : là một trong những quốc gia giàu khoáng sản nhất thế giới, trong đó có nhiều loại khoáng sản trữ lượng hàng đầu thế giới.
Khó khăn :
Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi hoặc giá lạnh.
Tham khảo!
Đặc điểm | Thuận lợi | Khó khăn |
Địa hình và đất đai | - Các sơn nguyên thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và trồng cây công nghiệp. - Vùng núi cao, địa hình hiểm trở có tiềm năng về khoáng sản, thủy điện, du lịch. - Đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển trồng cây công nghiệp và đồng cỏ. | - Địa hình có sự phân hóa thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất gây thiệt hại về người và tài sản |
Khí hậu | - Khí hậu có sự phân hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc: đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; phát triển rừng… | - Một số nơi có khí hậu khô hạn, không thuận lợi cho việc cư trú. - Các thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản. |
Rừng | - Rừng có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như: cung cấp đơn giản, khai thác du lịch, bảo vệ môi trường. | - Diện tích rừng đang suy giảm do: khai thác gỗ, lấy đất làm nông nghiệp, khai thác khoáng sản. |
Biển | - Có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản; du lịch và vận tải… | - Môi trường biển đang gặp một số vấn đề cần giải quyết như: thủy sản khai thác quá; mức ô nhiễm môi trường… |
- Địa hình: Tây Nam Á có các dạng địa hình: núi, sơn nguyên và đồng bằng.
+ Địa hình núi, sơn nguyên: bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng.
+ Địa hình đồng bằng: bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-phrát bối đắp là đồng bằng lớn nhất của khu vực, các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,...
- Đất: ở Tây Nam Á có nhiều loại đất khác nhau, như:
+ Đất nâu đỏ Xa-van, phân bố chủ yếu ở vùng núi, sơn nguyên;
+ Đất phù sa, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng.
+ Vùng hoang mạc, đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
- Khí hậu: Tây Nam Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới, với kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.
+ Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam: vùng phía bắc có khí hậu cận nhiệt: ven Địa Trung Hải có lượng mưa trung bình năm khoảng 500 mm, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Vùng phía nam có khí hậu nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa và giữa ngày và đêm lớn, lượng mưa trung bình dao động từ 100 - 300 mm/năm.
+ Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên khí hậu phân hóa theo độ cao.
- Sông, hồ:
+ Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên ở phía bắc. Hai con sông lớn nhất khu vực là: Ti-grơ và Ơ-phrát; các con sông khác thường ít nước.
+ Các hồ lớn và có giá trị là: hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), hồ Ga-li-lê (Ixraen), Biển Chết.
+ Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các quốc gia Tây Nam Á.
- Khoáng sản:
+ Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng Dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Pécxích.
+ Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,....
- Sinh vật:
+ Sinh vật của khu vực Tây Nam Á nghèo nàn: hoang mạc và bán hoang mạc là cảnh quan điển hình của khu vực này nên thực vật chủ yếu là cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ; khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.
+ Tây Nam Á có một số khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen và có giá trị phát triển du lịch như: Ein Adat (Ixraen), Khu bảo tồn sa mạc Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất)....
- Biển:
+ Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp nhiều biển, gồm: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, biển Aráp.
+ Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng.
+ Ngoài ra, một số vùng biển có thể phát triển ngành thuỷ sản và du lịch biển.
Về vị trí địa lý:
+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).
=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Hệ sinh vật biển phong phú
+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng=> Thuận lợi đánh bắt và du lịch
* Thuận lợi:
- Cảnh qua đa dạng tạo điều kiện phát triển du lịch.
- Có nhiều khoáng sản thuận lợi cho phát triển khai khoáng, luyện kim, và công nghiệp nặng.
* Khó khăn: Địa hình phân hóa mạnh gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa.
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nóng, ẩm; hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi đặc, thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Lợi thế về biển: Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, làng hải.
+ Có điều khoáng sản, đặc biệt có nhiều dầu khí (ở vùng thềm lục địa) là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
+ Diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn, tài nguyên rừng giàu có.
- Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán.