Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1
- Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX
- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần Vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.
- Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa không phải các văn thân, sĩ phu mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do các thủ lĩnh địa phương cầm đầu ( Xuất thân từ địa phương)
Câu 3
- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghị kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đổi mới đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại trong triều đình
- Hạn chế: Các đề nghị cải cách đa phần đều mang tính chất ròi rạc, lẻ tẻ chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mẫu thuẫn giữa nhân dân với thực dân pháp với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ pk
- Ý nghĩa của các đề nghị cải cách: những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết.
Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX
Chúc bạn học tốt!!!!!!!!
Các đề nghị cải cách cuối thế kỷ XIX tại Việt Nam bao gồm:
Đề nghị cải cách về chính quyền: Đề nghị tách biệt quyền lập pháp, thực thi và tư pháp; thành lập hội đồng quản trị để giám sát hoạt động của các cơ quan chính quyền.
Đề nghị cải cách về thuế: Đề nghị giảm thuế, loại bỏ những khoản thuế phi lý và không công bằng.
Đề nghị cải cách về giáo dục: Đề nghị nâng cao chất lượng giáo dục, mở rộng phạm vi giáo dục cho toàn dân.
Đề nghị cải cách về kinh tế: Đề nghị khuyến khích sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Những mặt tích cực của các đề nghị cải cách này là:
Các đề nghị này đã thể hiện sự quan tâm đến sự phát triển của đất nước, mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Các đề nghị này đã đề xuất những giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Tuy nhiên, các đề nghị cải cách này cũng có những hạn chế như:
Các đề nghị này không được triển khai thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả do sự phản đối của triều đình và các thế lực thống trị khác.
Các đề nghị này không đủ mạnh để giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước, như vấn đề độc quyền thương mại của Pháp hay vấn đề đất đai của người dân.
Các đề nghị này chưa đủ toàn diện và sâu sắc để giải quyết các vấn đề cấu trúc của đất nước, như vấn đề phân bố tài nguyên, chính sách thuế, văn hóa, giáo dục, y tế, v.v.
Câu 1: Trong nửa cuối thế kỷ XIX, tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều đề nghị cải cách với mục tiêu cải thiện tình hình xã hội và hành chính. Một số điểm tích cực của những đề nghị này bao gồm:
- Đề xuất cải cách hành chính nhằm tăng cường hiệu suất quản lý và giảm thất thoát nguồn lực.
- Thúc đẩy việc học hành và giáo dục, với mong muốn nâng cao tri thức và kiến thức của nhân dân.
- Đề nghị sửa đổi các quy định về thuế và thuế quân sự nhằm giảm bớt gánh nặng thuế cho người dân.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của những đề nghị này bao gồm:
- Sự chậm trễ trong việc thực hiện cải cách, do sự phản đối từ bộ máy quan lại và tri thức phong kiến.
- Thiếu tính cụ thể và chi tiết trong các đề nghị, không đưa ra các kế hoạch thực hiện cụ thể.
- Sự chia rẽ và bất đồng quan điểm giữa các tầng lớp và tầng tương trợ, làm yếu đề xuất và ảnh hưởng đến việc thực hiện chúng.
Câu 2: Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện do một số lý do sau:
- Sự phản đối từ tri thức phong kiến và bộ máy quan lại, vì họ lo ngại rằng cải cách có thể đe dọa địa vị và quyền lợi của họ.
- Sự phân chia và xung đột giữa các phái phân động với các quan điểm và mục tiêu khác nhau, làm yếu sự thống nhất trong việc thực hiện cải cách.
- Sự can thiệp và áp lực từ phía thực dân Pháp, khi họ cố gắng duy trì và gia tăng ảnh hưởng và kiểm soát tại Việt Nam.
-> Những hạn chế này đã góp phần làm cho các đề nghị cải cách không thể thực hiện một cách hiệu quả và toàn diện, khiến cho Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều vấn đề xã hội và chính trị trong thời kỳ này.
Tên người,cơ quan | Nội dung |
Trần Đình Túc Nguyễn Huy Tế | xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) |
Nguyễn Trường Tộ | chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp, tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. |
Viện Thương Bạc | xin mở các cửa biển ở Bắc và Trung Kì để buôn bán với nước ngoài |
Nguyễn Lộ Trạch | đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. |
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
- Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
https://loga.vn/hoi-dap/hoan-canh-va-noi-dung-cua-cac-de-nghi-cai-cach-cuoi-the-ki-i-trinh-bay-hoan-canh-noi-dung-co-ban-62455
-Nội dung chính trong đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ :
Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên Triều đình 30 bản điều trần, bao gồm những nội dung cơ bản : chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - nông - thương nghiệp, chỉnh đốn võ bị, đoàn kết lương giáo, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
-Nhận xét :
+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của 3 yếu tố : kính chúa, yêu nước, kiến thức sâu rộng do ông được đi ra nước ngoài từ sớm nên có cái nhìn thức thời, tiến bộ
+Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập tới những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,ngoại giao, tôn giáo.
+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, trong đó có những đề nghị có thể thực hiện được,VD:thay đổi chứng kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của các nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục ... không đòi hỏi quá nhiều tiền của mà chỉ cần đòi quyết tâm vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy.