K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2017

Tham khảo nhé bạnvui:

Những sự kiện tiêu biểu:

-Ở Pháp năm 1831 có cuộc đấu tranh của công nhân Li-ông( Pháp) bùng lên thành cuộc khởi nghĩa làm chủ cuộc khởi nghĩa trong 10 ngày đưa ra cả những khẩu hiệu về mặt chính trị.

-Ở Anh những năm 1836-1848 có phong trào hiến chương. Họ tiến hành mitting biểu tình đòi các quyền lợi về chính trị và đc sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng.

-Ở Đức có cuộc khởi nghĩa 1844 của công nhân vùng Sơ lê din

25 tháng 9 2017

Cảm ơn bạn đã giúp cho tớ nhé

Câu1 : Kể tên những cuộc cách mạng tư sản mà em đã học. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của những cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI- XVIII.Câu 2 : Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp  công nhân từ 1830- cuối TK XIX, kết quả và ý nghĩa.Câu 3 : Vì sao tư bản phương Tây lại xâm lược các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Kể tên 5 phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á và Trung Quốc...
Đọc tiếp

Câu1 : Kể tên những cuộc cách mạng tư sản mà em đã học. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của những cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI- XVIII.

Câu 2 : Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp  công nhân từ 1830- cuối TK XIX, kết quả và ý nghĩa.

Câu 3 : Vì sao tư bản phương Tây lại xâm lược các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Kể tên 5 phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á và Trung Quốc chống xâm lược thế kỉ XIX- XX.

Câu 4 : Những điểm chung về kinh tế và chính sách đối ngoại của các n­ước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là gì?   

Câu 5 : Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

Câu 6 : Vai trò của Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai đối với phong trào công nhân.

1
1 tháng 11 2021

Câu 1:

- Các cuộc cách mạng tư sản đã được học:

Cách mạng Hà Lan.

Cách mạng tư sản Anh.

Chiến tranh giành độc lập, của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Cách mạng tư sản Pháp.

 

Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn:

+ Chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha (ở Hà Lan).

+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ở Anh).

+ Giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ).

+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.

23 tháng 9 2017

tham khảo nhé bạnvui

Trong những năm 20 — 30 của thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân nhiều nước châu Âu ngày càng đông, càng đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
Ở Pháp, năm 1831, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân dệt thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Những người khởi nghĩa đã làm chủ thành phố trong 10 ngày. Quyết tâm đấu tranh của họ thể hiện trong khẩu hiệu : “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu !”. Năm 1834, công nhân các nhà máy tơ ở Li-ông lại khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hoà. Cuộc đấu tranh quyết liệt đã diễn ra suốt 4 ngày, cuối cùng bị dập tắt.
Ở Anh, trong những năm 1836 - 1848, một phong trào công nhân rộng lớn,
có tổ chức đã diễn ra -phong trào Hiến chương. Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu phiếu, tăng lương và giảm giờ làm cho người lao động. Mặc dù bị đàn áp song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng.

Ở Đức, đời sống của công nhân và thợ thủ công cũng rất cơ cực. Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá huỷ nhà xưởng. Cuộc khởi nghĩa không duy trì được lâu nhưng có tác dụng mở đầu phong trào đấu tranh sôi nổi của công nhân Đức sau này.

Những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh, Pháp. Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

23 tháng 9 2017

-Các sự kiện tiêu biểu:

+Năm 1834 khởi nghĩa Li-ông (Pháp)

+Năm 1844 khởi nghĩa Sơ-lê -lin ở Đức.

+Năm 1836-1847phong chao Hiến chương ở Anh

+Ngày 18-3-1871 khởi nghĩa Pa-ri bùng nổ

+ Cuối thế kỉ XIX là cuộc đấu tranh của hàng chục vạn công nhân Si-ca-gô nhày 1-5-1886

23 tháng 5 2018

Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là chưa có một tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Điều này đã để lại bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn sau là phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

Đáp án cần chọn là: D

28 tháng 2 2019

Đáp án cần chọn là: D

Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là chưa có một tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Điều này đã để lại bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn sau là phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

 

2 tháng 8 2018

Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nghĩa đầu thế kỉ XIX đều chưa giành được thắng lợi nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.

23 tháng 9 2017

Tham khảo nhé bạn vui

* Sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỉ XIX:

+Ở Pháp 1831 có cuộc đấu tranh ở Li-ông(Pháp) bùng lên thành cuộc khởi ngĩa làm chủ cuộc khởi nghĩa trong vòng 10 ngày đưa ra cả những khẩu hiệu về mặt chính trị.

+Ở Anh những năm 1836-1848 có phong trào hiến chương, họ tiến hành mittinh biểu tình đòi các quyền lợi về chính trị và được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng.

+Ở Đức có cuộc khởi nghĩa 1844 của công nhân vùng Sơ Lê Đin.

*Hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân:

Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp vô sản. Phong trào này diễn ra từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, trước hết ở Anh rồi lan ra các nước khác. Song, việc đập phá máy móc không đem lại kết quả gì ngoài sự tăng cường đàn áp của giai cấp thống trị. Qua kinh nghiệm của nhiều lần thất bại và sự trưởng thành về ý thức, phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng được nâng cao và có tổ chức với hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.

*Nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân:

Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân giai đoạn này đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối ró ràng. Tuy nhiên nó đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tạo cơ sở điều kiện cho lí luận khoa học sau này.

28 tháng 9 2017

cuộc đấu tranh Li-ông ( pháp) là năm 1834 nhalimdim

26 tháng 9 2018

Những sự kiện tiêu biểu :

- Cuối thế kỉ XVIII : Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh

- Nửa đầu thế kỉ XIX : Bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm nổ ra ở nhiều nước châu Âu

+ Những năm 30 - 40 : Đấu tranh kinh tế kết hợp chính trị. Có các khởi nghĩa tiêu biểu như : KN li ông ( pháp ) ; KN Sơ lê din ( đức ) ; Phong trào Hiến chương ở Anh

+ Năm 1848 : Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản được tuyên bố

- Nửa cuối thế kỉ XIX

+ Năm 1864 : Quốc tế thứ nhất đc thành lập

+ Năm 1871 : Công xã Pa ri ra đời

+ 1/5/1886 : Hàng chục vạn công nhân Si ca gô nổi dậy đấu tranh ( quốc tế lao động )

- Đầu TK XX :

+ Năm 1903 : Đảng cộng sản xã hội dân chủ Nga do Lê nin sáng lập ra đời

+ Năm 1905 - 1907 : Cách mạng Nga do giai cấp công nhân Nga lãnh đạo làm suy yếu chế độ Nga Hoàng

+ Năm 1917 : Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới dành thắng lợi

26 tháng 9 2018

Nhận xét :

- Các cuộc đấu tranh này đều thất bại vì thiếu lãnh đạo tổ chức vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Mặt khác lại đánh dấu sự trưởng thành của công nhân quốc tế, tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

31 tháng 7 2017

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp.

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.